Hôm nay,  

Đề Cử Giáo Xứ Thái Hà Cho Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền 2010

22/05/201000:00:00(Xem: 3248)

Đề Cử Giáo Xứ Thái Hà Cho Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền 2010

I. Nạn Nhân Những Vi Phạm Tự Do Tôn Giáo.

Các tu sĩ và giáo dân Giáo xứ Thái Hà, Tổng Giáo phận Hà nội, Việt-Nam, đã chịu những sự đàn áp tôn giáo khốc liệt.

1. Những tu sĩ chết trong tù.

Các Cha và Thầy Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách mục vụ tại Thái Hà sống dưới sự đối xử khắc nghiệt của nhà nước vô thần và đã phải chịu bách hại dã man. Ngày 07.05.1955, Thầy Marcel Nguyễn tấn Văn bị bắt và bị kết án 15 năm khổ sai và, ngày 09.07.1959, qua đời trong tù, kiệt sức lúc 31 tuổi. Thầy Clément Phạm văn Đạt bị bắt hôm 09.10.1963 và qua đời trong trại giam Yên Bái ngày 07.10.1970.

2. Chiếm đất.

Bất chấp sự phản đối của Cha sở Vũ ngọc Bích, nhà cầm quyền Hà nội đã chiếm đoạt từng bước miếng đất này, từ 61.455 m2 giờ đây chỉ còn 2.700 m2 và giao vừa cho bệnh viện Đống Đa, vừa bán cho xí nghiệp quốc doanh Dệt Thảm Len và các viên chức chính quyền. Ngày 25.03.1994, Dệt Thảm Len sáp nhập vào Công ty May Chiến Thắng và Công ty này bán đất lại cho tư nhân và đập phá các công trình tôn giáo Giáo xứ Thái Hà.

Ngày 18.08.1996, Cha Bích đã gửi đơn khiếu nại tới chính quyền, nhưng Cha đã không nhận được trả lời. Những năm sau đó, Giáo xứ tiếp tục gửi đơn khiếu nại tới các cấp chính quyền đề nghị tôn trọng quyền sở hữu và giao lại khu đất cho Giáo xứ. Nhưng, 12 năm đã trôi qua, chưa bao giờ các cơ quan nhà nước đã nghiêm túc thực hiện những yêu cầu chính đáng, hợp pháp này.

Ngày 05.01.2008, Công ty cổ phần May Chiến Thắng vi phạm trên khu đất đang tranh chấp, giáo dân phản đối. Công an yêu cầu bà con giải tán và sẽ buộc Công ty dừng thi công. Tin lời công an, giáo dân ra về. Sáng 06.01.2008, giáo dân phát hiện các công an võ trang đang che chở Công ty thi công trái phép. Do đó, giáo dân cùng nhau kéo ra bảo vệ khu đất và phản đối bằng cách dựng lều bạt, treo ảnh tượng và cầu nguyện tại đây.

Ngày 08.01.2008, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà nội đã quyết định lập Đoàn Thanh tra Liên ngành, để ‘kiểm tra, xác minh làm rõ và thông báo kết quả tới nhà thờ’, nhưng Giáo xứ, chủ thể có liên quan quyền lợi và trách nhiệm, đã không được có đại diện và cũng không được Đoàn Thanh tra gặp gỡ, trao đổi.

Ngày 11.04.2008, Đoàn Thanh tra cho rằng: « Ngày 24.10.1961, Linh mục Vũ Ngọc Bích đã ký giấy bàn giao đất cho nhà nước quản lý và việc Giáo Xứ đòi lại/xin lại đất đai mà Công ty Chiến Thắng đang quản lý là không có cơ sở để giải quyết », nhưng không trưng bằng chứng vì đó là ‘tài liệu mật’.

