Hôm nay,  

Hồi Ký: Tôi Tìm Tự Do (kỳ 87)

22/01/200800:00:00(Xem: 3071)

Tôi là Nguyễn Hữu Chí, sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, từng có hơn một năm phải đội nón cối, đi dép râu, theo đội quân Việt Cộng xâm lăng Miền Nam. Trong những năm trước đây, khi cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc còn minh bạch, lằn ranh quốc cộng còn rõ ràng, tôi hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thế lực của cộng sản. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ, những thế lực chìm nổi của cộng sản tại Úc đang tìm cách xóa bỏ lằn ranh quốc cộng, đồng thời thực hiện âm mưu làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của người Việt hải ngoại. Trong hoàn cảnh đấu tranh ngày càng khó khăn đó, tôi thấy mình chỉ có thể đi tiếp con đường mình đã chọn khi được quý độc giả hiểu và tin tưởng. Vì vậy, tôi viết hồi ký này, kể lại một cách trung thực cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của tôi khi sống trong chế độ cộng sản, cũng như những nguy hiểm, may mắn khi tôi tìm tự do.... Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn trên nhiều phương diện, lại phải vừa duy trì tờ báo, vừa tham gia các sinh hoạt cộng đồng, vừa tìm cách "mưu sinh, thoát hiểm" giữa hàng chục "lằn tên đường đạn", nên hồi ký này có rất nhiều thiếu sót. Kính mong quý độc giả thông cảm bỏ qua, hoặc đóng góp nếu có thể.

*

(Tiếp theo...)

