Hôm nay,  

Tranh Chấp Vùng Biển Đông Giữa Hoa Lục, Phi Luật Tân

26/11/200500:00:00(Xem: 28605)
-Cách đây 55 năm, vào tháng 12/1950, Hoa Lục đã chính thức đưa ra lời tuyên bố đầu tiên về vấn đề chủ quyền tại các quần đảo thuộc biển Đông. Từ năm 1950 đến nay, Hoa Lục đã tiến hành nhiều kế hoạch dưới nhiều hình thức để cưỡng chiếm một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, gây sức ép với Đài Loan, Phi Luật Tân, và CSVN để giành thế ưu tiên trong các hoạt động thăm dò khai thác tài nguyên tại Trường Sa và Hoàng Sa. Sau đây là phần lược trình các các cuộc tranh chấp giành chủ quyền lãnh hải giưã Hoa Lục, Đài Loan và Phi Luật Tân tại biển Đông từ 1950 đến nay.
*Tuyên bố của Hoa Lục về biển Đông ngày 4/12/1950 và ngày 8/9/1951.
Lời tuyên bố đầu tiên của Hoa Lục đã được Chu Ân Lai, lúc đó là bộ trưởng Ngoại giao, trình bày ngày 4-12-1950, trong đó Hoa Lục đã nêu ra căn bản chính để ký một hòa ước với Nhật Bản. Chu Ân Lai nói: "Nhân dân Trung Hoa rất ước muốn sớm có một hòa ước liên hợp với Nhật Bản cùng với các quốc gia khác trong thời kỳ Thế Chiến Thứ Hai. Nhưng căn bản của hòa ước phải hoàn toàn thích hợp với bản tuyên cáo Cairo, Thỏa ước Yalta, bản Tuyên cáo Potsdam và các chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng được quy định trong các văn kiện này". Tuy bản tuyên bố của Chu Ân Lai không đề cập đến vấn đề chủ quyền với hai quần đảo mà chỉ đề cập tới nhiều vấn đề khác, nhưng nó đã nêu ra quan điểm chính yếu của Hoa Lục
* Hòa hội Cựu Kim Sơn: Hoa Lục và Đài Loan không được tham dự
Đầu tháng 9 năm 1951, có 51 quốc gia đã từng góp công trong cuộc chiến đấu chống Nhật Bản trong Đệ nhị thế chiến tới tham dự Hòa hội Cựu Kim Sơn theo lời mời của chính phủ Hoa Kỳ, để thảo luận vấn đề chấm dứt chiến tranh và mở bang giao với Nhật Bản. Trong hòa hội, vấn đề chính là thảo luận bản dự thảo hòa ước do Anh Mỹ đề nghị ngày 12-7-1951. Ngày 8-9-1951, các quốc gia tham dự hội nghị, ngoại trừ Nga và một số nước đàn em, đã ký một hòa ước với Nhật Bản. Điểm đáng chú ý là cả hai phe Quốc Cộng Trung Hoa đều không được mời tham dự hòa hội.Tại hòa hội này, Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã đọc bản tuyên bố xác định chủ quyền đã có từ lâu đời của Quốc gia Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
*Tranh chấp giưã Hoa Lục, Phi Luật Tân và Đài Loan về chủ quyền lãnh hải tại biển Đông
Trong kế hoạch cưỡng chiếm các quần đảo của Việt Nam trên biển Đông, Trung Cộng đã tiến hành nhiều giai đoạn như sau: Lần đầu tiên Trung Cộng chính thức lên tiếng về vấn đề chủ quyền ở biển Đông khi Tổng Thống Phi Luật Tân Quirino tuyên bố vào ngày 17-5-1951, rằng quần đảo Trường Sa đứng về phương diện địa dư ở kế cận quần đảo Phi Luật Tân nên nó phải thuộc về Phi Luật Tân. Ngày 19-5-1951, Bắc Kinh đã phản ứng và ra tuyên bố như sau: "Lời tuyên bố vô lý của Chính phủ Phi Luật Tân đối với lãnh thổ của TQ rõ ràng là sản phẩm của Chính phủ Hoa Kỳ. ..."
