Hôm nay,  

Hun Sen Và Cam Bốt: Thế Giới Tự Do Thất Bại

2/1/200600:00:00(View: 5661)
- Đường lối chiến lược toàn cầu của Washington đột biến, Mỹ bắt tay với Bắc Kinh. Saigon và Nam Vang thiếu nội lực đấu tranh sinh tồn, bị đào thải, đột quị gần đồng thời với nhau. Washington vì quyền lợi toàn cầu của Mỹ tỏ ra im lặng đáng sợ, và bất động gần như đồng lõa đối với Việt Cộng và Khmer Đỏ

Hai nước Việt Nam và Cambot bị dìm dưới làn sóng Đỏ. Nước Việt Nam Cộng hòa không có "tắm máu" nhưng bị CS Bắc Việt dìm sâu trong biển mồ hôi, nước mắt, căm hờn CS. Quân, cán, chánh bị đày đi tù cải tạo không xét xử, không ngày về. Dân chúng bị "cào bằng" cho ngang Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa. Nào cưỡng chế đổi tiền, đánh tư sản, tập thể hóa nông nghiệp - sạch nhà sạch cửa từ thành thị tới thôn quê. Còn nước Cambot bị Khmers Đỏ biến thành cánh đồng giết người. Cách giết người nhanh gọn nhưng tàn bạo và nhiều hơn. Giết 1 phần 5 dân số, tỷ lệ cao hơn Đức Quốc Xã diệt chủng Do Thái ở Âu Châu. Người Miên chỉ cần mang kính cận, có vẻ thành thị, trí thức một chút là bị Khmer Đỏ dùng cán cuốc đập sau gáy, xô xuống hầm chôn tập thể.

Mỉa may thay, không phải Thế giới Tư do can thiệp cho người dân đã từng xây dựng nên một trong 7 kỳ quan thế giới là Đế Thiên Đế Thích ấy. Mà chính CS Hà Nội ra tay can thiệp. Can thiệp không phải vì lòng nhân đạo mà vì "ý đồ bành trướng" thúc đẩy bởi cái mộng ngàn đời của vua quan Việt Nam, mỗi lần vững mạnh là muốn biến thủ đô Cao Miên Nam Vang thành trấn tây thành của nước Việt.

CS Hà Nội xua quân qua đánh đuổi Khmer Đỏ, xâm lược Campuchia, thiết lập một chế độ thực dân mới (neo colonialsme) bằng một hình thái tự thực dân (auto colonialisme) mà CS Hà Nội đóng vai trò thái thượng hoàng. Hà Nội một mặt lùa dân Miền Bắc Việt Nam vào Miên để trộn với dân Miên, để chiếm chánh quyền khi cần bầu cử theo kiểu một người dân một lá phiếu. Mặt khác "cấy và cài" cán bộ, đảng viên CSViệt Nam vào guồng máy an ninh, quân sự, cho nhập quốc tịch Campuchia luôn. Thủ Tướng Hun Sen là người cầm đầu tiêu biểu trên mặt nổi của tập thể cầm quyền trong bóng tối ấy của CS Hà Nội. Ông là một sĩ quan của Bộ Đội VC người gốc Khmer Thủy Chân Lạp (Miền Tây Nam bộ) được CS Hà Nội bố trí trong hàng ngũ quân đội Miên từ thời Pol Pot va sau ra mặt làm con ngựa thành Troie cho Bộ Đội CS Hà Nội chiếm Miên..

Nhưng dưới áp lực của quốc tế nhứt là của các nước có ký Hiệp Ước Paris, và do hoàn cảnh sống còn của chế độ, CS Hà Nội cần mở cửa kinh tế để tự cứu, Liên Hiệp Quốc buộc CS Hà Nội phải rút quân. Từ năm 1991, Liên Hiệp Quốc đóng vai trò giám sát Cambot, mong mỏi giúp cho Cambot hồi sinh, đưa Cambot vào tiến trình cải tiến dân chủ sau nhiều năm bị Khmer Đỏ diệt chủng và bị VC xâm thực. Do kêu gọi của LHQ, hàng năm các nước viện trợ cho Miên rất hào phóng. Thế giới lấp lỗ trống khiếm hụt ngân sách hàng năm. Cụ thể năm rồi cấp viện 550 triệu Mỹ kim.

