Hôm nay,  

Tiếng Nói Của Lương Tri

23/06/201000:00:00(Xem: 3987)

Tiếng Nói Của Lương Tri

Vi Anh
Bạo quyền với  hàng triệu quân gia, vũ khí trang bị tận răng trong đoản kỳ có vẻ vô địch. Nhưng dưới ánh sáng của thế giới sử, trong trường kỳ  bạo quyền sẽ thất bại trước tiếng nói của lương tri. Nhơn kỷ niệm 70 năm ngày Tướng De Gaulle lên đài BBC kêu gọi đồng bào Pháp kháng chiến chống Đức  Quốc Xã, và nhơn ngày Bà Aung San Suu Kyi được 65 tuổi đang bị quân phiệt quản thúc tại Miến Điện, nhiều nơi trên thế giới tổ chức mừng sinh nhựt cho Bà -- thử phân tích vai trò của tiếng nói của lương tri, tiếng nói bất khuất của dân tộc, của Nhân Loại, của Chân Thiện Mỹ, có mạnh hơn bạo quyền của các chế độ độc tài ác ôn hay không.
Để chống lại những tội ác diệt chủng, tội ác chống dân tộc, tội ác chống nhân loại, phản văn minh tiến bộ của Loài Người, cần phải có những quyền thế chánh trị, như Liên Hiệp Quốc. Nhưng quyền thế đó của LHQ nhiều khi kẹt cứng vì LHQ chỉ là đền thờ của luật pháp quốc tế hơn là toà án quốc tế. LHQ sẽ vô hồn, thiếu động lực nếu  không có những tổ chức phi chánh phủ, các xã hội dân sự và những nhân vật xả thân cho lý tưởng vận động và đấu tranh chống điều ác và  kẻ ác. Trong bất cứ cuộc kháng chiến, chiến đấu hay đấu tranh nào cũng cần, cũng phải dựa vào tiếng nói của lương tri để quần chúng liên kết, tập họp chung quanh tiếng nói lý tường ấy, để tạo niềm tin và hy vọng - tạm gọi là chánh nghĩa.
Tiếng nói của Tướng Charles De Gaulle kêu gọi kháng chiếng, tiếng nói của Martin Luther King kêu gọi dân quyền, tiếng nói của Nelson Mandela kêu gọi bình đẳng chủng tộc, tiếng nói của Bà Aung San Suu Kyi kêu gọi dân chủ, là những tiếng nói của lương tri, đánh động lương tâm quần chúng, làm đổi thay chánh quyền và xã hội.
70 năm trước đây Ông De Gaulle di tản ra khỏi nước Pháp khi Ông  Philippe Pétain hiệp ước đình chiến và hòa giải hoà hợp lập chánh phủ Hitler. Ở hải ngoại thế cùng lực tận nhưng Tướng De Gaulle nuôi chí phục quốc. Ông cần kêu gọi đồng bào Pháp của Ông đứng lên kháng chiến. Phương tiện tốt nhứt lúc bấy giờ là đài BBC của Anh. Kể cả mật hiệu ngày giờ đổ bộ của đồng minh, Bộ Tư Lịnh Đồng Minh cũng phải nhờ BBC  mật truyền qua tín hiệu bằng mấy câu thơ của một thi sĩ Pháp. Hiệu triệu. tiếng nói lương tâm của người Pháp, BBC ban đầu từ chối không chuyển lời của Tướng De Gaulle. Sau  nhờ sự can thiệp của Thủ tướng Anh Winston Churchill, BBC mới chuyển vào ngày 18 tháng Sáu, nay đã được 70 năm. Ông khẳng định  vai trò lãnh đạo của Pháp Quốc hải ngoại và khẳng định với quốc dân Pháp "Ngọn lửa của các cuộc kháng chiến ở Pháp sẽ không bao giờ có thể bị dập tắt." Và thực dậy ngọn lửa yêu nước của người Pháp, ngọn lửa chống tội ác chống Nhân Loại, chẳng bao lâu sau  bùng cháy lên thiêu rụi Phát xit, Đức Quốc Xã, đem lại độc lập, tự do, dân chủ cho người Pháp, cho cả Âu châu.
Còn Bà Aung San Suu Kyi dù bị quân phiệt Miến Điện quản chế suốt 15 năm qua. Rất ít người được gặp mặt nhưng Bà là một người nhà cầm quyền quân phiệt, tướng tá lon lá đầy vai, quân gia súng dài súng ngắn đầy người, xe tăng dậy đất,  máy bay om trời -  sợ nhứt. Vì Bà là tiếng nói của lương tri của dân tộc Miến Điện. Bà là biểu tượng tranh đấu chống lại tập đoàn quân sự. Người dân bị áp bức bóc lột xem Bà là tấm gương tranh đấu bất khuất, là nguồn cảm hứng đấu tranh, là thần tượng của lớp trẻ.