Chia tay cụ Ba Giếng ở Cẩm Phả, tôi đi bộ được một đoạn vài cây số thì may mắn, quá giang được một chiếc xe tải chở than đá đi Nà Peo, qua thị trấn Tiên Yên. Tài xế là một thanh niên chịu chơi, gốc Hải Phòng, tuổi khoảng trên dưới 30, mắt xếch, lông mày rậm hình lưỡi mác, râu quai nón, tóc xoăn để từng lọn dài tới ngang vai. Hai cánh tay của anh gân guốc, xâm hình rồng, cọp và mấy chữ Tàu. Anh cho tôi biết tên của anh là H và do một mình lái xe đi Nà Peo, nên anh hào hiệp cho tôi ngồi ngay trong phòng lái. Nhờ vậy tôi cũng đỡ mệt mỏi và thoát khỏi ướt át, lạnh lẽo khi gặp trận mưa thiệt lớn vào chiều hôm đó.
Dọc đường, anh kể cho tôi nghe những câu chuyện vô cùng thương tâm của những gia đình người Hoa từng sinh sống ở Hải Phòng cả mấy đời, nhưng vì đường lối thù nghịch giữa Trung Cộng và Việt Cộng, nên họ đã trở thành nạn nhân, phải bỏ lại tất cả nhà cửa, ruộng vườn, lên đường chạy về Trung Hoa. Anh cũng tâm tình về tình hàng xóm láng giềng giữa người Hoa và người Việt thắm thiết bao nhiêu đời, nay do nhà nước VC tuyên truyền nhồi sọ, bỗng một sớm một chiều người Việt trở nên thù nghịch, căm ghét người Hoa đến độ có thể đâm chém họ, đốt nhà của họ. Nọc độc tuyên truyền của VC đã thổi bùng "lòng yêu nước mù quáng" trong lòng người Việt khiến họ dám làm cả những hành vi tồi tệ nhất như ném phân, ném xác thú vật chết vào nhà hay giếng nước của người Hoa, đánh đập ông bà già hay trẻ em người Hoa. Thậm chí có cả những người Hoa bị giết, nhà của người Hoa bị đốt cháy, cửa tiệm của người Hoa bị đập phá, những cuộc tình Việt Hoa phải bị huỷ bỏ... Vào thời điểm đó, ở Miền Bắc, tại những nơi có người Hoa, rất nhiều người Việt đã làm những hành động man rợ đó chỉ vì "ngọn lửa yêu nước mù quáng" mà cộng sản đã cố tình đốt lên một cách ác ý.
Khuya hôm đó, xe đến thị trấn Tiên Yên. Anh H lái xe chở tôi đến tận bến xe của thị trấn và cẩn thận dặn tôi ngủ ngay tại bến chờ xe đi Quảng Hà, vì xe khách bấy giờ rất hiếm.
Thị trấn Tiên Yên là nơi cuối cùng của quốc lộ 18 khi nó đụng quốc lộ 4B. Tại ngã ba Tiên Yên, rẽ trái vô quốc lộ 4B sẽ đi Nà Peo rồi tới Lạng Sơn. Còn rẽ tay phải cũng vô quốc lộ 4B đi Quảng Hà, Móng Cái. Trước đây, khi tình hình biên giới Việt Trung không căng thẳng, xe hành khách qua lại Tiên Yên thường xuyên. Nhưng từ khi xung đột biên giới ngày càng leo thang, viễn ảnh cuộc xâm lăng của Trung Cộng ngày càng cận kề thì xe khách qua Tiên Yên hầu như vắng bóng. Riêng xe nhà binh thì từng đoàn, từng đoàn đi suốt ngày đêm... Không khí chiến tranh ở đây được hâm nóng hơn nhiều so với Hải Phòng, Cẩm Phả. Thị trấn Tiên Yên cũng tiêu điều giống như một thành phố chết, vì đại đa số dân chúng lo sợ trước viễn ảnh Trung Cộng xâm lăng, đã "sơ tán" đi các nơi khác.
Tối hôm đó nằm ở bến xe Tiên Yên tôi trằn trọc không ngủ được. Từ Tiên Yên đi Móng Cái chỉ có khoảng 90 cây số, đủ ngắn để tôi có thể cuốc bộ trong hai ngày đêm, nếu tôi không quá giang được xe. Nhưng tôi biết, đoạn đường càng gần tới đích thì nguy hiểm rình rập càng nhiều. Suốt thời gian ngót một năm qua, kể từ khi vượt ngục, tôi đã gặp không biết bao nhiêu may mắn. Và càng gặp may mắn, tôi lại càng lo ngại cho những nỗi bất hạnh đang chờ đợi. Điều nguy hiểm hơn là đoạn đường từ Tiên Yên đi Móng Cái hầu hết là bộ đội, dân quân, du kích hoặc công nhân quốc phòng. Thành phần dân sự và thanh niên xung phong rất ít. Thêm vào đó, trước nguy cơ bị Trung Cộng xâm lăng, đường từ Tiên Yên đi Móng Cái có rất nhiều trạm gác của các đơn vị bộ đội chủ lực, của tỉnh đội, huyện đội, xã đội... Tất cả những trạm gác này có nhiệm vụ ngăn chặn gián điệp Trung Cộng xâm nhập. Vì thế, việc tôi đóng vai một thanh niên xung phong đi thăm thân nhân ở Móng Cái là điều rất dễ bị nghi ngờ nếu bị các trạm gác này xét hỏi giấy tờ.
Qua nghiên cứu bản đồ và hỏi thăm đường xá kỹ càng, tôi biết được quốc lộ 4B chạy từ Tiên Yên đến Móng Cái dài khoảng 90 cây số. Trong tình huống cực kỳ khó khăn, không thể đi ban ngày qua các trạm gác dọc đường, tôi sẽ phải đi ban đêm. Thời tiết lúc đó đã bước vào mùa đông, nên lạnh giá, cộng với trời tốt, sẽ là những điều kiện gây khó khăn cho tôi không ít, nhưng trái lại cũng tạo thuận tiện giúp tôi vượt qua các trạm gác.
Ở bến xe Tiên Yên đêm hôm đó cũng có khoảng hơn chục hành khách chờ xe. Một nhóm bốn người bộ đội có mang theo súng ống đầy đủ. Qua trò chuyện giữa họ và những người trong bến xe, tôi biết biết họ được đi phép đặc biệt, nay phải trở về đơn vị đóng ở Hải Ninh, gần Móng Cái. Cả bốn người bộ đội đều trẻ măng và đều hăng say chửi Trung cộng. Còn lại là ba người công an biên phòng đóng ở Hải Hoà thì ít nói, khi nói, chỉ rì rầm nói với nhau; hai vợ chồng công nhân ở Hải Đông thì mắc võng ngủ li bì không hề trò chuyện với ai. Người cuối cùng, nằm ngay cạnh tôi, là một cụ già tuổi khoảng 70 ở Trà Cổ, cách Móng Cái khoảng 7, 8 cây số. Cụ là người vui vẻ trò chuyện với tất cả mọi người, nhất là với tôi vì cụ ngủ ngay cạnh tôi.


