Hôm nay,  

Lúa Gạo Cũng Là Gươm Giáo

26/04/200800:00:00(Xem: 8339)

Những ý đồ hắc ám - hay hoang tưởng - trong chén cơm của chúng ta...

Tuần qua, khi các hệ thống phân phối quy mô tại Hoa Kỳ như Costco hay Sam's Club mà phải đặt ra định mức bán gạo cho khách, dân Mỹ bắt đầu chú ý đến miếng ăn. Thật ra, nguy cơ đói ăn vì thóc cao gạo kém xảy ra từ đã lâu, khiến bạo động đã bùng nổ ở nhiều nơi sau khi nhiều chính quyền đã thất cử, nội các bị lật đổ. Những chuyện xa xôi ấy, người Mỹ không lý tới.

Nhưng khi dân Mỹ chú ý đến chuyện ấy thì dân ta, trong cộng đồng Việt Nam, càng thấy rằng đấy là sự hốt hoảng của một số người chưa gột bỏ được phản ứng tích trữ thời tao loạn, loại phản ứng luôn luôn có lợi cho bọn đầu cơ.

Nghĩa là một sự ngớ ngẩn dại dột khi Koa Kỳ là một quốc gia sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản, kể cả ngũ cốc.

Sức mạnh nông nghiệp quá lớn của xứ này còn khiến Chính quyền phải nâng đỡ nông gia, một thành phần dân số rất nhỏ, bằng chánh sách trợ cấp và khuyến khích họ giảm bớt diện tích canh tác hầu hạn chế sản lượng và giữ giá cho cao. Trong một xứ như vậy mà nói đến nạn đói ăn vì thiếu gạo đến nỗi lật đật đi mua về tích trữ!

Nhưng hốt hoảng bậy vốn là phản ứng dễ hiểu của nhiều người, cho nên nhân một cuối tuần nhàn hạ - khi hai ứng viên Dân chủ còn đang quần thảo - tại sao mình không... chơi trò rung cây nhát khỉ"

Nghĩa là tưởng tượng ra vài kịch bản kinh hoàng nhất để... dể bề hốt hoảng...

Nhiều người vẫn cho rằng lãnh đạo Hoa Kỳ lắm mưu mô và thường có những kế hoạch mờ ám. Bàn tay nhám của CIA là cái gì đó đã in vào não trạng của họ. Vậy mà con quái vật ba đầu sáu tay ấy lại ôm đầu bó tay khi nước Mỹ bị vụ khủng bố 9-11.

Bây giờ, nếu quân khủng bố lại... đánh ngay vào chén cơm của mình thì sao"

Năm vừa qua, sản lượng ngũ cốc của thế giới đã lên tới mức kỷ lục, mà vẫn còn thấp hơn kỷ lục của số cầu, khiến dự trữ ngũ cốc trên toàn thế giới đang ở mức thấp nhất, kể từ năm 1960 đến nay. Hậu quả của tình trạng cung cầu bấp bênh ấy là giá lương thực tăng vọt, nhiều nơi bị đói đến độ dân chúng biểu tình trong bạo động. Chuyện ấy, dù có nhắm mắt không nhìn và bịt tai không nghe thì nhiều người cũng có thể biết. Trong số đó, có quân khủng bố.

Ở một nơi hắc ám điên cuồng nào đó, quân khủng bố có thể tự hỏi: đương khi thiên hạ đói ăn như vậy, sao không gây loạn" Thí dụ như đánh vào hệ thống canh nông và phân phối lương thực của Mỹ. Hoặc phá vỡ hệ thống cung cấp thực phẩm của thế giới.

Không chỉ có khủng bố al-Qaeda mới nghĩ tới chuyện ấy. Ngay sau vụ 9-11 tại Mỹ, nhà chức trách Hoa Kỳ đã cảnh báo nguy cơ khủng bố có thể tấn công vào hệ thống phân phối thực phẩm của Mỹ.

Nhưng, nếu muốn tấn công thì quân khủng bố có thể làm gì" Muốn dự đoán để phòng ngừa, mình cần tự hỏi thêm là quân khủng bố muốn gì"

Có thể gây ra đói kém trong nước Mỹ để chính quyền và dân chúng đều bị điêu đứng hỗn loạn. Hoặc đầu độc thực phẩm của người dân để gây ra hoang mang hốt hoảng. Mục tiêu là phá hoại xã hội, bằng cách khai thác nỗi sợ hãi - hay tánh hốt hoảng - của dân chúng. Định nghĩa của khủng bố luôn luôn bao hàm yếu tố tâm lý là gây sợ hãi cho một số nhỏ để đa số phải cúi đầu phục tòng.