Mà không bận tâm nhiều coi Thủ Tướng Hun Sen có đổi mới chánh trị không, có làm gì để biến nước Miên thành một chế độ dân chủ pháp tri hay không. Hậu quả là kinh tế Miên có tăng trưởng 5%, nhưng Miên không phát triển. Những năm gần đây, mức sống người dân Miên còn dưới mức nghèo khó, và tỷ lệ dân nghèo còn quá lớn. 43% dân số Miên sống dưới mức nghèo khó; một ngày không kiếm được 1 Đô la. Và bức tranh rõ nét nhứt là báo cáo năm 2004 của LHQ, nạn buôn lậu xì ke ma túy ở Miên tăng ghê gớm túy, và việc buôn lậu ấy lại được nhà cầm quyền Miên bao che, trợ trưởng. Nạn tham nhũng Miên thành quốc nạn. Miền là một trong mười mấy nước duy nhứt nghèo nhứt thế giới.

Còn về chánh trị thì ôi than ôi! Các nước Tây Âu, nhứt là Pháp, và Bắc Mỹ nhứt là Mỹ tự hỏi chế độ chánh trị Miên sẽ đi về đâu sau hàng khối tiền đổ vào để mong chuyển biến chánh trị.. Bẽ bàng thay chánh trị của nhà cầm quyền Miên vừa hướng về chế độ độc tài quân phiệt Miến Điện, vừa hướng về độc tài CS Việt Nam và Trung Quốc. Trong hơn 15 năm LHQ giám sát Cambot, Thủ Tướng người Việt gốc Miên là Ô Hun Sen nắm chặt lưỡi cán nhà cầm quyền Miên. Ông là vị thủ tướng mà thâm niên cai trị Cao Miên lâu dài có thể so với Thủ Tướng Chu Ân Lai ở Trung Cộng, và Thủ Tướng Phạm văn Đồng ở Việt Nam CS.

Gần đây hướng độc tài kép ấy bộc lộ rõ sau khi Thủ Tướng Hun Sen ký hiệp ước biên giới với CS Việt Nam. Một điểm nhậy cảm nhứt và tham căn cố đế nhứt trong lịch sử của Miên, láng giềng của một nước lớn là Việt Nam như Việt Nam đối với Trung Quốc. Ủy Hội Quốc tế Nhân Quyền LHQ than thở "cộng đồng quốc tế lo sợ. Làn sóng bắt bớ giam cầm đang bành trướng đe dọa những nỗ lực quốc tế xây dựng dân chủ ở Miên." Tồ chức Ân Xá quốc tế tuyên bố, "bắt buộc phải thừa nhận quyền tự do phát biểu đã bị đánh phá bể ra từng mảnh; nhà cầm quyền càng ngày càng dùng tòa án để bịt miệng những người chống đối." Ngân hàng thế giới bàng hoàng trong báo cáo nhơn cuộc họp của các nước cấp viện cho Miên, trong hai ngày 6 và 7 tháng 12. Miên đã có những bước sai đường mà sự sửa chữa vô cùng tốn kém cho nhân dân và đất nước Miên

Nhưng Thủ Tướng Hun Sen tỏ ra đui và điếc trước những phê bình chỉ trích của các nước. Ô. chỉ còn biết có một chuyện - là tăng cường quyền lực cho mình. Miên là một nước quân chủ lập hiến trên danh nghĩa. Ô. Hun Sen lo đẩy vai trò của nhà vua ra rìa chánh quyền. Ô. lo một mặt trấn áp vô hiệu hóa nghiệp đoàn, vô hiệu hóa đối lập và mặt khác mua chuộc để dùng họ. Đại sứ Mỹ ở Nam Vang mô tả" một kế hoạch rộng lớn nhằm làm im tiếng nói của đối lập".