Cụ cho tôi biết, cụ là người gốc Nùng, tổ tiên của cụ là Nùng Trí Cao, trước từng đánh nhau với Tàu khiến Tàu thua nhiều trận, phải cắt đất phong vương cho người Nùng tự trị. Cụ cũng tự hào nói khi quận He Nguyễn Hữu Cầu khởi nghĩa, tổ tiên của cụ cũng đã từng là tướng tiên phong của quận He. Tôi không biết chuyện của cụ kể thực hư bao nhiêu phần trăm, nhưng tướng mạo của cụ rất quắc thước, vừa có vẻ phong trần lại có vẻ ngang tàng, uy dũng, tuy cụ đã ngoài 70 tuổi.
Chờ xe đến trưa hôm đó, toán bộ đội và toán công an biên phòng đi quá giang được một đoàn quân xa, còn lại có mấy người dân thường, nên tôi và cụ mạnh dạn trò chuyện. Nhân dịp này tôi cũng khéo léo hỏi dò cụ về địa hình địa vật thị xã Móng Cái.
Theo lời kể của cụ thì Móng Cái ngày xưa có tên là Múng Cỏi, (") nhưng khi nào đổi tên thành Móng Cái thì cụ không biết. Chỉ biết khi lớn lên cụ đã biết Móng Cái là thị xã của tỉnh Hải Ninh. Sau này, thị xã Móng Cái lại đổi thành thị trấn vì tỉnh Hải Ninh bị xuống cấp từ tỉnh thành huyện. Cụ tự hào kể cho tôi nghe về những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Trà Cổ mà lâu ngày tôi chẳng còn nhớ, chỉ nhớ có mỗi mũi Sa Vĩ ở gần Cồn Mang, Trà Cổ là địa danh rất nổi tiếng vì đó là chỗ khởi đầu cho hình thể chữ S của tổ quốc Việt Nam.
Cụ bảo ngày xưa khi còn bé cụ vẫn lội qua sông Ka Long vào mùa nước cạn, để sang bên Đông Hưng, Trung Quốc mua đồ lậu về bên Móng Cái bán. Nghe cụ nói vậy, tôi mừng húm, vội hỏi:
- Thưa cụ, như vậy giữa Móng Cái và Đông Hưng chỉ cách nhau có con sông Ka Long"
Cụ gật đầu:
- Thì Móng Cái mình ở bờ bên này sông Ka Long. Còn Đông Hưng, Trung Quốc thì ở bờ bên kia sông Ka Long...
- Sông Ka Long có rộng không cụ"
- Mùa nước lớn thì khoảng 200 mét còn mùa này thì chỉ hơn 100 mét. Như sức tôi ngày còn trẻ chỉ nhắm mắt sải vài sải là qua sông dễ dàng...
Tôi mừng quá. Vì thú thực cho đến lúc đó, tôi chỉ thấy sông Ka Long trên bản đồ và nghe nói, chứ chưa hề biết nó rộng hẹp, nông sâu như thế nào. Tôi hỏi tiếp:
- Cụ nói ngày xưa mùa nước cạn, cụ lội được qua sông Ka Long"
Cụ cười, mắt lấp lánh vẻ tinh nghịch. Trông cụ như trẻ lại cả chục tuổi:
- Thì hồi đó có ngày nào mà tôi chẳng lội bộ qua sông Ka Long. Hồi đó nước sông mùa cạn chỉ ngang đầu gối... tôi vừa lội vừa cúi xuống nhặt sỏi chọi nhau mà. Nhưng đó là cái thời tôi mới lên 10, cũng cách đây cả 5 con giáp rồi còn gì. Bây giờ chả hiểu sao nước sông càng ngày càng sâu. Mùa nước cạn cũng phải một đầu một với... Mà nước sông bây giờ cũng chảy xiết lắm. Mùa nước lũ, con sông nó réo lên ầm ầm, đứng trên cầu ném miếng gỗ xuống, chỉ thoáng chốc đã trôi mất tăm hơi...
Nghe cụ nói "đứng trên cầu" tôi mừng quá, hỏi ngay:
- Thưa cụ, sông Ka Long có cầu"
Cụ gật đầu, nhìn tôi vẻ ngạc nhiên:
- Cậu không biết chuyện đó sao" Cầu Ka Long có cả mấy chục năm nay rồi. Nó là chiếc cầu biên giới bắc qua sông Ka Long. Mà sông Ka Long là biên giới tự nhiên giữa mình với Tàu...
Tôi cố giữ vẻ tự nhiên:
