Hôm nay,  

Ai Điều Tra Ai?

04/11/200500:00:00(Xem: 6562)
-Khi Thượng viện bất ngờ bị đóng cửa để các nghị sĩ điều tra về vụ Iraq, người ta phải nêu câu hỏi là "thế ai sẽ điều tra Trung ương Tình báo CIA""

Trong vụ CIA bị mờ mắt tại Iraq, có hai người thắng lớn, là Saddam Hussein và Joe Wilson. Ở trong tù chờ đợi phiên tòa, Saddam Hussein phải cười thầm về những lúng túng của Hoa Kỳ. Ở bên ngoài, cựu đại sứ Jose Wilson cũng hả hê về những lúng túng của chính quyền Bush.

Đằng sau tất cả là một chuyện nghịch thường: trung ương tình báo Mỹ không biết gì về sự thể tại Iraq nhưng lại là pháo đài cho một số nhân viên tấn công ngược vào chính quyền. Đó là đầu đuôi của vụ Valerie Plame, khiến Đổng lý Văn phòng của Phó Tổng thống Dick Cheney phải ra tòa ngày hôm qua.

Khi mở cuộc tấn công Iraq, chính quyền Bush đã chọn một trong những lý do "tiện lợi" nhất. (Tiện lợi theo lời Thứ trưởng Quốc phòng thời đó là ông Paul Wolfowitz): chế độ Saddam Hussein có kế hoạch chế tạo và có thể sử dụng võ khí tàn sát (weapons of mass destruction - WMD). Tiện lợi vì quốc tế - Liên hiệp quốc và lãnh tụ các nước, kể cả lãnh tụ Dân chủ của Hoa Kỳ - đều đồng ý là Saddam có kế hoạch ấy từ lâu. Đáng tin vì ngay trước khi Mỹ tung quân vào Iraq, cựu Tổng thống Bill Clinton còn nhắc là phải coi chừng sẽ bị võ khí tàn sát. Nhiều đơn vị Mỹ nhập trận với mặt nạ chống võ khí sinh hóa (vi trùng hay độc chất hóa học).

Sở dĩ đa số đều tin như vậy, kể cả hai Tổng thống Pháp và Liên bang Nga, vì từ cuộc chiến vùng Vịnh năm 1990 người ta đã thấy kế hoạch ấy, Saddam Hussein đã dùng võ khí ấy tàn sát dân Kurd và Shia, và từ năm 1998 Baghdad đã trục xuất đoàn thanh tra võ khí WMD của Liên hiệp quốc. Vài tháng trước khi chiến cuộc khai diễn, ngày 12 tháng 12 năm 2002, Giám đốc Trung ương Tình báo CIA thời ấy là George Tennet còn khẳng định rằng việc viện dẫn lý do WMD là "chắc như bắp" - slam dunk, ngôn từ thể thao của môn bóng rổ.

Thế rồi sau khi tham chiến và lật đổ chế độ Saddam, Mỹ không tìm thấy bất cứ một võ khí hay vết tích nào về việc Saddam Hussein đã chế tạo võ khí tàn sát. Ông ta đã cất giấu hay phi tang tông tích làm sao mà tình báo Mỹ không biết.

Những người chống đối việc Hoa Kỳ tham chiến liền đả kích chính quyền Bush là ngụy tạo lý cớ, chứ lý do tấn công Iraq là những chuyện mờ ám khác, thí dụ như dầu hỏa.

Điều đáng ngạc nhiên là lời đả kích có vẻ gay gắt nhất lại xuất phát từ một nhân viên ngoại giao bất đồng với đường lối của chính quyền Bush, là cựu đại sứ Joseph Wilson. Ông ta có vẻ như có cơ sở trình này lập luận đả kích vì từng được CIA phái qua Niger tìm hiểu việc Saddam dự tính mua chất uranium tại đây. Ông được CIA yêu cầu thi hành công tác đặc biệt ấy vào tháng Hai năm 2002, do đề nghị của bà vợ, Valerie Plame, nhân viên của CIA. Ông thi hành công tác ấy như một khách lãng du, không hề gặp những người liên hệ trong chính quyền Niger và trở về cũng không viết báo cáo cho CIA về kết quả.

Nhưng ngày sáu Tháng Bảy năm 2003, Joe Wilson trình bày - lại - nội vụ trên tờ New York Times sau khi đã tiết lộ trước một số chi tiết có chọn lọc cho tờ Times này và tờ Washington Post cùng tạp chí The New Republic. Trong bài bình luận, Joe Wilson tố cáo Tổng thống là nói dối qua 16 chữ về kế hoạch mua chất uranium của Saddam Hussein trong bài diễn văn của Bush về Tình hình Liên bang hồi tháng Giêng năm 2003.

Lối trình bày nội vụ của Joe Wilson có nhiều sai lạc với thực tế, như về sau được ủy ban Tình báo Thượng viện kiểm chứng, và lối tiết lộ ngầm một số chi tiết cho báo chí hâm nóng vấn đề từ trước cho thấy ẩn ý chính trị thiếu lương thiện của ông ta. Đấy là đòn du kích bình thường của thủ đô Mỹ.