Gần 3 tháng sau, vào ngày 15-8-1951, Trung Cộng lại ra tuyên bố cho rằng các quần đảo ở biển Đông gồm quần đảo Nam Sa (Trường Sa), Trung Sa, Đông Sa, Tây Sa (Hoàng Sa), lúc nào cũng là lãnh thổ của Trung Quốc. Mặc dù những đảo này có lúc bị Nhật chiếm đóng, thế nhưng sau khi Nhật đầu hàng, Chính phủ Trung Hoa (bấy giờ là Trung Hoa Dân quốc) đã thu hồi. Theo phân nhiệm của lực lượng đồng minh, vì quần đảo Hoàng Sa nằm giữa vĩ tuyến 15 và 17 nên theo nguyên tắc vấn đề giải giới quân đội Nhật Bản trú đóng ở quần đảo này thuộc thẩm quyền Quốc quân Trung Hoa, còn quần đảo Trường Sa nằm giữa vĩ tuyến 8 và 12 nên thuộc quyền liên quân Anh-Ấn. Việc giải giới quân đội Nhật của Quốc quân Trung Hoa ở Bắc vĩ tuyến 17 được coi là bắt đầu từ ngày 9-9-1945, khi đội quân của tướng Lư Hán tiến vào thành phố Hà Nội và chấm dứt vào cuối tháng 8/1946 sau khi Trung Hoa Dân Quốc đã ký với Pháp thỏa ước 28-2-1946 nhường lại chủ quyền giải giới cho quân đội Pháp.
Theo nhiều sử gia, việc chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thu hồi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một hành vi bất hợp pháp vì những điểm sau đây:theo quyết định của hội nghị Postdam, Quốc quân Trung Hoa chỉ có quyền giải giới quân đội Nhật Bản trên quần đảo chứ không có quyền ở quần đảo Trường Sa vốn thuộc thẩm quyền liên quân Anh-Ấn. Bản Tuyên cáo Cairo và Tuyên ngôn Potsdam hoàn toàn không đề cập tới vấn đề trao hoàn cho Trung Hoa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Nhật Bản cưỡng chiếm vào đầu trận Thế chiến thứ 2. Như vậy gián tiếp các nhà lãnh đạo các nước tham dự hai hội nghị đã quan niệm hai quần đảo này không phải là phần lãnh thổ của Trung Hoa.
Sau khi ra tuyên cáo ngày 15-8-1951, Trung Cộng đã im lặng cho đến năm 1956 mới có dịp lên tiếng về vấn đề chủ quyền các quần đảo ở biển Đông, Trung Cộng đã phản ứng khi Phi Luật Tân ra tuyên cáo cho rằng các quần đảo ở biển Đông mà Trung Quốc dành chủ quyền đúng ra là của Phi Luật Tân.

Ngày 29 tháng 5 năm 1956, Bộ Ngoại giao Trung Cộng ra tuyên bố về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nội dung như sau: "Theo tin gần đây của một vài hãng thông tấn ngoại quốc thì Bộ trưởng bộ Ngoại giao Phi Luật Tân Carlos Gracia đã tuyên bố trong một cuộc họp báo là các đảo ở Nam Trung Quốc kể cả đảo Thái Bình và đảo Nam Uy đúng ra phải thuộc về Phi Luật Tân vì chúng ở kế cận. Các báo cáo của các hãng thông tấn ngoại quốc còn tiết lộ là chính phủ Phi Luật Tân hiện đang tiếp xúc với Tưởng Giới Thạch mưu toan dàn xếp cái gọi là vấn đề chủ quyền trên quần đảo Nam Sa. Về vấn đề này, chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thấy cần phải tuyên bố như sau: "Đảo Thái Bình và đảo Nam Uy trong Nam Trung Quốc Hải nói trên, cùng với những đảo lân cận, nói chung là quần đảo Nam Sa. Quần đảo này lúc nào cũng là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa có chủ quyền bất khả nghị và hợp pháp đối với quần đảo này."
Bản tuyên bố ngày 25-9-1956 của Bắc Kinh không nêu một chi tiết cụ thể nào để chứng minh chủ quyền của Trung Hoa đối với quần đảo Trường Sa, và cả Hoàng Sa nữa, là chính đáng. Vẫn chỉ là sự tái khẳng định chủ quyền mà thôi. Về phía Đài Loan, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc qua đại sứ ở Manila, đã phản kháng mạnh mẽ cùng chính phủ Phi Luật Tân, viện cớ rằng "quần đảo này thuộc về Trung Quốc từ thế kỷ 15." Các sử gia không rõ nội dung sự phản kháng này nên không biết lýluận của Đài Loan ra sao. Cần nói thêm là song song với việc phản kháng tại Manila, phát ngôn viên Đài Loan loan báo việc một lực lượng đặc nhiệm tới quần đảo Trường Sa "có thể chắc chắn sẽ xảy ra" và quả thực một hạm đội Đài Loan đã được phái tới nơi trong một thời gian ngắn để ngăn chặn mọi việc không hay xảy ra.
