Hôm nay,  

Chuyện Phím Của Người Việt Ơ Mỹ Nhân Ngày Quốc Khánh July 4

07/07/200900:00:00(Xem: 6820)

Chuyện  Phím Của Người Việt Ơ Mỹ Nhân Ngày Quốc Khánh July 4

Đêm cuối tuần July 4 2009, tôi và một nhóm năm bảy người bạn, ngồi chén thù chén tạc ngòai khu vườn sau nhà ở Little Sài Gòn.Tất cả đều là những người Việt, sang Mỹ ở những giai đọan khác nhau, từ 1975 cho đến 2005. Năm nay, nhìn pháo hoa bay sáng trời trong ngày độc lập  Mỹ, câu chuyện của nhóm bạn tôi lại xoay chung quanh về đề tài ngày Quốc Khánh ở Việt Nam, ở Mỹ…
Đối với những người miền Nam Việt Nam, ngày lập quốc bắt đầu từ 1956. Nhưng những người sinh đầu thập niên 60 như chúng tôi không giữ nhiều ký ức về ngày Quốc Khánh 26-10 dưới thời Tổng Thống Diệm. Ngày Quốc Khánh ghi đậm dấu ấn trong trí nhớ của chúng tôi là ngày1-11. Ở Sài Gòn trong ngày này thường có diễn binh. Cảm giác về một tổ quốc hào hùng trong chúng tôi hình thành một phần qua những ngày Quốc Khánh này. Dù đang ở độ tuổi học trò, chúng tôi biết rằng chúng tôi có một tổ quốc tự do, có những người lính đang bảo vệ cho nền tự do của nước nhà. Chúng tôi không biết nhiều về miền Bắc, chỉ biết rằng chính quyền cộng sản của họ luôn tìm cách thôn chiếm Miền Nam Tự Do. Dù ít hay nhiều, chúng tôi đều cảm thấy có niềm tự hào về tổ quốc của mình qua những ngày Quốc Khánh 1-11.
Rồi biến cố 30-04-1975 xảy đến. Những người Miền Nam bắt đầu làm quen thêm với một ngày Quốc Khánh mới, ngày 2-9. Bi kịch của người dân bắt đầu khi dưới sự cai trị của Đảng CSVN, mỗi ngày mọi thứ đều trở nên tồi tệ hơn. Mọi điều chưa biết rõ về miền Bắc trước đây do chính sách bưng bít của chính quyền Cộng Sản nay đã phơi bày. Những người miền Nam không còn mơ hồ gì về một thiên đường mù nữa. Nhiều người Miền Nam bắt đầu chịu cảnh “lưu vong” ngay trên quê hương của mình. Chúng tôi không công nhận ngày quốc khánh 2-9 là của mình. Chúng tôi không muốn tổ quốc bị đồng hóa với chính quyền. Khẩu hiệu “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” là một thứ áp đặt thô bạo, phỉ báng tổ quốc Việt Nam. Nhiều người Miền Nam như chúng tôi cũng tẩy chay ngày 2-9. Nhà tôi không treo cờ đỏ trong ngày này dù đó là lệnh bắt buộc của công an khu vực. Chúng tôi không ra đường, không tham gia vào những đám đông vui chơi ở những chốn công cộng. Thấy có đứa bạn nào đi chơi trong ngày này, chúng tôi hỏi móc liền: “Mày đi chơi lễ đó hả" Lễ gì vậy"!”. Những ngày 2-9, chúng tôi gặp nhau để có những sinh họat nhớ lại những ngày xưa đã mất. Thái độ chống đối ngầm như vậy bắt đầu bớt đi bắt đầu vào khỏang năm 95, khi mà kinh tế Việt Nam khá lên, nước ngoài đầu tư vào Miền Nam nhiều. Những người Miền Nam có khả năng bắt đầu có cơ hội kinh doanh thành công, hoặc làm cho các công ty nước ngoài vốn không xét lý lịch. Chúng tôi tìm lại chỗ đứng trong xã hội nhờ nền kinh tế thị trường mà không cần thay đổi lập trường chính trị. Kể từ đó, chúng tôi xem ngày 2-9 như một ngày nghỉ bình thường để có dịp đàm đúm bạn bè , gia đình đi chơi xa… Nhưng chúng tôi vẫn không có ngày quốc khánh của mình. Hai chữ “tổ quốc” bị chính quyền giữ chặt, nên không còn nằm trong nghĩa vụ và trách nhiệm của chúng tôi nữa.