Ngày 14 tháng Bảy năm 2003, bỉnh bút Robert Novak viết bài nhận định về khung cảnh vấn đề và cho biết là do thông tin của hai người trong chính quyền, ông biết rằng người vợ của Joe Wilson là nhân viên của CIA.

Vụ Valerie Plame bắt đầu âm ỉ từ đấy: phải chăng chính quyền Bush lén tiết lộ danh tánh người vợ của Joe Wilson để phản đòn, nghĩa là làm giảm giá trị của lời đả kích và trừng phạt Joe Wilson" Vấn đề trở thành pháp lý vì để lộ danh tánh một nhân viên mật của CIA, là 1) tiết lộ bí mật quốc gia và 2) phương hại cho nhân viên tình báo.

Chính quyền Bush bèn ra lệnh mở cuộc điều tra. Vì lý do đạo tắc (để tránh tự mình điều tra chính quyền của mình) Tổng trưởng Tư pháp thời ấy đề cử một thẩm phán độc lập làm công tố viên đặc biệt thụ lý hồ sơ. Từ đấy, thẩm phán Patrick Fitzerald bắt đầu làm việc.

Hơn hai năm sau, kết quả điều tra được công bố: Thứ Sáu tuần trước, Đổng lý Văn phòng của Phó Tổng thống Dick Cheney bị truy tố năm tội danh là bất nhất trong lời khai hữu thệ trước đại bội thẩm đoàn, coi thường tòa án và cản trở công lý. Phó Đổng lý Văn phòng và cố vấn thân tín nhất của ông Bush là Karl Rove thì chưa bị truy tố, nhưng còn bị điều tra thêm.

Đây là vài vấn đề đáng được chú ý và bàn cãi: 1) không thấy nói tới cái tội quan trọng nhất là tiết lộ bí mật về nhân viên CIA; 2) Valerie Plame (hay Valerie Wilson) có là nhân viên ẩn tế của CIA (mật, có vỏ bọc để nguy trang việc làm của mình) hay không"

Vấn đề sở dĩ đáng chú ý vì Valerie Plame quả là từng có vỏ bọc là doanh nghiệp ảo Brewster-Jennings & Associates, để thi hành công tác ở nước ngoài. Nhưng bà khai báo tên mình trong công ty là Valerie Wilson và năm 1999 lại dùng chính vỏ bọc ấy gửi tiền ủng hộ ứng cử viên Al Gore. Thứ nữa, luật pháp quả là có quy định việc cấm tiết lộ danh tánh điệp viên chìm hoạt động ở hải ngoại trong vòng năm năm sau khi hết công tác, nhưng Valerie Plame đã trở về định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1997. Và sau khi bà kết hôn với Joe Wilson, bằng hữu của hai vợ chồng đều biết là bà làm việc cho CIA. Hình ảnh của hai vợ chồng trên xe bỏ mui còn xuất hiện trên tờ Vanity Fair. Vật ẩn tế duy nhất là cặp kính đen của bà!

Đây có là bí mật quốc gia hay không" Việc tiết lộ danh tánh của Valerie Plame có gây nguy hiểm cho an ninh hay cản trở sự nghiệp và phương hại cho con đường tiến thân của bà trong cơ quan CIA hay không"

Vấn đề vì vậy nằm trên một lằn ranh pháp lý mong manh, Valerie Plame có thể là nhân viên CIA, làm việc tại Trung ương ở Langley, nhưng có là nhân viên ẩn tế không" Thẩm phán Fitzgerald không nói là tội ấy có hay không, nhưng truy tố Đổng lý Lewis "Scooter" Libby về năm tội khác, xảy ra trong tiến trình điều tra và khai báo kéo dài hơn hai năm. Điều này gây thất vọng lớn cho đảng đối lập vì tưởng rằng nhờ tòa án mà đánh gục nhân vật đáng gờm là cố vấn Karl Rove, nên Nghị sĩ Dân chủ Reid mới quậy sóng trong tách trà với việc yêu cầu Thượng viện bất ngờ họp mật để điều tra toàn bộ vấn đề - trong hai tiếng!

Quan trọng hơn cả, là người biết rõ nhất về lập trường chính trị của chồng, vì sao Valerie Plame lại đề nghị CIA gửi chồng vào công tác ấy" Người đàn bà ẩn tế ấy có ẩn ý gì chăng" Trong nội bộ CIA, người ta có thể đưa gia đình vào chuyện quốc sự dễ dàng như vậy sao"

Ngần ấy câu hỏi dẫn chúng ta trở ngược về CIA.

