Hôm nay,  

Gió Bấc Và Gió Nồm

30/07/200700:00:00(Xem: 4981)

Để tránh kỳ thị chủng tốc, trường hợp phải nói rõ sắc tộc, tiếng Anh thường dùng chữ người Mỹ gốc Phi Châu,  gốc Á Châu hơn là dùng chữ Mỹ Đen, Mỹ Vàng. Ngôn ngữ Việt Nam cũng không kém, để tránh kỳ thị địa phương đọc trại gió từ hướng Bắc thành gió bấc và gió từ hướng Nam thành gió nồm. Nhưng mỗi lần gió bấc hay gió nồm đến làm cho người Việt  bồi hồi nhớ những mùa gió bấc và gió nồm trong lịch sử Việt cận đại. Trong đó có người viết bài này nay đã quá thất thập cổ lai hi, vẫn còn nhớ lời ca điệu nhạc của của Giáo sư Lương vĩnh Sanh dạy ở Trung học Phan thanh Giản Cantho, " Gió gây thương  nhớ như tiếng đàn xa đưa sầu vương vấn ".

Thứ nhứt, trận gió bấc thổi từ Bắc vô Nam  năm 1954 đã làm 1 triệu người Bắc di  cư vào Nam cùng sống  xây dựng  VNCH và chiến đấu  trong Chiến tranh VN. Để rồi vì  địa lý chiến lược toàn cầu của Mỹ  thay đổi, gió bấc ở Miền Bắc, năm 1975 đã thổi đi hai triệu người  Miền Nam gốc Bắc lẫn Nam, chưa kể số nguời chết biển cả, rừng sâu để di tản  sang Mỹ ôm nhau mà khóc thương và tranh đấu cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN.

Trong trận di tản vô tiến khoáng hậu này, Hạm Đội của Mỹ cứu vớt 100.000  biển Nam Hải trên tổng số  250 000  di tản khẩn cấp trong những ngày Saigon sụp đổ. Con số ấy tăng dần sau các chánh sách  của CS đổi tiền, đánh tư sản, đánh người Việt gốc Hoa,  trục xuất người tù cảo tạo HO,  gia đình ngụy quân, ngụy quyền,  ODP, đến nay người Việt ở Mỹ  có trên hai triệu.

Số người Việt này không sống được với CS ở VN nên đem VN theo mình như nhà văn Krall Yung tác giả quyển Ngàn Giọt Lệ Rơi nói "Chúng ta không sống ở VN; VN sống với chúng ta." Người Việt ở Mỹ thành lập Little Saigon, mở mở chợ, tiệm, đem món ăn truyền thống, ra báo, ra sách tiếng Việt  và lấy tên Việt Nam cho đỡ nhớ. Tre tàn măng mọc,  thế hệ thứ nhứt đã mấp mé tử sanh, thế hệ thứ nhì ăn nên làm ra, đang đâm chồi nẩy lộc thành thế hệ thứ ba. Và luôn nhớ Saigon, sống với VN ở Mỹ, phân biệt rạch ròi nhà cầm quyền  CS Hà nội và đất nước nhân dân  VN, chống chế độ CS Hà nội nhưng ưu tư, tranh đấu cho quyền lợi đất nước, nhân dân Việt.

Nhưng không khỏi có những khác biệt với VN bên kia bờ Thái bình Dương. Đời sống chánh trị tư do, dân chủ ở Mỹ khác với ở VN như đêm và ngày. Ngôn ngữ ở VN, nhiều chữ  người trong nước xài người ngoài nước nghe không hiểu, như "làm luật, làm việc, vô tư" không có nghĩa  tốt như thời CS Hà nội chưa chiếm được Miền Nam. Dưới màu đỏ những chữ đó có nghĩa là đi lo hối lộ, bị hỏi cung, hành động  bất chấp. Và người ngoài nước nhứt là người Mỹ, Uc gốc Việt thế hệ thứ hai và ba nói tiếng Việt thường châm tiếng Anh vào,  bác sĩ  Nguyễn hy Vọng nghiên cứu về tiếng Việt phải đặt một chữ mới cho thứ ngôn ngữ đó  là "Vietglish ". Lối sống cũng đổi thay. Giỗ chạp, lễ hội dồn vào cuối tuần vì ai cũng chạy theo việc làm của đời sống kỹ nghệ. Ngoài đường hai người thân thích cùng giống đực hay cái không đi cặp kè năm tay nhau, sợ  bị hiểu làm tiếng đồng tính luyến ái. Trong nhà không còn  kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đó vì cá tính được đề cao, không còn trẻ cậy cha già vậy con vì  chánh sách an sinh xã hội của nhà nước lo cho con người từ khi tượng hình đến phút lâm chung -  về vật chất tuy không hoàn thiện nhưng quá dủ so với mức sống một người già thời ở VN.

