Hôm nay,  

Thư Cầu Cứu Của Công Nhân Việt Tại Mã Lai - Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động

26/04/200800:00:00(Xem: 5156)

Công nhân Việt tại Mã Lai kêu cứu vì bị nhà nứớc và sứ quán CSVN bỏ rơi trong khi bị rơi vào cảnh nô lệ nặng nhọc. Bản văn của Ủy Ban Bảo Vệ Lao Động như sau.

Thư cầu cứu của công nhân Việt tại Mã Lai - UBBV

[Thông Cáo UBBV baovelaodong.com 25/04/08] Cuối năm 2007 và tháng 3 năm 2008, UBBV (Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam) đã cử một số đại diện đến Mã lai để thăm hỏi và điều tra thưc tế về điều kiện làm việc, ăn ở, sinh hoạt của công nhân Việt nam trong các công xưởng theo các hợp đồng lao động đã được ký kết giữa nhà nước cộng sản Việt Nam và Cộng Hoà Mã lai, chúng tôi thấy thực tế như sau:

1- Giới chủ đã không thực hiện những cam kết đã ký với công nhân Việt nam trong các hợp đồng lao động, cụ thể:

 + Về thời gian lao động: Bắt buộc công nhân phải làm việc liên tục từ 12 đến 15 giờ mỗi ngày. Thậm chí một số nhà máy bắt buộc công nhân làm việc 24 giờ liên tục, từ 8 giờ sáng hôm nay đến 8 giờ sáng hôm sau; công nhân được nghỉ 5 giờ và tiếp tục làm việc 24 giờ.

Khi công nhân mệt quá, gục xuống nơi làm việc, giới chủ đã cho bảo vệ đến đánh đập, lăng nhục. Khi công nhân không còn chịu nổi, bấm thẻ để về nhà nghỉ ngơi, giới chủ đã cho bảo vệ đóng cổng nhà máy, lôi công nhân trở lại làm việc.

 + Về lương bổng: Theo hợp đồng lao động, công nhân làm việc ngày 8 giờ, được hưởng mức lương tối thiểu là 18 ringgit/ngày (1 ringgit = khoảng 30 Cent Mỹ kim), mỗi tháng làm việc 26 ngày. Nhưng sau 1 đến hai tháng làm việc, giới chủ bắt công nhân phải chuyển sang chế độ lương sản phẩm, định mức sản phẩm liên tục được nâng lên, buộc công nhân phải làm thêm giờ nhưng lương không bằng lương thời gian 8 giờ. Ngoài ra, giới chủ tìm mọi cách, mọi lý do để khấu trừ lương, ví dụ công nhân vì đói quá, nhặt một quả xoài rụng để ăn cũng bị chủ phạt 1200 ringgit.

 + Một số chủ nhân ký hợp đồng lao động nhưng không sử dụng công nhân mà bán công nhân cho các chủ khác để lấy tiền mỗi công nhân 50 ringgit/tháng, số tiền này bị trừ vào lương của công nhân. Nhiều công nhân bị bán qua 5 chủ. Đây là hành động buôn bán công nhân, coi công nhân như nô lệ, cần phải lên án.

 + Về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội: Phần lớn công nhân không có bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, khi ốm đau do làm việc quá sức, không những không được hưởng lương mà còn phải tự bỏ tiền mua thuốc. Khi bị tai nạn lao động trong thời gian làm việc cũng phải bỏ tiền để chữa trị, không được bồi thường, gia đình phải tự lo vé máy bay để về Việt nam điều trị tiếp.

2-Con số người chết đáng nghi vấn

 Từ năm 2004 đến hết năm 2007 đã có 315 công nhân Việt nam bị chết, riêng năm 2007 có 107 công nhân Việt nam bị chết.So với công nhân Indonesia tai Mã lai, tỷ lệ công nhân người Việt chết cao hơn khoảng 10 lần Theo phản ánh của công nhân, nguyên nhân chết của  phần lớn công nhân là do làm việc quá sức nên bị suy kiệt, đột quỵ. Giới chủ đã không quan tâm đến cái chết của công nhân, không điều tra và kết luận thoả đáng, đại đa số công nhân chết không được hưởng chế độ, không được bồi thường, tạo nên sự đau đớn thiệt thòi cho gia đình nạn nhân.

