Sau khi cưỡng chiếm toàn thể Giang Sơn, chiếc mặt nạ vì dân vì nước của CSVN bị rơi xuống, và lộ ra rõ rệt cái bản chất hung tàn của một bầy quái thú đội lốt người. Lúc ấy, toàn dân mới tỉnh ngộ, hiểu rõ hơn, thông cảm hơn, và biết ơn gấp bội đối với những hy sinh, chịu đựng của người lính VNCH trong suốt cuộc chiến tranh bảo vệ Miền Nam trước làn sóng xâm lăng của CS.
Nếu bình tâm nhìn vào cuộc chiến một cách khách quan, chắc chắn không ai có thể phủ nhận những chông gai, gập gềnh, khúc khuỷu của người lính VNCH, trong công cuộc bảo vệ một chế độ tự do, dân chủ non trẻ, mang tính phôi thai. Một mặt họ phải xây dựng đất nước, xây dựng hạnh phúc, an vui, ấm no, cho đồng bào, và một mặt phải chống đỡ cả một thế lực CS Quốc tế qua lá bài CSVN. Hơn thế nữa, họ còn phải chịu bao nhiêu chỉ trích xuyên tạc, một cách cay nghiệt từ khối truyền thông tây phương và các phong trào phản chiến vô ý thức. Đây cũng là những vết thương tâm hồn mà người lính VNCH đã phải gánh chịu trên suốt dòng lịch sử. Nhưng tất cả, chẳng có gì có thể làm sờn lòng, để người lính VNCH bị sao lãng trong trách vụ thiêng liêng của người "trai thời loạn" .
Giang hồ một gánh, tình non nướcVạn dặm sơn khê, trải gót giầyMiệng hô giết giặc tay ghì súngMáu nhuộm san hà, hạnh phúc xây
Kể từ ngày Quốc Hận 30-4-1975, có lẽ chỉ có người dân Việt Nam mới biết được rõ ràng thế nào là sự lừa đảo trắng trợn, tàn ác nhất thế kỷ của đám quái thú CSVN. Hơn nữa, người dân cũng hiểu rõ hơn, thế nào là sự trân quý của tự do, dân chủ và nhân quyền, thế nào là anh dũng, hào hùng "Nòng súng nhân đạo, cứu người lầm than" của người lính VNCH, để rồi hoài vãng trong trăn trở, giao cảm trong xót thương,v,v...
Nhưng than ôi! lúc ấy tất cả đã qúa muộn màng, có còn chăng chỉ là một sự an ủi nào đó, cho những cuộc đời tù đầy của người lính VNCH trong những trại tập trung nơi rừng thiêng nước độc. Tuy nhiên, đối với người lính VNCH, tất cả những đau khổ ấy chỉ được coi là một khúc quanh ngặt nghèo của vận nước, nó không đáng gì để than oán, quắt quay. Cái quan trọng và đau khổ nhất của họ là khi phải bó tay trong cái thế "Cờ còn nước đánh, đã vội thua", để toàn dân phải lún sâu trong vũng lầy đen tối của cộng sản...
Bây giờ, tất cả đã qua đi như một cơn ác mộng, những khổ ải xương máu và ngục tù đã từng đè nặng trên bản thân họ, có còn chăng chỉ là những kỷ niệm, dùng làm kinh nghiệm để bồi đắp hành trang cho cuộc đấu tranh trong hiện tại. Bởi thực sự cuộc chiến vẫn chưa tàn. Tuy rằng, không còn là những trận địa hãi hùng như năm xưa, mà đã được chuyển hướng sang một cục diện mới, khó khăn hơn và tế nhị hơn trong mặt trận chính trị và nhân tâm.Trong cuộc sống tỵ nạn CS, nhưng không có nghĩa là những người lính còn lại của năm xưa đã lùi vào quá khứ, để chịu khuất phục buông xuôi, an vui khi nhìn dân tộc khốn cùng trong nhơ nhớp, tủi hờn. Ngược lại, họ đã góp nhặt tất cả những gì còn tồn đọng của cuộc đời mình, để cùng toàn dân đi tìm một trang sử mới trên mọi lãnh vực, cố gắng thực hiện hoài bão giải thoát dân tộc ra khỏi chốn lầm than do bàn tay CSVN gây ra...
Thân dẫu lang thang, hồn tại quốcMặc đời dang dở, tuyết thành vâySúng mất, ta còn tim với ócQuê cha nặng nợ, nghĩa ân dầy
Sau cùng, cũng nhân dịp tưởng niệm ngày 19-6, chúng ta cùng nhau dâng lên những nén hương lòng và cầu xin những anh hồn linh thiêng ấy, phù hộ cho chúng ta được vững tâm, dũng tiến trên con đường tận diệt lũ bạo tàn, để tìm lại ánh sáng cho quê hương trong tình yêu truyền thống của lịch sử dân tộc.