Thế hệ thứ nhứt thường nhớ cảnh, nhớ người, về chơi càng ngày càng nhiều thì có nhưng ở luôn lại quá ít để có thể nói không. Thế hệ thứ hai một tối thiểu số có về làm ăn ở VN, nhưng vẫn không làm việc, giải trí vui chơi,  không suy nghĩ như người trong nước, như thể mất quê hương trên quê cha đất tổ của mình, nên có người Việt nói: "Việt gian, Việt Cộng, Việt Kiều. Ba tên cộng lại tiêu điều nước non. "


Kinh tế tài chánh của những người bị trận gió bấc thởi đi thì lớn lăm so với 84 triệu người trong nước. Lấy năm 2003 làm chuẩn. VN xuất cảng được  20 tỉ dôla, trừ vốn liếng cho sản xuất 20 tỷ, còn lời là 5 tỷ. Cùng thời kỳ năm đó Việt Kiều gởi về giúp gia đình và giúp việc khác như công tác tôn giáo, từ thiện, đấu tranh gầm 2 tỷ 6 . Và số  300.000 nguời Việt về thăm quê hương, trung bình mỗi người xài 2000 đô la thì số Đô la mà Hà nội thu được phải khoảng 9 tỷ, gần gấp đôi số tiền kiếm được từ sản xuất và xuất cảng.  Trong khi đó trong năm 1975, viện trợ Mỹ cho VNCH là 1 triệu và sau đó cắt 300 triệu, VNCH sụp.

Nhưng nhưng cái vú sữa căng tròn đó là ai. Tiền sự và tiền sử  và phiếu lý lịch của những người này trong hồ sơ CS ghi rõ. Đó là những ngụy quân, ngụy quyền, phản cách mạng, bọn tay sai,  đỉ điếm chạy theo Mỹ.

Thứ hai, chỉ non hai thập niên sau, khoảng 1986, trận gió nồm  nổi lên từ Nam thổi ra Bắc theo định luật kinh tế chánh trị nơi nào làm ra tiền người đó có quyền. Như đã biết trận gió bấc thổi gần 2 triệu người đi Mỹ và làm hàng mấy chục triệu người Miền Nam ăn độn ngay trên cái vựa lúc của mình, lần đầu tiên trong lịch sử VN. Trong đảng có phe, trong phe có nhóm. Bắt đầu nhóm đảng viên gốc Miền Nam, cán bộ tại chỗ, thời chiến sống nhờ kinh tế tự do của VN Cộng Hòa, biết giá trị của kinh tế tư nhân và kinh tế tư do mới cứu đói đước dân. Nhóm này âm thầm đổi mới kinh tế, giao khoán ruộng cho dân sản xuất, cho kinh tế năm thành phần. Tiếng tốt đồn xa và sau cùng "đổi mới tư duy các đồng chí  Miền  Bắc", mở cửa kinh tế  để tự cứu khi đế quốc Liên xô sụp đổ, cho đầu tư nước ngoài vào. Không đầy 5 năm sau, gió nồm mạnh đảng viên tại chỗ ở Miền Nam ra năm  nội các và nắm toàn bộ guồng máy nhà nước. Và những người này tư nhiên hướng về Mỹ nhiều hơn. Mỹ không có tham vọng  đất đai, chơi với Mỹ không sơ bị mất đất, mất biển như chơi vói TC. TC đàn anh mà còn chơi với Mỹ, dại gì mình không chơi. Mỹ lă nước được Chủ tịch Nước, hai Thủ Tướng  của chế độ CS đến viếng thăm nhiều lần và nhiều ngày nhứt.

Trận gió nồm này không những lôi kéo nhà nước về với Mỹ, mà lôi kéo người dân VN nói chung hướng về Mỹ. Mỹ là nước được  thanh niên du học Việt chọn nhiều nhứt vì nền khoa học kỹ thuật tiến tiến của Mỹ. Số đến thì nhiều số về thì ít. Nhiều người thích ở lại luôn dù phải "làm chiu, sống chui " trong khi chờ kiếm được chồng vợ để được hợp thức hóa.

Đảng Nhà nước cũng muốn dùng trận gió nồm này để lấy thế nhân dân Mỹ. Tư những người Đảng Nhà nước buộc tội, người Mỹ gốc Việt được gọi là " khúc ruột ngàn dặm của quê hương, bộ phận không tách rời của dân tộc. Hà nội còn lấy câu nói của Ô Hồ nói với người Việt ở Thái lan hồi năm 1960 để chứng minh," "Tổ quốc và chính phủ cũng luôn luôn nhớ thuong dồng bào, nhu bố mẹ thuong nhớ những nguời con di vắng." Bộ chánh trị đích thân ra nghi quyết kiều vận 36.

Nhưng quốc kỳ VNCH vẫn phát phới bay rộng ra ở Mỹ. Vấn đề nhân quyền VN ngày đi sâu vào Quốc Hội và Hành Pháp Mỹ. Hai vấn đề đó không còn là trở ngại trung tâm trong bang giao Hà nội Washington mà đang phát triễn sang giao thương nữa. Dù muốn gió nồm mát cho Hà nội, lửa từ Mỹ chuyển về "diễn tiến" không hòa bình nữa. Lửa đã nung nấu các tôn giáo, trí thức, công nhân, nông dân, phong trào nhân dân đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền. Phong trào đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyển VN hai mặt trong ngoài nước "giáp công", đã đâm chồi nẩy lộc trong tôn giáo, trí thức, công nhân, nông dân, đã trở thành một qui trình CS Hà nội không thể chuyển hướng hay đảo ngược được nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.