3- Giới chủ giữ hộ chiếu của công nhân

 Khi đặt chân đến nhà máy, giới chủ đã giữ hết hộ chiếu của công nhân, đây là việc làm vi phạm luật quốc tế.

 Rất nhiều trường hợp công nhân ra khỏi khu vực xưởng để mua thức ăn bị cảnh sát bắt giữ và tạm giam vì không có hộ chiếu, vì không biết tốt tiếng Mãlai nên có những trường hợp bị giam cả tuần lễ. Nhiều trường hợp công nhân hết hợp đồng, chủ không trả lại hộ chiếu, bắt công nhân ở lại tiếp tuc làm việc, hoặc bắt công nhân chuộc lai hộ chiếu với giá từ 1200 đến 2000 ringgit.

Những sự việc trên đây cho thấy giới chủ tại Malaysia đã vi pham nghiêm trọng các công ước quốc tế về quyền con người, vi pham nghiêm trọng luật lao động quốc tế.

Trong khi đó, chính quyền CS Việt Nam, Đại sứ quán CS Việt Nam và các công ty môi giới lao động Việt Nam làm ngơ, phó mặc công nhân Việt nam cho giới chủ bóc lột, hành hạ.

Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao động Việt Nam đã có buổi tiếp xúc và làm việc với ông Tổng thư ký Tổng Liên Đoàn Lao Động Mã Lai đồng thời sẽ gửi thư kiến nghị đến ông Thủ tướng, ông Bộ trưởng Bộ Lao động, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mã lai điều tra và can thiệp.

Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động xin gửi kèm theo dưới đây “Lá thư thỉnh cầu giúp đỡ của anh chị em công nhân Việt nam tại Mã lai” đến các cơ quan truyền thông, báo chí, các tổ chức, các cá nhân trong cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới và kêu gọi quý vị quan tâm đến những đồng bào của chúng ta tại Mã lai.

 Melaka, ngày 25 tháng 3 năm 2008

Kính gửi: - Các Tổ chức Nghiệp đoàn Lao động quốc tế

 - Các Tổ chức Nhân quyền quốc tế

- Các Tổ chức và các cá nhân trong cộng đồng Người Việt khắp nơi trên thế giới.

Chúng tôi là những công nhân làm việc tại các công ty: Rapio Skill Son.BHA; C.N.S Megataya Construction, N06 Jalan Peri  Batu Lima Batu Pahat, xin thay măt cho hàng chục ngàn anh chị em công nhân có hoàn cảnh như chúng tôi trình bày hoàn cảnh khó khăn vất vả, cực nhọc của công nhân Việt Nam làm việc tại các công ty nói riêng và trên toàn lãnh thổ Malaysia nói chung:

Vì hoàn cảnh nghèo đói tại Việt Nam, chúng tôi được chính phủ Việt Nam cho phép đi xuất khẩu lao động tại Malaysia. Để được đi làm việc lao động xuất khẩu, chúng tôi phải nạp cho  các công ty môi giới lao động Việt Nam một số tiền từ 20 đến 30 triệu đồng VN tương đương từ 1200 đến 2000 đôla mỹ. Vì không có tiền, chúng tôi phải vay tiền lãi suất ngân hàng nhà nước VN với lãi suất từ 0,5% đến 1,2 % tháng và phải thế chấp nhà cửa, tài sản của gia đình hoặc của người thân để lấy tiền nạp cho công ty môi giới VN. Trước khi đi, chúng tôi được hứa sẽ có việc làm; được hưởng lương từ 250 đến 300 đô la mỹ/ tháng và được đối xử như những người dân Malaysia. Thực tế không phải như vậy. Từ khi đặt chân đến đất nước Malaysia, không ai từ phía Việt Nam quan tâm đến chúng tôi, chúng tôi bị phân biệt đối xủ; thời gian làm việc từ 12 đến 15 giờ mỗi ngày, thậm chí có xí nghiệp công nhân phải làm việc 48 tiếng liên tục nhưng lương tháng chúng tôi chỉ được xấp xỉ từ 120 đến 150 đô la mỹ/tháng; Chúng tôi phải ăn ở trong những khu nhà tập thể chật chội, ăn uống kham khổ; không có bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nhiều trường hợp ốm đau cũng phải đi làm, nếu không bị chủ trừ lương, phạt tiền, bắt bồi thường và đuổi về nước; nhiều trường hợp bị tai nạn lao động cũng phải bỏ tiền cá nhân để chữa trị. Đã nhiều lần, nhiều cá nhân kêu cứu nhưng không được quan tâm. Từ năm 2004 đến năm 2007 đã có 315 công nhân Việt Nam bị chết, riêng năm 2007 bị chết 107 người.