- Thưa cụ, con ở Hải Phòng, lên Móng Cái thăm người em lần này là lần đầu...
Cụ gật gù:
- Cậu người Hải Phòng à" Thế cậu có biết 6 vị người Đồ Sơn, Hải Phòng là người đã có công lập nên làng Trà Cổ cách đây mấy trăm năm không"
Tôi luống cuống:
- Thưa cụ, con mang tiếng người Hải Phòng nhưng là dân ngụ cư...
Cụ cười ha hả:
- Cậu còn trẻ mà cũng biết dùng cái chữ "ngụ cư" là khá lắm đấy. Nói để cậu biết, cái cầu Ka Long được dựng lên từ thời Pháp thuộc, thay thế cái cầu treo hồi đó rất nguy hiểm... lâu lâu lại có người bị rớt xuống sông Ka Long chết mất xác.
- Thưa bây giờ mình có còn đi lại qua cầu Ka Long được không"
Cụ lắc đầu:
- Tôi không biết bây giờ thế nào. Nhưng cách đây khoảng hai tháng khi tôi còn ở đó thì bộ đội biên phòng mình chỉ cho qua cầu những người Hoa nào có giấy xuất cảnh của Việt Nam và giấy nhập cảnh do tòa đại sứ của Trung Cộng ở Hà Nội cấp.
Cụ vừa nói đến đó thì người công nhân mắc võng ngủ li bì bỗng lên tiếng, giọng ồm ồm:
- Bây giờ nội bất xuất ngoại bất nhập rồi cụ ơi. - Y nói nhưng vẫn trùm mền nằm trên võng.
Cụ già ngạc nhiên:
- Ủa ai nói với ông vậy"
- Giời đất. Chuyện đó ai mà chả biết, đâu cần phải ai nói.
- Ông nói hay nhỉ" Tôi ngồi sờ sờ ra đây mà tôi đâu có biết.
- Thì cụ đi đâu cả hai tháng trời, nay mới trở lại thì làm sao cụ biết. Thời đại chiến tranh chống chủ nghĩa bá quyền của Trung Cộng, tình hình mỗi ngày mỗi khác, nói gì tới hai tháng.
- Ông nói vậy thì cả mấy chục ngàn người Hoa bị nhà nước mình trục xuất, đang lũ lượt đổ về Móng Cái làm sao họ sang bên Đông Hưng được"
Đến đây thì người đàn ông ngồi dậy, lột mền, để lộ gương mặt râu ria, tóc tai xồm xoàm. Y liếc mắt nhìn tôi, cặp mắt sắc lẻm, đầy vẻ soi mói. Tôi né tránh cặp mắt của y. Tiếng ồm ồm của y lại cất lên:
- Cụ phải hiểu, trục xuất người Hoa là chuyện của mình. Còn tiếp nhận người Hoa hay không là chuyện của họ. Bây giờ bên Trung Cộng họ đóng cửa biên giới không chịu cho người Hoa vô nước của họ thì mình đâu có làm cách nào đẩy người Hoa họ vô được...
Cụ già gật gù:
- Ừ ừ, ông nói vậy thì có lý. Bên họ đã không nhận thì mình đâu có bắt ép họ qua cầu được.
Người đàn ông có vẻ hứng chí:
- Thằng em của tôi là trung tá bộ đội biên phòng nên nó hiểu rất rõ tình hình trên đó. Nó bảo đây là âm mưu quỷ kế của tụi Tàu cộng chơi cái trò "gậy ông đập lưng ông" để chơi mình đó cụ ạ...
Cụ già thắc mắc:
- Ông tha lỗi cho tôi, ông nói đây là cái trò "gậy ông đập lưng ông" là thế nào" Ông nói rõ hơn được không"
- Thì cụ thấy rồi đó, nhà nước mình chơi trò trục xuất người Hoa để làm cho tụi Tàu cộng nói bối rối, phải đối phó với hàng trăm ngàn Hoa kiều khi về nước. Tụi Tàu cộng nó dư sức biết đó là trò phá đám của mình nên nó mới tương kế tựu kế, ra lệnh đóng cửa biên giới, không cho người Hoa về nước. Kết cục là mấy trăm ngàn người Hoa bị kẹt bên nước mình, gây khốn khó cho mình. Cụ thấy đó, bây giờ suốt dọc theo biên giới toàn người Hoa là người Hoa... (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.