Nhận được tin này, Ngoại trưởng Phi Luật Tân vội vàng chỉ thị cho Đại sứ Phi Luật Tân tại Đài Bắc là Narcisco Ramos báo cho chính phủ Đài Loan là "không nên quá e ngại về diễn biến tình hình". Ngoài ra ông cũng loan báo là Chính phủ Phi Luật Tân chưa có một thái độ chính thức nào về những lời tuyên bố của một trưởng đoàn thám hiểm Phi Luật Tân tên là Cloma quả quyết rằng Trường Sa là của Phi Luật Tân, và tuy Chính phủ Phi Luật Tân chưa thăm dò ý kiến với Chính phủ Hoa Kỳ về vấn đề này, nhưng Ngoại trưởng Phi Luật Tân nghĩ rằng sau này cần có một trung gian hòa giải thì Hoa Kỳ là sẽ là "một trọng tài công minh chính trực", vì Hoa Kỳ có quan hệ thân hữu với cả Phi Luật Tân và Đài Loan.
Trong khi đó, ngày 8-6-1956, trưởng đoàn thám hiểm Phi Luật Tân Cloma đã phái một đoàn mang thực phẩm tiếp tế cho 29 thủy thủ đã ở lại quần đảo trong chuyến đi thứ nhất. Ở đảo Thái Bình, các thủy thủ Phi Luật Tân thấy Hải quân Đài Loan đã bốc rỡ những mốc bia đánh dấu mà họ dựng trên đảo trong chuyến đi thứ nhất và đã dựng một dấu hiệu của Trung Hoa trên mốc cũ của Nhật Bản. Ngoài ra Hải quân Đài Loan còn vẽ dấu hiệu Trung Hoa trên tường của một căn nhà đổ nát trước kia thuộc trại lính Nhật.
Cuộc chạm trán đầu tiên giữa đội thám hiểm Cloma của Phi Luật Tân và Hải quân Đài Loan xảy ra ngày 1-10-1956. Lúc đó, thuyền trưởng Cloma đang ở trên 1 chiếc tàu bỏ neo ở ngoài khơi đảo Ciriaco thì có hai chiếc tàu của Đài Loan từ phía Nam tiến lại gần. Thuyền trưởng Cloma được mời lên tàu Đài Loan để thương nghị. Cuộc thảo luận kéo dài 4 giờ. Sau đó, một đoàn Hải quân Đài Loan lên tàu của Cloma kiểm soát trong 2 giờ. Hải quân Đài Loan tịch thu tất cả vũ khí, bản đồ và tài liệu trên tàu. Mặc dù có phản kháng, thuyền trưởng Cloma bị giữ trên tàu mãi đến 9 giờ đêm hôm đó. Ngày hôm sau, thuyền trưởng Cloma lại bị mời lên tàu Đài Loan. Tuy từ chối không chịu nhận Freedomland là lãnh thổ của Trung Hoa và không chịu ký vào tờ tuyên bố là ông và các thủy thủ sẽ rời khu vực này không bao giờ trở lại, nhưng trưởng đoàn thám hiểm Cloma cũng bị bắt buộc phải nộp vũ khí cho các viên chức Đài Loan. Tới ngày 3-10-1956 thì tàu Đài Loan rời khu vực này.Nói tóm lại, cả 2 phe Quốc Cộng Trung Hoa đều nhận Trường Sa và Hoàng Sa là lãnh thổ Trung Hoa, nhưng cả hai đã không đưa chứng cứ cụ thể nào để chứng minh.
* 55 năm sau: Hoa Lục làm hòa với Phi Luật Tân
Từ 1956 đến năm 2004, các tàu đánh cá của Hoa Lục đã nhiều lần vi phạm lãnh hải của Phi Luật Tân và Việt Nam tại biển Đông. Riêng vào năm 1988, khi Hoa Lục tiến hành kế hoạch cưỡng chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, thì Phi Luật Tân đã báo động đỏ để đề phòng các cuộc tấn công của hải quân TQ. Đến tháng 3/2005, Hoa Lục, Phi Luật Tân và VN ký thỏa thuận khảo sát địa chấn tại biển Đông. Bắc Kinh cho rằng "việc ký kết thỏa thuận này là đóng góp quan trọng thực hiện "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), có ảnh hưởng tích cực đối với việc thúc đẩy hợp tác cùng phát triển và ổn định tình hình trên biển".(V)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.