Nên ngày sanh nhựt thứ 65 của Bà, dù Bà bị quân phiệt cấm cố tại gia, cả thế giới tổ chức kỷ niệm sự kiện này với những lễ mừng sinh nhật và những cuộc biểu tình đòi phóng thích bà. Tại Rangoon cựu thủ đô Miến Điện, bất chấp lịnh cấm, khoảng 400 ủng hộ Bà tụ tập tại một ngôi nhà, phóng sanh chú chim  tức đòi hỏi trả tự do cho Bà và thắp đèn cầy trên chiếc bánh sinh nhật tức mừng tuổi cho Bà. Tại Washington DC thủ đô Mỹ Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Ngoại trưởng Anh, William Hague, kêu gọi nhà cầm quyền quân sự tại Miến Điện phóng thích bà Aung San Suu Kyi. Ở Nam Phi, tại Giải Túc Cầu, người ta dành cho Bà một cái ghế để trống. Tại Hồng Kông, Manilla. Washington, Luân Đôn, ngừời Miến Điện hải ngoại và thành viên đối lập tổ chức biểu tình trước cơ sở ngoại giao của nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện. Người biểu tình thuộc Liên minh Miến Điện Tự Do, hầu hết là phụ nữ, đã ca bài "Happy Birthday", và cắt một chiếc bánh sinh nhật khổng lồ có cắm một cây nến lớn mang hình số 65.
Dù vị khôi nguyên Nobel Hòa bình 1991 suốt 15 năm qua bị quân phiết cấm cố trong nhà có lính gác còn chặt hơn tù, thế giới vẩn xem Bà là  «tiếng nói của lương tâm », của lương tri trước sức mạnh của bạo quyền. Thế giới không được gặp Bà nhưng hầu hết đều biết Bà. Ngày nào Bà còn sống là Quân Phiệt còn sợ  Bà. Quân phiệt làm đủ mọi trò để hạ uy tín và uy thế của Bà, nhưng không thể làm giảm được lòng tôn kính của người dân Miến Điện và lòng ngưỡng mộ của chánh quyền dân chủ tự do trên thế giới đối với Bà.
Một nữ sinh viên Miến Điện  nói với báo La Croix của Pháp, trong phần điểm báo của đài phát thanh RFI của Pháp “khi không bị cúp điện, cô được xem chương trình truyền hình của đài Tiếng nói Dân chủ từ Bắc Âu phát về qua vệ tinh và nghe thông điệp của bà Aung San Suu Kyi. Cô nhận xét rằng người dân không ý thức gì đến chính trị, nhưng khi nghe bà Aung San Suu Kyi nói về tự do và dân chủ thì họ cảm thấy được soi sáng. Bà giải thích một vấn đề bằng từ ngữ giản dị và thí dụ cụ thể. Ngay người dân nông thôn ít học cũng hiểu ra được.” Và “Một phụ nữ thất nghiệp cho biết lúc 10 tuổi, cô đã học được tấm gương can đảm từ một cuộc tiếp xúc với bà Aung San Suu Kyi năm 1995. Đứng trên một chiếc ghế bên trong hàng rào, bà đã trả lời các câu hỏi của đám đông nhiều ngàn người đứng bên ngoài căn nhà quản chế. Để được tham dự buổi «hội thảo», người dân phải đi qua một hàng rào công an và phải chịu chụp hình. Cô bé 10 tuổi đã có dịp chứng tỏ lòng can đảm”, Cô đi qua hàng rào công an và để cho công an chụp hình Cô.
Trở lại nước nhà VN. Ở một mức độ nào đó đã có một VN hải ngoại. Chưa có một De Gaulle nhưng đã có tiếng nói của lương tri của người Việt chống CS đem lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho người dân Việt. Đứng trên phương diện đấu tranh coi vậy chớ chưa lúc nào CS Hà nội độc tài toàn trị mất tính đảng, mất tính đấu tranh và rệu rã như lúc này.  Và chưa lúc nào người dân Việt hết sợ CS như lúc này. Cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN đã chuyển từ phẩm sang lượng, từ điểm sang diện. Không có bang giao, giao thương nào của Trung Cộng hay của Mỹ, của WTO hay của ASEAN có thể ngăn cản được nội lực dân tộc VN trên tiến trình trừ gian, diệt bạo mà CS là hiện thân./.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.