Đồng ý như vậy rồi, ta hãy tưởng tượng tiếp.

Nếu muốn đánh vào gốc để gây ra nạn đói, quân khủng bố phải làm sao hủy diệt mùa màng và gia súc bằng những độc tố khiến lúa hết mọc và heo bò gà qué gì cũng chết sạch. Tìm đâu ra loại độc tố ấy" Có thể là trong kỹ nghệ hoá chất, như thuốc trừ sâu bọ hay diệt cỏ cây, hoặc trong kho vi trùng gây dịch bệnh, thí dụ như bệnh lở mồm long móng, độc chất E-Coli, v.v...

Nếu muốn đánh vào ngọn để đầu độc người tiêu thụ - chuyện không mới lạ nếu ta nhớ đến việc bỏ thuốc độc xuống giếng nước hay trên đầu sông - quân khủng bố có thể nghĩ đến việc cấy chất độc vào nông thực phẩm từ khi còn sống qua tới ngần ấy giai đoạn chế biến hay phân phối. Chỉ cần một số người bị trúng độc là cả khu vực hay xã hội có thể hốt hoảng và hết dám ăn... 

Nhưng, nói ra hay nghĩ tới là chuyện... dễ nhất trong kế hoạch. Thi hành mới là khó.

Làm sao lén lút phá hủy được việc canh tác nông sản trong một xã hội rộng lớn như Hoa Kỳ" Khi siêu cường vĩ đại và hung hăng này muốn tiêu diệt một số cơ sở trồng cần sa hay cây thẩu - nguyên liệu cho ma túy và thuốc phiện - mà còn làm không nổi, thì làm sao quân khủng bố có thể rải thuốc khai quang hay diệt lúa trên những diện tích bạt ngàn của xứ này"

Tinh vi hơn trong mục tiêu diệt lúa, quân khủng bố có thể nghĩ tới việc cấy mầm độc ngay vào cây lúa hay hạt bắp để một vài vụ mùa sau, lúa bắp gì cũng bị còi và hết mọc. Nghĩ ra thì dễ, tìm ra lại khó hơn, và sản xuất đủ loại độc tố ấy để đem đi cấy lại là chuyện gần với bất khả. Người ta có thể đã tìm ra các loại võ khí sinh hoá để giết người, nhưng làm sao diệt lúa trên một diện tích đủ lớn để gây ra khủng hoảng sản xuất"

Nông gia, bộ Canh nông và các cơ quan kiểm phẩm Hoa Kỳ đã dày kinh nghiệm đối phó với đủ loại độc tố sinh học hay hoá học, từ E-coli tới vi khuẩn salmonella, cho nên trừ phi quân khủng bố có thể cùng lúc ra tay trên một quy mô lớn, các trường hợp tấn công lẻ tẻ không thể có kết quả quyết định. Và lối tấn công này đòi hỏi những phương tiện không dễ huy động.

Bây giờ, nói đến chuyện đầu độc thực phẩm để gây hốt hoảng cho thị trường. Ta không quên rằng Mỹ đã từng bị tấn công với loại anthrax vào năm 2001, hay trái nho nhập cảng từ Chilea bị bơm chất cyanide vào năm 1989, hoặc năm 1978, cam của Israel bán qua Hoà Lan và Tây Đức đã bị quân khủng bố của tồ chức Abu Nidal vấy thủy ngân để phá hoại kinh tế Do Thái...

Mấy trường hợp ấy có xảy ra, nhưng không đạt kết quả. Một số người có bị bệnh, nhưng thiệt hại thật ra không đáng kể, và vận chuyển độc dược để giết hại người khác là chuyện vô cùng nguy hiểm cho... thủ phạm.

Thủ phạm có thể là một người khùng, vì điên bệnh mà thù oán xã hội và đánh độc dược... cho bõ ghét. Thủ phạm có thể là một nhóm khủng bố rất nhỏ, cố chơi bạo để lấy tiếng, chứ không phá hủy được hệ thống sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm. Chỉ có một quốc gia dưới sự lãnh đạo của một chế độ khủng bố mới có thể nghĩ tới kế hoạch có tầm cỡ toàn quốc như vậy. Venezuela, Iran, Liên bang Nga hay cả Trung Quốc cũng không dám đánh đòn khủng bố loại ấy. Vì ngậm chất độc phun người là cách tự sát mau nhất, và trước tiên sẽ gây họa cho kỹ nghệ thực phẩm của chính mình!