Rồi đến ngày hôm nay, chúng tôi đều đã ở Mỹ. Người 30 năm, người chỉ mới vài năm. Tuy nhiên, chúng tôi đều có cùng một tâm trạng: chưa bao giờ cảm thấy ngày July 4 là ngày Quốc Khánh của mình!. Có người tâm sự rằng đã về lại Việt Nam nhiều lần, nhưng chỉ có cảm giác “home sweet home” khi về lại tới căn nhà của mình ở Cali. Có nghĩa là Việt Nam không còn đúng nghĩa là “Tổ Quốc” nữa. Nhưng mà hình như nước Mỹ chỉ là “Nhà” chứ không thể là “Tổ Quốc” mới được. Ngày Jul 4 vẫn chỉ là một ngày nghỉ bình thường, không có ý nghĩa gì về mặt tinh thần cả.
Những người “không có ngày Quốc Khánh”, hay “không có Tổ Quốc” như chúng tôi, nên buồn hay vui" 
Hai chữ “ái quốc” rồi đây sẽ không còn ý nghĩa gì với chúng tôi nữa"
Có người nói rằng nếu nước Mỹ bị tấn công, họ sẽ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước này. Bởi vì nhà và gia đình của họ ở đây. Khái niệm “nước” và “nhà” bị tách ra rõ nét. Đối với người Mỹ chính gốc, hai chữ “homeland” và “fatherland” không có sự khác biệt. Nhưng đối với người Việt chúng ta, nước Mỹ chỉ là “homeland” mà thôi! Như vậy, trách nhiệm thì có, nhưng mà tâm tư tình cảm thì chắc vẫn sẽ giới hạn"
Liệu người Việt mình có  trở thành một dân tộc Do Thái, 2000 năm lưu vong mà vẫn hướng về một tổ quốc duy nhất" Hay chúng ta sẽ trở thành một cộng đồng gắn bó với lịch sử nước Mỹ trong tương lai, giống như các giống dân Mỹ gốc Ai Nhĩ Lan, gốc Phi Châu, gốc Ý đã từng làm"
Những câu hỏi kiểu như  vậy chắc chắn sẽ còn tồn tại trong cộng đồng chúng ta, vốn mới chỉ có kinh nghiệm hơn 30 năm lưu vong. Và chắc cũng sẽ không có câu trả lời đại diện cho đa số người Việt lưu vong trong vài thập niên tới.
Có chăng chỉ là  một vài định hướng để cùng suy nghĩ…
Trong thời đại tòan cầu hóa hiện nay, biên giới giữa các dân tộc đang bị xóa nhòa đi nhiều. Có thể xem Liên Au tương lai là một hợp chủng quốc mới, với các “Tiểu Bang” Pháp, Ý, Tây Ban Nha… trong một mái nhà. Hoặc một nước Uc của 50 năm tới, người Uc gốc Á Châu sẽ đông hơn người Uc gốc Anh hay Châu Au.
Nhiều quốc gia trong thời đại hiện nay cổ xúy tinh thần quốc gia cực đoan vì những ý đồ đen tối khác nhau. Nước Tàu với chủ nghĩa Đại Hán đang làm nhiều dân tộc lo ngại, trong đó có Việt Nam, Tây Tạng và các quốc gia ở vùng Đông Nam Á. Hình ảnh một Bắc Hàn nghèo đói nhưng đằng đằng sát khí, chống Mỹ, Nhật và Nam Hàn tới cùng là để phục vụ cho ai" Cho dân Hàn hay cho tập đòan Kim Nhật Thành" Chính người dân miền Bắc Việt Nam cũng đã từng là nạn nhân của tinh thần “yêu nước, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội…” của đảng CSVN, để ngày hôm nay mới nhận ra là mình đã phải trả giá quá đắt cho một cuộc chiến vô nghĩa. Như vậy, tinh thần quốc gia nên giữ ở chừng mực nào là hợp lý"
