Hôm nay,  

Chuyện Phím Của Người Việt Ơ Mỹ Nhân Ngày Quốc Khánh July 4

07/07/200900:00:00(Xem: 6793)

Chuyện  Phím Của Người Việt Ơ Mỹ Nhân Ngày Quốc Khánh July 4

Đêm cuối tuần July 4 2009, tôi và một nhóm năm bảy người bạn, ngồi chén thù chén tạc ngòai khu vườn sau nhà ở Little Sài Gòn.Tất cả đều là những người Việt, sang Mỹ ở những giai đọan khác nhau, từ 1975 cho đến 2005. Năm nay, nhìn pháo hoa bay sáng trời trong ngày độc lập  Mỹ, câu chuyện của nhóm bạn tôi lại xoay chung quanh về đề tài ngày Quốc Khánh ở Việt Nam, ở Mỹ…
Đối với những người miền Nam Việt Nam, ngày lập quốc bắt đầu từ 1956. Nhưng những người sinh đầu thập niên 60 như chúng tôi không giữ nhiều ký ức về ngày Quốc Khánh 26-10 dưới thời Tổng Thống Diệm. Ngày Quốc Khánh ghi đậm dấu ấn trong trí nhớ của chúng tôi là ngày1-11. Ở Sài Gòn trong ngày này thường có diễn binh. Cảm giác về một tổ quốc hào hùng trong chúng tôi hình thành một phần qua những ngày Quốc Khánh này. Dù đang ở độ tuổi học trò, chúng tôi biết rằng chúng tôi có một tổ quốc tự do, có những người lính đang bảo vệ cho nền tự do của nước nhà. Chúng tôi không biết nhiều về miền Bắc, chỉ biết rằng chính quyền cộng sản của họ luôn tìm cách thôn chiếm Miền Nam Tự Do. Dù ít hay nhiều, chúng tôi đều cảm thấy có niềm tự hào về tổ quốc của mình qua những ngày Quốc Khánh 1-11.
Rồi biến cố 30-04-1975 xảy đến. Những người Miền Nam bắt đầu làm quen thêm với một ngày Quốc Khánh mới, ngày 2-9. Bi kịch của người dân bắt đầu khi dưới sự cai trị của Đảng CSVN, mỗi ngày mọi thứ đều trở nên tồi tệ hơn. Mọi điều chưa biết rõ về miền Bắc trước đây do chính sách bưng bít của chính quyền Cộng Sản nay đã phơi bày. Những người miền Nam không còn mơ hồ gì về một thiên đường mù nữa. Nhiều người Miền Nam bắt đầu chịu cảnh “lưu vong” ngay trên quê hương của mình. Chúng tôi không công nhận ngày quốc khánh 2-9 là của mình. Chúng tôi không muốn tổ quốc bị đồng hóa với chính quyền. Khẩu hiệu “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” là một thứ áp đặt thô bạo, phỉ báng tổ quốc Việt Nam. Nhiều người Miền Nam như chúng tôi cũng tẩy chay ngày 2-9. Nhà tôi không treo cờ đỏ trong ngày này dù đó là lệnh bắt buộc của công an khu vực. Chúng tôi không ra đường, không tham gia vào những đám đông vui chơi ở những chốn công cộng. Thấy có đứa bạn nào đi chơi trong ngày này, chúng tôi hỏi móc liền: “Mày đi chơi lễ đó hả" Lễ gì vậy"!”. Những ngày 2-9, chúng tôi gặp nhau để có những sinh họat nhớ lại những ngày xưa đã mất. Thái độ chống đối ngầm như vậy bắt đầu bớt đi bắt đầu vào khỏang năm 95, khi mà kinh tế Việt Nam khá lên, nước ngoài đầu tư vào Miền Nam nhiều. Những người Miền Nam có khả năng bắt đầu có cơ hội kinh doanh thành công, hoặc làm cho các công ty nước ngoài vốn không xét lý lịch. Chúng tôi tìm lại chỗ đứng trong xã hội nhờ nền kinh tế thị trường mà không cần thay đổi lập trường chính trị. Kể từ đó, chúng tôi xem ngày 2-9 như một ngày nghỉ bình thường để có dịp đàm đúm bạn bè , gia đình đi chơi xa… Nhưng chúng tôi vẫn không có ngày quốc khánh của mình. Hai chữ “tổ quốc” bị chính quyền giữ chặt, nên không còn nằm trong nghĩa vụ và trách nhiệm của chúng tôi nữa.


