Hôm nay,  

Những điều trông thấy: Người Lính VNCH (Thương Về Ngày Quân Lực 19-6)

18/06/200700:00:00(Xem: 2179)

 Sau khi cưỡng chiếm toàn thể Giang Sơn, chiếc mặt nạ vì dân vì nước của CSVN bị rơi xuống, và lộ ra rõ rệt cái bản chất hung tàn của một bầy quái thú đội lốt người. Lúc ấy, toàn dân mới tỉnh ngộ, hiểu rõ hơn, thông cảm hơn, và biết ơn gấp bội đối với những hy sinh, chịu đựng của người lính VNCH trong suốt cuộc chiến tranh bảo vệ Miền Nam trước làn sóng xâm lăng của CS.
Nếu bình tâm nhìn vào cuộc chiến một cách khách quan, chắc chắn không ai có thể phủ nhận những chông gai, gập gềnh, khúc khuỷu của người lính VNCH, trong công cuộc bảo vệ một chế độ tự do, dân chủ non trẻ, mang tính phôi thai. Một mặt họ phải xây dựng đất nước, xây dựng hạnh phúc, an vui, ấm no, cho đồng bào, và một mặt phải chống đỡ cả một thế lực CS Quốc tế qua lá bài CSVN. Hơn thế nữa, họ còn phải chịu bao nhiêu chỉ trích xuyên tạc, một cách cay nghiệt từ khối truyền thông tây phương và các phong trào phản chiến vô ý thức. Đây cũng là những vết thương tâm hồn mà người lính VNCH đã phải gánh chịu trên suốt dòng lịch sử. Nhưng tất cả, chẳng có gì có thể làm sờn lòng, để người lính VNCH bị sao lãng trong trách vụ thiêng liêng của người "trai thời loạn" .

Giang hồ một gánh, tình non nướcVạn dặm sơn khê, trải gót giầyMiệng hô giết giặc tay ghì súngMáu nhuộm san hà, hạnh phúc xây

Kể từ ngày Quốc Hận 30-4-1975, có lẽ chỉ có người dân Việt Nam mới biết được rõ ràng thế nào là sự lừa đảo trắng trợn, tàn ác nhất thế kỷ của đám quái thú CSVN. Hơn nữa, người dân cũng hiểu rõ hơn, thế nào là sự trân quý của tự do, dân chủ và nhân quyền, thế nào là anh dũng, hào hùng "Nòng súng nhân đạo, cứu người lầm than" của người lính VNCH, để rồi hoài vãng trong trăn trở, giao cảm trong xót thương,v,v...
Nhưng than ôi! lúc ấy tất cả đã qúa muộn màng, có còn chăng chỉ là một sự an ủi nào đó, cho những cuộc đời tù đầy của người lính VNCH trong những trại tập trung nơi rừng thiêng nước độc. Tuy nhiên, đối với người lính VNCH, tất cả những đau khổ ấy chỉ được coi là một khúc quanh ngặt nghèo của vận nước, nó không đáng gì để than oán, quắt quay. Cái quan trọng và đau khổ nhất của họ là khi phải bó tay trong cái thế "Cờ còn nước đánh, đã vội thua", để toàn dân phải lún sâu trong vũng lầy đen tối của cộng sản...
Bây giờ, tất cả đã qua đi như một cơn ác mộng, những khổ ải xương máu và ngục tù đã từng đè nặng trên bản thân họ, có còn chăng chỉ là những kỷ niệm, dùng làm kinh nghiệm để bồi đắp hành trang cho cuộc đấu tranh trong hiện tại. Bởi thực sự cuộc chiến vẫn chưa tàn. Tuy rằng, không còn là những trận địa hãi hùng như năm xưa, mà đã được chuyển hướng sang một cục diện mới, khó khăn hơn và tế nhị hơn trong mặt trận chính trị và nhân tâm.Trong cuộc sống tỵ nạn CS, nhưng không có nghĩa là những người lính còn lại của năm xưa đã lùi vào quá khứ, để chịu khuất phục buông xuôi, an vui khi nhìn dân tộc khốn cùng trong nhơ nhớp, tủi hờn. Ngược lại, họ đã góp nhặt tất cả những gì còn tồn đọng của cuộc đời mình, để cùng toàn dân đi tìm một trang sử mới trên mọi lãnh vực, cố gắng thực hiện hoài bão giải thoát dân tộc ra khỏi chốn lầm than do bàn tay CSVN gây ra...