Cho nên, dù có đẩy trí tưởng tượng đến chân trời mở ảo nhất, người ta cũng khó tìm ra lý cớ hốt hoảng vì nước Mỹ hết lúa gạo và thực phẩm Mỹ có đầy chất độc. May lắm thì có một đề tài dựng truyện gián điệp chính trị giả tưởng cho vui mà thôi. Tôi ơi, xin đừng hốt hoảng!

Nhưng, theo đúng truyền thống của dân Mỹ, nếu không hốt hoảng bậy thì tại sao không... hồ hởi sảng"

Quân khủng bố có tà ma đến mấy cũng chưa thể làm bể bát cơm của chúng ta, chứ trong hoàn cảnh ngặt nghèo vì miếng ăn như thế này, một đế quốc hắc ám như Hoa Kỳ có thể nghĩ ra nhiều trò quỷ lắm!

Muốn nghĩ ra, trước hết, hãy ra khỏi bếp mà nhìn xuống nhà xe...

Dân Mỹ đang bị chấn động vì dầu thô lên giá, hôm qua đã vọt tới gần 120 đồng một thùng. Dầu thô lên giá kéo theo giá xăng dầu, nay vượt mức trung bình là ba đồng rưỡi một ga lông. Người Mỹ không biết rằng dân Âu châu đổ xăng đắt gấp ba, và đã từ lâu rồi, họ chỉ thấy rằng có cái gì đó không ổn trong thế giới này.

Đệ nhất siêu cường mà lại để cho mấy quốc vương rậm râu sâu mắt ở đất Á Rập làm mình mất vui vì xăng lên giá!

Thật ra, chuyện xăng dầu và cơm gạo có đi đôi với nhau. Và đấy là nơi nước Mỹ có thể tung ra ngón võ phản công.

Thế giới có loại thương phẩm gọi là "commodity" - Hà Nội ta dốt nát dịch ra "hàng hoá" theo kiểu Mác-xít Mác-xiêng - là các loại nguyên nhiên vật liệu mua bán trên một thị trường riêng. Đó là phẩm vật cần thiết cho kỹ nghệ chế biến, chủ yếu gồm năng lượng (dầu, khí), kim loại và nông sản, như lúa, mì, ngô, bắp, đậu nành, nước cam, v.v... Từ năm 2005 đến nay, giá thương phẩm đã tăng vọt vì cả nguyên nhân cung cầu, an ninh lẫn nạn đầu cơ của các nhà đầu tư.

Các nước kỹ nghệ giàu có thì chú ý đến nạn dầu thô lên giá vì đấy là máu huyết của kinh tế. Chẳng vậy mà các chính quyền Âu Mỹ vừa lên tiếng yêu cầu hiệp hội OPEC của các quốc gia xuất cảng phải bơm thêm dầu để nới giá trên toàn thế giới. Các nước nghèo thì chú ý đến chuyện lương thực tăng giá.

Hai khối "giàu-nghèo" có hai mối quan tâm khác nhau. Nhà nghèo sợ đói, nhà giầu sợ xăng dầu lên giá sẽ làm đời mất vui và kinh tế suy thoái.

Nhưng, hãy nhìn theo giác độ của... quỷ dữ mà xem.

Xăng lên giá, nhà giàu mất vui nhưng không ai mất mạng. Gạo lên giá, nhà nghèo chết đói và xã hội loạn to: cùng một mối lo, bên to bên bé. Năng lượng là sản phẩm chiến lược, lúa bắp là sản phẩm sinh tử. Khi đối đế, ai sẽ chết trước" Đó là một câu hỏi của ma quỷ.

Bài toán khắc nghiệt được đặt ra như vậy rồi, ta hãy lùi lại mà xem toàn cảnh.

Lúc bấy giờ mới thấy ra một nghịch lý của nhân loại.

Các nước đã phát triển đến độ không còn coi miếng ăn là trọng cũng lại là các quốc gia dư thừa thực phẩm để xuất cảng ra ngoài. Ngược lại, đa số các nước chưa phát triển thì cũng thuộc loại thiếu ăn. Tại đây, miếng cơm chiếm một tỷ lệ rất cao, từ 55 đến hơn 70%, của ngân sách chi tiêu gia đình. Các xứ này phải nhập cảng thực phẩm. Chỉ cần vài ba nước trời cho điều kiện canh tác thuận lợi - Việt Nam chẳng hạn - mà tạm ngưng xuất cảng gạo là các nước kia bị loạn vì đói.

