Hôm nay,  

Viêt Nam, Một Congo Của Truyền Thông Mỹ

25/06/200500:00:00(Xem: 5494)
Gần 3 triệu người Việt Hải ngoại mà hơn phân nửa ở Mỹ gần đây chạy theo cây kim đồng hồ để tổ chức chống Thủ Tướng Việt Công Phan văn Khải. Trên 80 triệu người Việt ngóng dài cổ chờ xem Mỹ đối với Ô Khải ra sao. Mỹ có "hà hơi tiếp sức" cho người cầm đầu Nhà Nước CS đã kềm kẹp dân 30 năm, để tiếp tục kềm kẹp dân nữa hay không. Trừ hai chương trình tiếng Viêt của hai đài phát thanh Mỹ, VOA và RFA, có nói lai rai, các tiết mục, chương trình của báo chí, phát thanh, phát mình bằng tiếng Mỹ của Mỹ đa số chỉ loan các bản tin nhạt phèo của AP, còn thì tịnh khẩu không nói gì hết. Người Mỹ gốc Việt phải hùn tiền để mướn đăng trên báo Mỹ Washington Post và Washington Times, tốn cả trăm ngàn Đô la, để nói lên nguyện vọng tự do, dân chủ, nhân quyền VN, đánh động lương tâm nhân dân và chánh quyến Mỹ. Sau Chiến tranh VN, vấn đề VN đã bị bỏ quên. Cuộc đấu tranh tiếp theo cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN bị truyền thông Mỹ bỏ quên. Ở một mức độ lớn nào đó, Việt Nam là một Congo của truyền thông đại chúng Mỹ.

Cuộc đấu tranh của các tôn giáo VN chống lại sự đàn áp của Việt Công, cua Người Thượng thiểu số chống VC kỳ thị chủng tộc, cấm theo đạo Tin Lành, các nhà trí thức Việt đòi dân chủ; báo chí Mỹ, truyền thông Mỹ ít khi đề cập đến nếu không muốn nói là không muốn đề cập. Nỗi buồn tủi nhược tiểu, thấp cổ bé miệng, tiếng nói bị gạt ra rìa của người Mỹ gốc Việt và người Việt trong nước đấu tranh cho tự do đâu có khác gì nỗi buồn tủi của người Congo ở Phi Châu chết vì chiến tranh, bịnh hoạn, đói khát mà truyền thông Mỹ vẫn im lặng làm lơ một cách cố ý.

Thực vậy, theo con số thống kê của Liên Hiệp Quốc, trung bình mỗi ngày có trên 1.000 người Congo chết vì súng đạn, vì đói khát, và vì bịnh tật do chiến tranh ở Congo trực tiếp hay gián tiếp gây ra. Nhưng khi Thông tấn xã Reuters và Đài BBC của Anh gần đây có ý đặt vấn hội luận về nỗi khổ trần gian và cuộc "khủng khoảng bị bỏ quên đó" của nước Congo, thì không ít nhà truyền thông Mỹ đặt câu hỏi ngược lại, " tại sao phải chú ý đến nhiều hơn." Có nhà báo Mỹ nói cuộc chiến ở Congo quá phức tạp về phe phái cũng như về địa điểm nên truyền thông không thể tập trung tóm lược được. Chết đói, chết khát, chết bịnh vì chiến tranh, máu không chảy không thành tin hàng đầu được, theo điệu nghệ báo, làm tin chuộng bạo lực của truyền thông Mỹ, "It bleeds, it leads."

Như cả thế giới đã biết sự thật như ban ngày là sau 4 năm nội chiến, ở Congo một chánh quyền lâm thời đã thành lập ở Kinshasa. Nhưng những lãnh chúa quân phiệt trong chánh quyền mạnh ai nấy tranh giành ảnh hưởng. Người nào cũng phát triển lực lượng quân đội riêng, giữ lãnh thổ riêng như sứ quân vậy. Tất cả đều lấy bạo lực, võ lực làm phương tiện củng cố quyền hành và ảnh hưởng trong các cuộc bầu cử.
Lực lương Giải Phóng Rwanda là lực lượng mạnh nhứt ở Đông Congo thường xuyên tấn công thường dân. Lợi dụng lý do bộ tộc Hutu -- mà Rwanda một bộ phận -- bị tàn sát 800.000 người năm 1994, Lực Lượng Giải Phóng Rwanda, thường xuyên tấn công những bộ tộc xung quanh, làm liên minh tạm bợ của chánh quyền tạm thời đã lỏng lẻo, yếu đuối, lúc nào cũng sẵn sàng tan rã.

