Hôm nay,  

Mặt Trận Dân Chủ

26/07/200500:00:00(Xem: 5366)
Sau các cao trào dân chủ ở các nứơc cựu Cộng Hòa Xô Viết, điểm nóng của phong trào dân chủ đang hướng về nơi nào trên thế giới" Hà Nội hay Bắc Kinh" Miến Điện hay Cuba" Cơn sóng thần dân chủ đang tràn tới những nơi nào" Việt Nam có đang trở thành điểm nóng dân chủ chưa" Và tình hình cụ Trần Khuê đứng ra nhận vai trò phát ngôn nhân phong trào dân chủ, và cuộc tiếp tân mà tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn tổ chức với các nhà dân chủ tham dự có giúp làm nhúc nhích gì cái đất nước VN mình chưa"
Thực tế là có, nhưng cũng gọi được là chưa. Có, vì ngày càng nhiều người Việt tin rằng giaỉ pháp cho phát triển VN phaỉ là dân chủ. Nhưng nói là chưa, bởi vì ở VN chưa hề có tïự do báo chí, và do vậy, các tiếng nói dân chủ không vang vọng bao xa; và vì CSVN cũng cấm ngặt mọi cuộc biểu tình nên phương diện gây tiếng vang quần chúng kể như bất khả.

Nhìn toàn cầu, chúng ta cũng không thể biết chính xác hết các điểm nóng dân chủ được, nhưng có thể nhìn vào số lượng các cuộc biểu tình đòi nhân quyền và dân chủ, thì như dường vương quốc Nepal trên rặng núi Hy Mã Lạp Sơn đang có vẻ như trở thành tâm bão. Vấn đề là, tương quan lực lượng ra sao"
Mới đây, Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Đặc Trách Nam Á Christina Rocca trong chuyến viếng thăm Nepal đã nói với các chính khách Nepal rằng cơ quan National Endowment for Democracy (NED), một tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ, bản doanh ở Washington, sẽ giúp phát huy dân chủ và ổn định tại Nepal. Tiết lộ này đã gây dè dặt cho cả phía vương triều Nepal và cả 2 lân bang khổng lồ Trung Quốc và Ấn Độ. Đơn giản, vì cơ quan NED này đã hiện diện cùng nhiều tổ chức phi chính phủ khác trong các cuộc biểu tình dân chủ ở Georgia, Ukraine, Kyrgyzstan...

Hoa Lục có nhiều lý do quan ngại hơn khi NED xuất hiện ở Nepal, vì kế bên biên giới trên rặng Hy Mã là Tây Tạng, vùng đất có quá nhiều nhạy cảm tôn giáo và lãnh thổ. Ramtanu Maitra, phóng viên Asia Times, ghi rằng NED từng một thời tài trợ cho các nhóm chống Hoa Lục tại Tây Tạng.

Ấn Độ thực tế là một đồng minh của Hoa Kỳ. Tổng Thống Bill Clinton khi thăm Ấn Độ năm 2000, đã đề nghị cùng thiết lập 1 trung tâm Châu Á để quảng báo dân chủ. Cơ quan có tên là The Asian Center for Democratic Governance được thành lập với bản doanh ở New Delhi, và hình thành chung bởi cả hai cơ quan Ấn Độ là Confederation of Indian Industry (CII ) và Mỹ là NED.

Người chỉ huy mặt trận dân chủ mới đó là Gautam Adhikari, cựu phóng viên văn phòng Washington của nhật báo Times of India và cũng là 1 thành viên của NED. Trên nguyên tắc, trung tâm mới này sẽ giúp đỡ và phát huy dân chủ trong vùng xuyên qua việc chia sẻ kinh nghiệm của 2 nước dân chủ khổng lồ (Ấn và Mỹ) cho các nước khác.

Dù vậy, các sĩ quan an ninh Ấn Độ vẫn lo ngại về tình hình NED vào Nepal. Tổ chức NED tuy bề mặt được tài trợ từ Quốc Hội Mỹ với nhiệm vụ quảng bá dân chủ toàn cầu, nhưng lại từng nhiều lần bị quy chụp là cánh tay nối dài của Sở Tình Báo CIA. Vấn đề là, thế lực NED đã lớn tới nổi, Vua Gyanendra buộc lòng phaỉ cho cơ quan này hoạt động và đồng ý hồi phục dân chủ nhằm đón nhận viện trợ phát triển.