Thực tế, chúng tôi sống và làm việc như những nô lệ.

Chúng tôi xin thay mặt hàng chục ngàn công nhân Viêtnam làm việc tại đây, xin thỉnh cầu quý vị, thỉnh cầu bà con cộng đồng người Việt khắp nơi cứu giúp chúng tôi để chúng tôi được sống và làm việc như những con người, dù ở tại Việt Nam hay phải đi lao động xuất khẩu.

 Thay mặt anh chị em công nhân làm việc tại Malaysia.

Hoàng Văn Thăng      

Nguyễn Hồng Quang     

Bùi Huy Hiếu        

Đặng Ngọc Thế        

Bùi Thị Kim  Anh

Lê Văn Thắng             

Hoàng Thị Lài               

Trần Thị Nữ          

Hoàng Thị Hiền        

Nguyễn Thị Thức

Bùi Thị Nơn                

Trịnh Thị Mỹ                 

Nguyễn Thị Nảy    

Đồng Thị Xoan        

Võ Văn Thắng

Phạm Thị Ngân           

Cao Thị Hà               

Hán Thị Hồng Khanh  

Nguyễn Thị Nhung  

Lê Thị Ngọc ánh

Nguyễn Thị Thao        

Nguyễn Thị Như           

Nguyễn Thị Tuến    

Nguyễn Thị Vân Anh 

Bùi Đăng Dương

Đàm Văn Tuyến         

Trịnh Vũ Lập            

Lê Thị Phương Thảo

Nguyễn Thị Kim Đông 

Bùi Trung Ngọc

Nguyễn Thị Đông       

Đỗ Văn Thong          

Nguyễn Đinh Văn        

Bùi Duy Thành    

Huỳnh Thị Bích Thảo

Lê Đình Ghi                

Trần văn Khởi          

Võ Văn Yên                  

Nguyễn Văn Tùng  

Trần Xuân thắng

Phạm thị Hậu Thu       

Nguyễn Thị Vân       

Nguyễn Thị Hoà          

Pham Thị Trà        

Mai Thị Kim Oanh.

Trên website www.baovelaodong.comcủa UBBV, có hình thư gốc kèm theo chữ ký của anh chị em công nhân có tên trên. Nhiều anh chị em công nhân tại Mã lai vẫn đang tiếp tục lấy chữ ký của những công nhân khác.

Mọi liên lạc và giúp đỡ xin được liên hệ với các thành viên UBBV ở các nơi:

Ở Mỹ:   - Ông Ngô Chí Thiềng, ĐT: +1 714 414 6626

 - Ông Nguyễn Thanh Trang, ĐT: +1 858 484 1428

- Ông  Trần Quốc bảo, ĐT: +1 626 203 2271

- Ông Nguyễn Ngọc Bích , ĐT: +1 703 220 0491

Ở Châu Âu  - Ông Trần Ngọc Thành , ĐT. + 48 606 831 600

Ở Châu Úc:  - Ông Đoàn Việt Trung, ĐT: + 61 400 466 848

- Ông Bùi Trọng Cường, ĐT: + 61 733 496 494

- Ông Nguyễn Đình Hùng, ĐT: + 61 408 166 648

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.