Miệt mài 33 năm qua, điều đáng buồn là vì một lý do nào đó, trong con mắt khoa bảng Tây phương, cũng còn một số người không thể nhận ra cái chân giá trị hai chữ chính nghĩa trong cuộc chiến và chân dung đích thực của người lính VNCH, mà ngược lại họ vẫn cố tình xuyên tạc một cách bỉ ổi đầy ác ý.... Ngoài ra còn một số khoa bảng tuy khoác áo "Tỵ Nạn CS", nhưng mang bản chất tự ti, ươn hèn, đã và đang tung hứng, liên thủ với CSVN, để bôi nhọ cuộc chiến, bôi nhọ chân dung cao đẹp của những người đã hy sinh cũng như những người vẫn còn đang dấn thân cùng dân tộc. Nó chẳng khác nào những nhát dao oan nghiệt, đâm sau lưng những người đã anh dũng bảo vệ tổ quốc và hạnh phúc của đồng bào trước năm 1975 trong đó có cả chính bản thân họ. Tuy nhiên, nếu chúng ta bình tâm suy nghĩ để so sánh những người lính VNCH với một quân đội mạnh nhất thế giới hiện nay là Hoa Kỳ, chắc chắn chúng ta sẽ hãnh diện hơn và cảm phục hơn về người lính VNCH của chúng ta rất nhiều.
Những người lính Mỹ trong chiến tranh Viêt Nam năm xưa, hay trên chiến trường Iraq hiện tại, là những người lính được trang bị vũ khí tối tân nhất với nguồn tiếp vận đầy đủ nhất, nếu không muốn nói là dư thừa. Hơn nữa, thời gian chiến đấu của họ có hạn định, thông thường là chỉ từ sáu tháng đến một năm, rồi được trở về vui sống với gia đình. Họ không phải vướng bận, lo nghĩ đến hoàn cảnh an nguy của hậu phương. Ngược lại, người lính VNCH, đã phải chiến đấu với những vũ khí bình thường nhất và nguồn tiếp liệu có thể gọi là thiếu thốn. Trong khi đó, một mặt ngày đêm đối diện với tử thần, một mặt vẫn còn phải ưu tư lo lắng cho gia đình, thân nhân nơi hậu phương... Thử hỏi, nếu đặt người lính Mỹ trong hoàn cảnh của người lính VNCH, thì không biết họ chịu đựng được bao lâu" (…)
Hy vọng hôm nay, trong dịp tưởng niệm ngày Quân Lực 19-6, tưởng nhớ đến những người lính hào hùng đã nằm xuống cho lý tưởng tự do của dân tộc, những người đó sớm tỉnh ngộ, hiểu rõ thế nào là chính nghĩa, là chân lý để biết quay về nẻo chánh. Thiết nghĩ, không gì bằng chúng ta cố gắng hoàn tất hoài bão còn dang dở của những người lính VNCH đã nằm xuống. Hoài bão ấy không phải là lạy lục bọn tội đồ CSVN để đi tìm hài cốt, hay van xin được thực hiện nấm mồ đẹp cho những người lính VNCH đã hy sinh một cách cao thượng vì lý tưởng cao đẹp: Chống CS bảo vệ quê hương! Chúng ta phải làm sao tích cực trong đấu tranh, tiêu diệt chế độ tham tàn phi nhân CSVN, để mang lại tự do hạnh phúc, an hoà trên quê hương. Đó là điều mong muốn tha thiết nhất của anh linh tất cả những người lính VNCH đã nằm xuống trong cuộc chiến tranh VN. Còn nếu chúng ta chỉ biết lậy lục xin xỏ CS, kẻ thù của dân tộc VN, để đi tìm kiếm hài cốt những người lính VNCH, trong khi CS vẫn còn sờ sờ ra đó, quê hương dân tộc vẫn bị CS đoạ đầy, thì thử hỏi, việc làm đó có đúng là phản  bội những người lính VNCH đã nằm xuống hay không"

Thân dẫu lang thang, hồn tại quốcMặc đời dang dở, tuyết thành vâySúng mất, ta còn tim với ócQuê cha nặng nợ, nghĩa ân dầy

Sau cùng, cũng nhân dịp tưởng niệm ngày 19-6, chúng ta cùng nhau dâng lên những nén hương lòng và cầu xin những anh hồn linh thiêng ấy, phù hộ cho chúng ta được vững tâm, dũng tiến trên con đường tận diệt lũ bạo tàn, để tìm lại ánh sáng cho quê hương trong tình yêu truyền thống của lịch sử dân tộc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.