Nghịch lý ấy còn khoả lấp một sự kiện éo le trái khoáy khác.

Các nước kỹ nghệ hoá có sức mạnh nông nghiệp rất cao, dù dân số gọi là nông gia ngày càng ít, và phải ban hành chánh sách bảo hộ nông nghiệp để bảo vệ quyền lợi nông gia. Chính là chánh sách bảo hộ nông nghiệp của Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu đã khiến vòng đàm phán Doha về tự do mậu dịch lâm vào bế tắc từ tháng 11 năm 2001 đến nay!

Nông gia Âu Mỹ được trợ cấp để... sản xuất ít hơn. Nếu trồng ngô bắp để cất thành cồn chạy xe - hầu thay thế xăng dầu - họ còn được nâng đỡ nhiều hơn nữa. Vì vậy, thiên hạ càng đói tợn!

Mà chiều hướng này sẽ còn kéo dài.

Đất canh tác tại các nước nghèo đang bị thu hẹp dần vì tiến trình kỹ nghệ hoá và đô thị hoá, hoặc nhờ công lao của... đảng, cho đảng viên cán bộ đầu cơ đất đai kiếm tiền bỏ túi. Đây là chưa kể biệt tài của nhiều xứ lạc hậu - trong đó có Việt Nam - là hủy diệt môi sinh và diện tích trồng trọt.

Bây giờ, chúng ta dựng lại bàn cờ quốc tế về chuyện áo cơm mả xem.

Một bên là các nước nhà giàu thừa cơm, bên kia là các nước thiếu gạo. Có dư thừa dầu khí ngoài sa mạc, thì các nước Á Rập bán dầu cũng vẫn thiếu gạo. Về dài, loài người còn có thể tìm ra giải pháp năng lượng thay dầu - kể cả giải pháp nguyên tử nếu dân Mỹ không quá sợ chết - hoặc giải pháp chế biến rong biển hay cellulose làm cồn thay vì ngô bắp... Chứ về dài, người ta chưa thể tìm ra giải pháp kiểu Hà Nội "với sức người sỏi đá cũng thành cơm". Miếng ăn vẫn là chuyện sinh tử cho nhiều nước, và có thể là đòn bắt bí của nhiều nước khác!

Ba chục năm về trước, Liên bang Xô viết còn say đòn Mác-xít nên trồng lúa tại Ukraine và.. gặt mì tại vùng Midwest của Hoa Kỳ! Nạn thiếu ăn triền miên khiến Liên Xô phải giấu súng đi tìm lúa trên các thị trường quốc tế. Hoa Kỳ thời ấy đã cát tạn thị trường để nói chuyện áo cơm với đối thủ, và chỉ bán lúa với một số điều kiện thuộc phạm vi địa dư chiến lược! Bảo rằng Liên Xô sụp đổ vì thiếu ăn thì ít ai tin, nhưng không mấy sai sự thật!

Bây giờ, khi thị trường đang bị khan hiếm và sẽ còn khan hiếm rất lâu, Hoa Kỳ và Âu châu có thể làm gì" Trên bàn cờ áo cơm toàn cầu ấy, ta thấy họ thừa gạo, còn dư đất và có thể xoay chuyển hay phối hợp chánh sách canh nông để còn có nhiều nông sản hơn nữa... Với trình độ kỹ thuật cao về sản xuất lẫn tồn trữ, các nước này có cái thế rất mạnh để lấy lương thực làm võ khí! Và có khi còn lũng đoạn thị trường lương thực mà không sợ dân mình bị đói.

Ai sẽ làm khó ai trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy"

Và đã nói đến những âm mưu hắc ám hay ý đồ ma quỷ của Mỹ, sao không nghĩ đến hiệp hội các quốc gia xuất cảng lương thực - Organization of Foods Exporting Countries - OFEC" Lúc đó, trận đấu giữa OPEC và OFEC mới là trò ly kỳ và khi thị trường đang bị khủng hoảng như hiện nay, kẻ trường vốn sẽ là người thắng!

Khi đã nhịp giò nói chuyện hoang đưởng thì sao không đẩy chân trời hoang tưởng tới đấy, mà cứ sợ là Mỹ sẽ đói nên vùng chạy ra chợ như người khùng" 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.