Hồ sơ gần nhất của NED xảy ra tại Kyrgystan. Trong bài viết ngày 30-3-2005, nhan đề “US Help to Prepare the Way for Kyrgyzstan’s Uprising” (Mỹ Giúp Mở Đường Cho Cuộc Nổi Dậy Ở Kyrgystan), phóng viên Craig S. Smith của báo New York Times viết rằng Mỹ đã duy trì chương trình phát huy dân chủ song phương lớn nhất tại Kyrgyzstan theo Luật Freedom Support Act, thông qua bởi Quốc Hội năm 1992, để giúp các nứơc cựu Cộng Hòa Xô Viết chuyển hóa về kinh tế và dân chủ.

Tiền chi ra cho chương trình dân chủ tại Kyrgyzstan tổng cộng 12 triệu đô năm ngoái. Hàng trăm ngàn đô khác chi ra cho các chương trình phát huy dân chủ ở nứơc này từ các cơ quan khác, do chính phủ Mỹ tài trợ, như NED, theo bài viết của Smith. “Như thế là chưa kể số tiền giành cho nhà xuất bản Freedom House hay là cho chương trình phát thanh tiếng Kyrgyz trên Đài Âu Châu Tự Do, một làn sóng ủng hộ dân chủ,” theo Smith tường trình.

Tuy là đồng minh của Mỹ, Ấn Độ vẫn có các trở ngại riêng. Theo các nguồn tin từ New Delhi, nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) đã xin thực hiện các dự án về các đề tài chưa từng nghe tới trong các khu vực mà các cuộc nhiên cứu như thế hoặc không liên hệ gì, hoặc là bất khả. Dòng chảy của suối tiền ngoaì nứơc đổ vào các cuộc nghiên cứu như thế đã làm Ấn Độ chú ý. Theo một bản ước tính, có hơn 200 hội NGO đang hoạt động trong vài tiểu bang lớn của phía đông bắc Ấn Độ.

Trong nhiều năm, nhiều tiểu bang đông bắc Ấn Độ bị tràn ngập bởi các đoàn truyền giáo Cơ Đốc. Con số thống kê cho thấy có hơn 85% cư dân tại Mizoram là tín đồ Ky Tô. Tiểu bang nhiều bất ổn Nagaland cũng có đại đa số là Ky Tô hữu. Trong thời hậu Chiến Tranh Lạnh, các đoàn truyền giáo Hòa Lan hoạt động tích cực ở tiểu bang Tripura, phía đông bắc. Các đoàn truyền giáo vào mà không xin giấy phép chính thức nào từ chính phủ Ấn Độ. Cũng có tin là các lãnh tụ du kích chống New Delhi đã bay tới Hòa Lan để họp với các viên chức Hòa Lan trong các hội NGO, trước hoặc sau khi họ họp với các viên chức ở New Delhi. Có ít nhất một hội NGO Hòa Lan liên hệ vùng đông bắc này đang được tài trợ bởi chính phủ Hòa Lan.

Nhưng Ấn Độ vẫn là đồng minh Mỹ. Chỉ có Hoa Lục mới nhìn NED và các hội NGO nhiều nghi kỵ hơn. Từ lâu, NED đã hỗ trợ cho chính nghĩa chống Bắc Kinh của loạn quân Uighur (Uy-Ngô-Nhĩ) vùng Tân Cương. Cơ quan dân chủ Hoa Kỳ NED đã họp thường xuyên với hội Uighur American Association tại ngoaị ô Washington, DC.

Nỗi lo của Hoa Lục không phaỉ chuyện mơ hồ. Nury Turkel, chủ tịch Uighur American Association, trong bản văn phổ biến gần đây, đã nói, “...Có vài tia hy vọng cho người Uighurs. Vào đầu năm 2004, cơ quan NED, cơ quan giúp những nhà bất đồng chính kiến toàn cầu, đã đồng ý cấp tài trợ cho Uighur American Association một khoản tiền nghiên cứu về nhân quyền, khảo sát các vi phạm nhân quyền chống lại người Uighurs.”

Vào tháng 11-2004, Rebiya Kadeer, được trao Giải Rafto, 1 giải thưởng nhân quyền có uy tín. Kadeer bị bắt năm 1997 trong khi trên đường tới trình bày cho 1 phaí đoàn quốc hội Mỹ về nhân quyền của sắc dân Uighurs. Bà sau cùng được thả vào ngày 17-3, lý do “sức khỏe, cần về chưã bệnh, nhưng vẫn liên tục bị chính phủ Bắc Kinh đàn áp...

Mặt trận dân chủ toàn cầu đang chuyển tới đâu" Nepal, hay trong nội địa Trung Quốác" Và có giúp gì được cho phong trào dân chủ Việt Nam hay không" Đó là những gì chúng ta cần quan sát, khi các chế độ khủng long cuối cùng này chưa chịu lui vào lịch sử...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.