Ý nguyện có hướng về “fartherland” hay không của giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại sẽ phụ thuộc nhiều vào chính sách của chính quyền Việt Nam đối với Người Việt hải ngoại. Nếu tiếp tục chỉ xem Việt Kiều là “con bò sữa” cung cấp Đô La, còn chuyện điều hành sinh mệnh của đất nước dân tộc là “chuyện nội bộ” của đảng CSVN, thì lời kêu gọi về nguồn đối với thế hệ Thứ Hai, Thứ Ba ở hải ngoại sẽ vẫn chỉ là những khẩu hiệu rỗng tuếch. Liệu điều này có xảy ra không"
Câu trả lời vẫn còn mở ngỏ cho tương lai. Còn trong hiện tại, thế hệ của chúng ta vẫn cứ tiếp tục sống trên đất Mỹ với nỗi buồn không có tổ quốc…
An Nhiên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu Lạc Bộ Nhiếp Ảnh Việt Nam/VN Photography Club sẽ tổ chức một cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật "Ánh sáng và sắc màu" tại Little Saigon, Nam Cali. Buổi triển lãm sẽ diễn ra hai ngày, Thứ Bảy và Chủ Nhật, 7 và 8 tháng 12 năm 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tại Hội trường nhật báo Người Việt
Bộ trưởng quốc phòng Nam Han, Jeong Kyeong-doo và đồng nhiệm Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa đã đồng ý thiết lập thêm những đường dây nóng quân sự giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến công du của bộ trưởng Jeong đến Trung Quốc vào năm 2020.
Ánh nắng chiều đã tắt nhưng tôi vẫn như cảm nhận được cái nóng hừng hực qua cung cách vén ống tay áo để lau mồ hôi trán của người tưới cỏ.
Công Ty Disneyland sẽ chính thức tham dự cuộc Diễn Hành Tết tại Westminster với sự góp mặt của nhiều nhân vật trong đó có Mickey và Mini Mouse.
Thương vụ bán hàng trên mạng tại Hoa Kỳ Ngày Lễ Tạ Ơn đã tăng vọt 17$ tới 4.1 tỉ đôla, theo Salesforce cho biết. Doanh thu bán hàng mạng trên toàn cầu đã tăng còn nhanh hơn.
2 du khách của chiếc du thuyền Carnival Cruise Line đã chdết trong một xe buýt trong thời gian một tua độc lập tại Belize hôm Thứ Tư.
Thủ Tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết hôm Thứ Sáu rằng ông sẽ từ chức theo sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo động và lời kêu gọi ông ra đi bởi nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu quốc gia của phái Hồi Giáo Shia.
2 phi đạn được Bắc Hàn phóng đi hôm Thứ Năm “được cho là bắn từ một bệ phóng phi đạn nòng siêu lớn,” theo các viên chức quân sự Nam Hàn cho biết.
Cảnh sát Anh đã bắn chết một người tấn công khủng bố hôm Thứ Sáu tại Cầu London -- một sự kiện đau lòng đã khiến ít nhất một người vô tội thiệt mạng và một số người khác bị thương xung quanh con đường trọng yếu là nơi xảy ra vụ tấn công Hồi Giáo chết người chỉ hơn hai năm trước.
Trấn Cảnh Đồng nằm bên bờ sông Liễu Hạ, xinh đẹp như cảnh thiên thai ở chốn trần gian. Khách thương hồ đến đi mua bán quanh năm. Khách du thanh tú lịch lãm cũng dập dìu trẩy hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.