Mọi người đều biết là trong vụ tấn công Iraq, cơ quan CIA và bộ Ngoại giao dưới thời Tổng trưởng Colin Powell có bất đồng với Phủ Tổng thống và bộ Quốc phòng. Điều ấy được tái xác nhận tuần qua khi nguyên Đổng lý Văn phòng của Ngoại trưởng Powell viết báo đả kích chính quyền Bush. Liệu CIA có cố tình dàn dựng ra vụ Joe Wilson đi điều tra tại Niger để phá hoại kế hoạch của chính quyền Bush không" Chúng ta trở lại một ung nhọt cố hữu của chính trường Mỹ, đó là nhân viên chính quyền kín đáo hay công khai tiết kộ tin tức trong nội bộ nhằm phá hoại những chánh sách họ không đồng ý. Việc phá hoại ấy được báo chí tận tình khai thác trong khi Quốc hội tới tấp lập ủy ban điều tra, mỗi phe chống hay thuận trong các ủy ban ấy lại có cơ hội tự đánh bóng lập trường của mình làm dư luận nhức đầu hoa mắt mà chẳng còn hiểu gì nữa.

Việc một số nhân vật trong chính quyền Bush có liên hệ gần xa đến chuyện tiết lộ danh tánh của Valerie Plame là điều đáng trách: không phi pháp - vì bà Plame không là điệp viên chìm chẳng hạn - thì cũng phi nghĩa, và nhất là gây tâm lý bất an cho các nhân viên tình báo phải hoạt động trong môi trường thù nghịch đầy nguy hiểm ở nước ngoài. Chính quyền Bush đang phải trả giá rất nặng cho những tai tiếng đang được bình luận hàng ngày trên cả thế giới.

Nhưng vấn đề thực tế còn trầm trọng hơn thế.

Ba năm nữa, ông Bush hết cầm quyền, từ nay đến đó, ông có thể phục hồi uy tín và khả năng, có thể không, chúng ta chưa biết được. Nhưng Hoa Kỳ đang ở giữa cuộc chiến sinh tử toàn cầu. Khi để bị sa lầy vì những đòn du kích chính trị trong nội bộ, chính quyền Mỹ không thể thuyết phục được các đồng minh cùng hợp tác trong cuộc chiến này, nhất là hợp tác về tình báo. Dại gì mà cộng tác với Mỹ, không mang tiếng là tay sai thì cũng có ngày bị đạn lạc từ sau lưng, từ phía Mỹ. Lãnh tụ Ahmed Chalabi của Iraq là người am hiểu trò ấy.

Ông là người dẫn đường cho bộ Quốc phòng Mỹ vào Iraq để lật đổ Saddam Hussein, về sau bị CIA tố cáo những tội danh mơ hồ đến độ tư thất bị lục soát, bản thân bị quản thúc và truy tố ra tòa! (Về sau vụ án bị hủy, Chalabi lại vùng dậy, trở thành Phó Thủ tướng trong chính quyền đương nhiệm tại Baghdad và đang chuẩn bị tranh cử vào tháng 12 này.)

Riêng về lãnh vực tình báo, cơ quan CIA đã chứng tỏ sự yếu kém của mình trong nhiều năm qua.

Bảo rằng cả thế giới đều tin là Saddam Hussein có kế hoạch hay võ khí WMD thì không thể giải tội cho Hoa Kỳ. Đáng lẽ nước Mỹ phải biết rõ hơn thế. Saddam Hussein có thể tự an ủi là mình có thua vẫn còn lừa được Hoa Kỳ! Sở dĩ lừa được vì CIA không biết gì về tình hình Iraq, đến giờ chót Giám đốc Tenet còn cho rằng vụ WMD này là chắc ăn. Có ai điều tra sự thật về khả năng của cơ quan này hay không" Ngần ấy ủy ban lớn nhỏ đã được thành lập để tìm hiểu và chấn chỉnh, với việc cải tổ lại bộ máy tình báo của Hoa Kỳ. Việc cải tổ đang được tiến hành, và như thông lệ, với rất nhiều cưỡng chống của nhân sự trong cuộc!

Nhưng, đã không biết gì về địch tình, CIA còn là căn cứ cho các đòn chính trị tấn công ngược vào chính quyền! Chuyện trái khoáy ấy đang vỡ lở thì CIA bị mang tiếng về tội ngụy tạo lý cớ trong vụ Vịnh Bắc bộ để Mỹ đổ quân vào Việt Nam năm 1964 và nay còn bị tố là có nhiều nhà tù mật ở hải ngoại để khai thác các nghi can khủng bố.

Nếu là kẻ thù của nước Mỹ, người ta rất hài lòng với sự thể lố bịch này.

Nhưng, lại được tấm khiên CIA bảo vệ, người dân Mỹ không khỏi thắc mắc!

Hoa Kỳ có thể là siêu cường vô địch trên nhiều lãnh vực, nhưng tự thân có lắm nhược điểm sinh tử khiến mọi quyết định đúng sai về chánh sách lại xoay thành chuyện điều tra pháp lý. Trong khi tình báo lại là một trung tâm báo hại, với sự cổ võ của truyền thông.

Đấy là một sự khích lệ lớn cho quân khủng bố và các chế độ độc tài.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.