Hôm nay,  

Nỗi Buồn Giáo Dục Vn

09/11/200900:00:00(Xem: 5244)

Nỗi Buồn Giáo Dục VN

Vi Anh
Ong Nguyễn Thiện Nhơn, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Giáo Dục- Đào Tạo của CS Hà nội sắp đến San Francisco (Mỹ) tổ chức triễn lãm "Meet Vietnam". Không biết Ong triễn lãm cái gì khi mà nền giáo dục đại, trung, tiểu học của Việt Nam dưới thời CS Hà nội là một bức tranh đen tối đến buồn nôn. Thật là ngây thơ nếu không muốn nói là hoang tưởng nếu Ong nghĩ là có thể “copy, hay cut” nền giáo dục đại học Mỹ, rồi “paste” cho VNCS để rồi mươi năm sau VNCS có 2000 tiến sĩ và cán bộ do thành ủy Hà nội quản lý đều có bằng tiến sĩ như Ong từng tuyên bố. Là một người đứng đầu ngành giáo dục VN thời CS, ắt Ong phải biết giáo dục thành hay bại là do gia đình, học đường, xã hội. Cá nhân VN hiếu học và gia đình VN trọng học thức. Nhưng học đường Đảng Nhà Nước để thiếu thốn, nhốt trong lồng CS lỗi thời, thất bại, và xã hội trong chế độ CS Hà nội độc tôn, độc tài toàn diện, coi hồng hơn chuyên. Không có nhân bản, không có tự do thì làm sao có thể khai phóng, phát triển được nền giáo dục và đối tượng giáo dục là lớp trẻ VN. Thiết nghĩ Ô. Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Giáo dục chưa  cần phải phí tiền thuế của dân để đi Mỹ để  tìm hiểu. Không có Mỹ nào, Tàu nào có thể làm thay nghĩ thế cho người Việt Nam được. Mà trước nhứt Ong cần nghe những tiếng nói chân tình, những tiếng than não nuột của những nhà giáo VN trong cuộc, như hai tiếng nói sau đây.  
Một về đại học, tin đài Á châu Tự do Mỹ và đài Quốc tế Pháp, tờ báo Tia Sáng Online bị xóa bỏ tên miền, coi như bị đóng cửa bởi nhà cầm quyền CS Hà nội trong đó Ong Nguyễn thiện Nhơn là Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng. Chỉ vì một cái "tội" đã đăng bài "Giáo Dục, Xin Cho Tôi Nói Thẳng" của Giáo sư Hòang Tụy. Gs Hoàng Tụy là một nhà giáo từng làm Viện trưởng Viện Toán học của VNCS và là một nhà giáo rất tâm huyết với việc cải cách giáo dục Việt Nam. Trong bài viết đó, Gs Hoàng Tụy viết ''sự sa sút của giáo dục không thể đổ cho khách quan" mà do ''lãnh đạo, quản lý bất cập, bất cập cả tâm lẫn tầm và từ trên xuống dưới''. . . ''căn nhà giáo dục đã cũ nát thảm hại, nhưng cứ loay hoay, nay cơ nới chỗ này, nay sửa chữa chỗ kia, thành ra căn nhà dị dạng chẳng ai muốn ở. Gia đình nào có khả năng đều tìm cách gởi con em ra nước ngoài để chạy trốn giáo dục trong nước''. Nhiều bình luận và, phản hồi, đôi khi rất nặng nề, kèm theo bài báo, được đăng trên Tia Sáng Online, một  tờ báo được nhiều nhà trí thức trong nước ưa chuộng. CS Hà nội bị chạm nọc đóng cửa tờ báo bằng cách xoá tên miền mà không công bố.
Tiếng kêu của Gs Hoàng Tụy, Đảng Nhà Nước nghe chói tai  nên đóng cửa tờ báo -- như  hành động của Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng ban hành nghị định số 97 để bịt miệng những nhà trí thức trong tổ chức IDS  nghiên cứu những điều ích nước lợi dân. Gs Hoàng Tụy nói "cảm thấy mệt mỏi quá rồi thành ra thì thôi nhường cái công việc đấy cho các bạn có tâm huyết và chia sẻ với tôi cái niềm tin rằng hiện nay đối với nước ta có lẽ không có cái vấn đề nào hệ trọng hơn là giáo dục." Một giáo sư đại học  có uy tín, có dĩ vãng như GS Hoàng Tụy mà còn bị  bịt miệng thì làm sao sinh viên dám nói với hai từng áp bức của nhà trường, của đảng, đoàn trong đại học!
Gs Hoàng Tuỵ đau buồn, chán nản là phải. Hai "chuyên gia" của Trường Chính Quyền Học Kennedy tại Đại Học Harvard là Thomas Vallely (Giám Đốc Chương Trình Việt Nam) và Ben Wilkinson của Uỷ ban Đặc nhiệm Hỗn hợp về Giáo dục Đại học Việt Nam trong một tờ trình cũng báo động:  giáo dục đại học VN [CS] đang khủng hoảng và suy sụp.
Phân tích bản tường trình của Uy Ban này, Giáo sư Tạ văn Tài khi xưa dạy nhiều trường đại học ở VNCH, qua Mỹ dạy ở ĐH Harvard, nhận định đại học VNCS vào năm 2007 chỉ có  52 công trình nghiên cứu thua xa  Đại hàn (5060 công trình), Singapore (3598 công trình). Thâu nhận bừa bãi và cho ra trường các sinh viên trong các ngành nghề ít việc làm, 50% sinh viên tốt nghiệp không kiếm được việc làm hay làm những việc ngoài ngành đã học.