Rồi đến ngày hôm nay, chúng tôi đều đã ở Mỹ. Người 30 năm, người chỉ mới vài năm. Tuy nhiên, chúng tôi đều có cùng một tâm trạng: chưa bao giờ cảm thấy ngày July 4 là ngày Quốc Khánh của mình!. Có người tâm sự rằng đã về lại Việt Nam nhiều lần, nhưng chỉ có cảm giác “home sweet home” khi về lại tới căn nhà của mình ở Cali. Có nghĩa là Việt Nam không còn đúng nghĩa là “Tổ Quốc” nữa. Nhưng mà hình như nước Mỹ chỉ là “Nhà” chứ không thể là “Tổ Quốc” mới được. Ngày Jul 4 vẫn chỉ là một ngày nghỉ bình thường, không có ý nghĩa gì về mặt tinh thần cả.
Những người “không có ngày Quốc Khánh”, hay “không có Tổ Quốc” như chúng tôi, nên buồn hay vui" 
Hai chữ “ái quốc” rồi đây sẽ không còn ý nghĩa gì với chúng tôi nữa"
Có người nói rằng nếu nước Mỹ bị tấn công, họ sẽ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước này. Bởi vì nhà và gia đình của họ ở đây. Khái niệm “nước” và “nhà” bị tách ra rõ nét. Đối với người Mỹ chính gốc, hai chữ “homeland” và “fatherland” không có sự khác biệt. Nhưng đối với người Việt chúng ta, nước Mỹ chỉ là “homeland” mà thôi! Như vậy, trách nhiệm thì có, nhưng mà tâm tư tình cảm thì chắc vẫn sẽ giới hạn"
Liệu người Việt mình có  trở thành một dân tộc Do Thái, 2000 năm lưu vong mà vẫn hướng về một tổ quốc duy nhất" Hay chúng ta sẽ trở thành một cộng đồng gắn bó với lịch sử nước Mỹ trong tương lai, giống như các giống dân Mỹ gốc Ai Nhĩ Lan, gốc Phi Châu, gốc Ý đã từng làm"
Những câu hỏi kiểu như  vậy chắc chắn sẽ còn tồn tại trong cộng đồng chúng ta, vốn mới chỉ có kinh nghiệm hơn 30 năm lưu vong. Và chắc cũng sẽ không có câu trả lời đại diện cho đa số người Việt lưu vong trong vài thập niên tới.
Có chăng chỉ là  một vài định hướng để cùng suy nghĩ…
Trong thời đại tòan cầu hóa hiện nay, biên giới giữa các dân tộc đang bị xóa nhòa đi nhiều. Có thể xem Liên Au tương lai là một hợp chủng quốc mới, với các “Tiểu Bang” Pháp, Ý, Tây Ban Nha… trong một mái nhà. Hoặc một nước Uc của 50 năm tới, người Uc gốc Á Châu sẽ đông hơn người Uc gốc Anh hay Châu Au.
Nhiều quốc gia trong thời đại hiện nay cổ xúy tinh thần quốc gia cực đoan vì những ý đồ đen tối khác nhau. Nước Tàu với chủ nghĩa Đại Hán đang làm nhiều dân tộc lo ngại, trong đó có Việt Nam, Tây Tạng và các quốc gia ở vùng Đông Nam Á. Hình ảnh một Bắc Hàn nghèo đói nhưng đằng đằng sát khí, chống Mỹ, Nhật và Nam Hàn tới cùng là để phục vụ cho ai" Cho dân Hàn hay cho tập đòan Kim Nhật Thành" Chính người dân miền Bắc Việt Nam cũng đã từng là nạn nhân của tinh thần “yêu nước, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội…” của đảng CSVN, để ngày hôm nay mới nhận ra là mình đã phải trả giá quá đắt cho một cuộc chiến vô nghĩa. Như vậy, tinh thần quốc gia nên giữ ở chừng mực nào là hợp lý"
Ý nguyện có hướng về “fartherland” hay không của giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại sẽ phụ thuộc nhiều vào chính sách của chính quyền Việt Nam đối với Người Việt hải ngoại. Nếu tiếp tục chỉ xem Việt Kiều là “con bò sữa” cung cấp Đô La, còn chuyện điều hành sinh mệnh của đất nước dân tộc là “chuyện nội bộ” của đảng CSVN, thì lời kêu gọi về nguồn đối với thế hệ Thứ Hai, Thứ Ba ở hải ngoại sẽ vẫn chỉ là những khẩu hiệu rỗng tuếch. Liệu điều này có xảy ra không"
Câu trả lời vẫn còn mở ngỏ cho tương lai. Còn trong hiện tại, thế hệ của chúng ta vẫn cứ tiếp tục sống trên đất Mỹ với nỗi buồn không có tổ quốc…
An Nhiên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.