Tại Congo ngày khói lửa cao điểm, có cả 30.000 người chết do cuộc chiến tranh trực hay gián tiếp gây ra, nhưng không tin tức nào thấy trên truyền thông đại chúng Mỹ cả. Không phải vì nhà cầm quyền Congo che dấu, mà vì truyền thông Mỹ làm lơ, không chú ý. Còn tại Iraq và Afghanistan, nhiều khi một xe bị phiến quân tấn công phá hoại dù không có người chết, phát thanh, phát hình và báo chí Mỹ làm rùm beng, đua nhau đi tin, đưa đến từng gia đình Mỹ trong giờ ăn tối.Trong khi chánh quyền Mỹ muốn không nhiều tin này thì truyền thông Mỹ làm ngược lai. Trong khi chánh quyền Congo muốn tin tức thương vong, chết chóc vì chiến cuộc, đói khát, bịnh hoạn được loan truyền rộng rãi tại các siêu cường Tây Phương để đánh động lương tâm hầu Tây Phương mở rộng lòng viện trợ quân sự, kinh tế, xã hội để ổn định tình hình; thì truyền thông Mỹ làm ngơ.

Truyền thông đại chúng đã sai lầm, làm một sơ sót lớn dưới cái nhìn của người dân Mỹ được chứng minh qua cuộc thăm dò của cơ quan thăm dò Zogby do tổ chức International Crisis Groups điều khiển. Kết quả chỉ rõ 53% dân chúng Mỹ trả lời truyền thông Mỹ chưa chú ý đủ đến tình hình Congo.

Trong Chiến Tranh VN truyền thông Mỹ đóng một vai trò vô cùng lợi hại. Chính qua truyền thông mà đại chúng Mỹ đã thay đổi thái độ về Chiến Tranh VN, áp lực Quốc Hội và Tổng Thống qua nhiều hình thức sinh hoạt dân chủ, quan trọng nhứt là qua lá phiếu trong các kỳ bầu cử, đi đến chỗ Việt Nam hóa chiến tranh và rút quân trong danh dự. Quân đội Mỹ và Quân đội VN Cộng Hòa không thua Việt Cộng ở chiến trường VN mà thua VC ngay tại Mỹ, một phần lớn là do truyền thông Mỹ.

Thời hậu chiến tranh VN, khi 80 thành phố và 8 tiểu bang - nếu trải ra và so với tổng dân số thì đã hơn 50% nước Mỹ -- ủng hộ cờ VN nền vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, thế mà truyền thông Mỹ nói rất ít. Lại càng ít nói hơn khi Thủ Tướng Khải của Việt Cộng đến Mỹ. Dưới mắt người Mỹ gốc Việt, Ô Khải không khác gì Hitler đến New York dưới mắt người Do Thái. Thế mà cuộc chống đối của người Mỹ gốc Việt, gần 2 triệu người ở Mỹ chớ đâu phải ít, báo chí, truyền thanh, truyền hình tiếng Mỹ không đè cập. Thậm chí người Mỹ gốc Việt phải hùn tiền đăng lời kêu gọi dân chủ, vạch tội VC cho người Mỹ biết, trên báo Mỹ; và báo Mỹ đăng như đăng quảng cáo vậy.
Nghĩ cũng ngộ. Truyền thông đại chúng (mass news media) của Mỹ ở một mức độ nào đó đã trở thành truyền thông tiểu chúng, tức của tập đoàn nhỏ người là chủ báo, nhà báo tự coi mình là thành phần "ưu việt" nhìn xa thấy rộng hơn quần chúng, tự dành quyền đánh giá tin tức và phổ biến hay không phổ biến các sự kiện trong sinh hoạt chánh trị và xã hội. Thủ tiêu quyền được hiểu biết của đa số người dân. Đệ tứ quyền nằm trong tay truyền thông đại chúng bị hủ hóa và biến thái vì quần chúng đông quá nhưng thiếu tổ chức để làm trọng tài, kiểm soát và ngăn chận như nơi quyền hành pháp, lập pháp, và tư pháp với nguyên tắc check and balance.

Liệu bịnh này trong tương lai có lây cho truyền thông tiếng Việt ở Mỹ không" Câu trả lời xin dành cho các nhà báo, nhà truyền thanh, truyền hình lớn và qui vị đọc, khán, thính giả đi sát với truyền thông - thường và nhiều -- mỗi ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.