 So với thời Việt Nam Cộng Hoà ở Miền Nam, Gs Tài nhận thấy Pháp dù thực dân vẫn du nhập một nền giáo dục đại học phẩm chất tốt. Đại học Đông Dương, nhất là y khoa, dược khoa, luật khoa, và khoa học trở thành nơi huấn luyện các tầng lớp ưu tú (elite) của Việt, Mên và Lào. VNCH dù thời chiến cũng có một nền đại học tốt. Từ 1954 đến 1975, từ các đại học Miền Nam Việt Nam, đã có nhiều sinh viên du học sang Pháp, Đức, Anh, Úc , Nhật và Hoa Kỳ v.v.. và thành công, nhiều khi ngay trong năm đầu, ở các đại học ở các nước ấy, rồi đậu bằng đại học Âu Mỹ dễ dàng, và hàng loạt, trong đủ các ngành, kể cả nguyên tử lực,nhiều người đậu đến bằng tiến sĩ, chứng tỏ nền dại học Miền Nam Việt Nam có phẩm chất và đào tạo người giỏi."
Hai về tiểu học, cũng tin Đài Á châu Tự do, Thầy Nguyễn Thanh Tùng, một giáo viên sống lâu trong nghề, còn dạy ở trường Trường Tiểu Học An Hội ở Quận Gò Vấp  cũng than. Ôi  niên học này trường Tiểu Học An Hội phải chứa có 5.000 học sinh; mở 103 lớp học, mỗi lớp tối thiểu 50 em học sinh, có lớp lên gần 60 em. Thầy Tùng than đông quá rất khó dạy, không quán xuyến nổi học sinh. Mỗi buổi sáng ngoài cổng trường hàng ngàn chiếc xe gắn máy, xe đạp kẹt cứng. Học sinh đông nên phải gắn máy phóng  thanh cho các lớp để giáo viên giảng bài bằng micro. Học sinh phòng học này phải nghe đủ thứ âm thanh từ các phòng bên. Thiếu giáo viên trầm trọng.  Phòng Y Tế chỉ khoảng hơn 20m2, với một nhân viên y tế và một người phụ việc mà thôi. Phòng Giáo Viên là văn  phòng của các Hiệu Phó. Còn bên ngoài trường thì quá nhiều các tiệm internet, các chỗ chơi game vì hết giờ học thì học sinh vào đó chờ cha mẹ đến rước. Chính Ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng Phòng Giáo Dục Tiểu Học thuộc Sở Giáo Dục và Đào Tạo TP.HCM cũng than. không thể gọi đây là một môi trường giáo dục được.
Trước đây còn rất nhiều tin tức bi đát về giáo dục tiểu học VN thời CS nữa. Như ngay ở Hà nội có nhiều trường tiểu học không có nhà vệ sinh hay có nhà vệ sinh dơ đến đối học sinh phải rán nín. Còn trên toàn quốc nhứt là ở Saigon và Hà nội đông dân cư, lệ phí trường sở là một đại nạn cho phụ huynh học sinh. Mỗi một mùa tựu trường là một cơn ác mộng cho phụ huynh học sinh chạy vắt giò lên cổ để kiếm tiền đóng  lệ phí không tên và gần như vô số vì mỗi trường, mỗi năm  đều có thể  đặt ra một lệ phí mới. Có trường thu đến 23 lệ  phí khác. Phụ huynh chỉ biết kêu trời không thấu. Một phụ huynh học sinh nói trên RFA, "Tôi có hai cháu, cháu lớn học cấp 3, cháu nhỏ mới cấp 1. Năm ngoái tiền đóng góp cho nhà trường của con gái lớn gần 1 triệu đồng, ngoài tiền học phí. Thằng con trai học cấp 1 cũng đóng hơn nữa triệu." Với lợi tức trung bình của người dân chưa tới 2 Đô la một ngày, số tiền đó quá lớn Hiến pháp qui định giáo dục tiểu học miễn phí nên Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Nguyễn Thiện Nhân  đổ  thừa tình trạng lạm thu ở các trường tiểu học là do hội phụ huynh học sinh.
Ba và sau cùng, xin phép nói tiếng Nam với Ong Bộ Trưởng gốc gác Nam, "Mắc cười" quá Ong Bộ Trưởng ơi, người dân Việt ai cũng biết hội phụ huynh là tay chân của ban giám hiệu và chính nhà trường đứng thâu, ép đóng mới cho  học sinh vô học.
Đảng Nhà Nước thu tiền rừng bạc biển qua thuế từ mồ hôi của công nhân, nông dân, bòn vét tài nguyên đất nước đem bán; các đại gia CS đã thành tỷ phú Đô la trong thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 0,4% dân số là cán bộ đảng viên mà chiếm 70% tài sản quốc gia, trong khi 99,6% dân số VN chỉ chiếm được 30% tài sản quốc gia (con số do Gs Ngô vĩnh Long, ĐH Mason Mỹ sưu khảo). Tại sao Đảng Nhà Nước bắt y tế, giáo dục lấy thu bù chi, tức là bắt ngưòi dân nai lưng ra đài thọ kinh phí lẽ ra ngân sách quốc gia phải đài thọ tương xứng.
Ô. Nguyễn thiện Nhơn à, với môi trường, cơ chế chánh trị bế tắc của CS như vậy, Ong đi Mỹ để “copy, cut, paste” mô thức đại học Mỹ về cũng biến thành một thứ cây còi cọc mà thôi. Uổn tiền của dân quá.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.