Nhưng Ô. Hun Sen chưa bịt miệng được những những tổ chức bảo vệ nhân quyền của dân Miên. Nhờ hệ thống quốc tế và nhờ sự có nhiều tòa đại sứ, nhiều hãng thông tấn và báo chí có măt ở Miên. Và nhờ vậy thế giới mới thấy được cơn khủng hoảng bắt bớ, dàn dựng xử án đối lập, đối kháng ở Miên chống Ô Hun Sen gần đây.

Từ đó người ta mới nghĩ lại viện trợ kinh tế cho một nhà cầm quyền độc tài liệu có tạo được áp lực, thúc đẩy được nhà cầm quyền độc tài chuyển đổi cơ cấu đi vào con đường dân chủ không. Coi mong mỏi, đường lối đó đã thất bại ơ Miên. Và gần thất bại ở Trung Cộng và Việt Cộng. Hai chế độ độc tài CS này đổi mới kinh tế nhưng không đổi mới chánh trị nào quan trọng mấy thập niên qua. Trong lãnh vực chánh trị, lời của HT Quảng Độ đang đấu tranh thực tiễn cho tự do tôn giáo Việt Nam, nói có lẽ đúng hơn những học giả, những nhà làm chánh sách sống trong phòng lạnh. Viện trợ kinh tế mà không có điều kiện phát triển dân chủ cho CS là tiếp tay cho nhà cầm quyền kềm kẹp dân chúng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, tỉ phú Michael Bloomberg, nguyên thị trưởng New York, đã nộp hồ sơ tại ủy hội tuyển cử liên bang (FEC) để tranh cử TT năm 2020.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi tuyên bố “Có bằng chứng rõ ràng Trump dùng ngôi vị TT để làm lợi cá nhân, phá hoại an ninh quốc gia, là phản lại tuyên thệ, tuy chưa có quyết định sau cùng để luận tội trong lúc tiến trình điều tra đang tiếp diễn”.
WASHINGTON - Nhân chứng điều trần công khai tại Hạ Viện ngày 21-11- bà Fiona Hill - nói rõ “1 số trong quý vị tin rằng người Nga không tấn công cuộc bầu cử năm 2016 tại Hoa Kỳ, nhưng tin Ukraine làm”.
Cuộc điều trần công khai của đại sứ Sondland hôm 20/11 đã cho thấy ngoại trưởng Mike Pompeo có thể có liên quan với “vụ đổi chác” trong vụ tai tiếng gây áp lực với chính quyền Ukraine.
ATLANTA - Vào tối 20/11, cử tri đã nhận diện 4 ứng viên TT mạnh nhất của đảng DC, sau buổi tranh luận thứ 5.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phủ nhận tin từ Seoul, theo đó Hoa Kỳ đang tính toán cắt giảm 4,000 quân số đồn trú tại Nam Hàn, nếu Nam Hàn không tăng tài trợ chi phí an ninh chung theo yêu cầu của TT Trump.
Điều kiện đi lại vào Lễ Tạ Ơn năm nay có thể sẽ không thuận lợi vì một cơn bão sẽ ấp tới miền trung nước Mỹ vào tuần tới, tức là tuần lễ có Lễ Tạ Ơn.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập đã bị bắt và khởi tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước,”
Việt Cộng đã không cho Linh Mục Nguyễn Đình Thục sang Nhật để dự lễ Đức Giáo Hoàng Francis, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 21 tháng 11 năm 2019.
WASHINGTON (ngày 18 tháng Mười Một, 2019) – Cuộc Khảo Sát bước ngoặc được PRRI và AAPI Data công bố hôm nay cho thấy gần một phần tư (23%) người Mỹ Gốc Á và Đảo Thái Bình Dương (AAPI) California đi làm và chật vật với nghèo khó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.