Ngày 26.08.2008, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội mới chịu cung cấp 4 bản phóng ảnh để chứng minh cơ sở cho việc chiếm đoạt đất đai. Nhưng tất cả đều có những vết giả mạo vì Cha Bích, chỉ là quản lý, chứ không là sở hữu chủ, không hề ký một giấy giao đất nào. Hơn nữa, trong phiên họp giữa Thái Hà với Thành phố Hà nội ngày 17.09.2008, khi đề cập đến tính bất nhất của những giấy tờ mà phía nhà nước cho là Cha Bích đã ký, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Vũ Hồng Khanh bảo thuộc cấp: « Thôi thì các đồng chí xem xét bốn giấy tờ ấy, rồi thống nhất chọn lấy một thôi ».

3. Khủng bố.

Đêm khuya ngày 22.08.2008, một đám người láo nháo được sự bảo trợ của chính quyền và Công an Phường đã được huy động đến để phá đền Giêrađô. Họ bao gồm các cán bộ chính quyền và công an phường, những bà thuộc ‘hội phụ nữ’, một số thanh niên không mang quân phục chỉ đội mũ của lực lượng vũ trang, hung hăng la hét ‘Giết!Giết! Giết Kiệt!Giết Phụng!’ (Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô quang Kiệt và Cha sở Matthêu Vũ khởi Phụng)… Kế đến, cũng tại đền Giêrađô, tối ngày 15.11.2008, lại xảy ra bất ổn, khiến các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách Giáo xứ phải kéo chuông kêu gọi giáo dân đến hổ trợ.

Đêm 31.08.2008, khi giáo dân cầu nguyện tại Linh địa Đức Bà, nằm trong khu đất bị chiếm dụng bất hợp pháp, lúc công ty May Chiến Thắng thông đồng với  địa điểm công an đóng chốt tắt đèn điện chiếu sáng khu đất, đã bị xịt hơi cay tấn công. Nhiều người trong họ bảo nhau chạy ra khỏi khu vực. Khoảng hai chục người bị ngã ra đất, kêu rên vì cay mắt, phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Nhiều người khác chạy lại để cứu giúp và dìu về nhà thờ. Lợi dụng lúc trời tối, một công an mang bao chứa cái gì đó lẩn nhanh từ căn nhà nơi công an đang chốt và đi nhanh vào công ty May Chiến Thắng trong sự bảo vệ của những công an khác.

Về khuya, hơn 23 giờ, nhiều thanh niên mặc áo xanh đồng phục của đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ chí Minh, hung hăng và đầy mùi rượu, vừa đe dọa, phá hoại, vừa hát ‘Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng…’ rồi vỗ tay, la ó, huýt sáo vang vội. 

4. Tòa xử người vô tội.

Sáng 14.08.2008, giáo dân Thái Hà đã đặt một bức tượng Đức Mẹ, cao khoảng một thước, trên bệ xi măng trong khu đất đang bị nhà nước chiếm dụng, vốn là thánh địa của Mẹ, là nơi Mẹ đã chọn để ở với con cái của Mẹ. Nhiều người đã bộc lộ niềm vui sướng khi thấy Mẹ đã trở về với chốn xưa của Mẹ. Họ đến đây để cầu nguyện với Mẹ, để tạ ơn Mẹ.

Sáng 15.08.2008, lễ Mẹ Hồn Xác Về Trời, đông đảo giáo dân lại tiến ra Phố Đức Bà để viếng Mẹ, vui sướng được chiêm ngắm Mẹ. Cuối giờ cầu nguyện, trong khi cả cộng đoàn hát vang kinh Hòa Bình thì một số giáo dân và một Thầy Dòng Chúa Cứu Thế đã tiến vào đài Mẹ để cắm hoa và thắp nhang kính Mẹ. Nhận thấy con đường vào với Mẹ còn khó khăn, và phía trước linh đài của Mẹ còn nhiều cỏ hoang mọc, một số giáo dân đã tiến vào dọn dẹp vệ sinh, cắt cỏ và cắm bông cho Mẹ trước sự chứng kiến của những công an.

Chính quyền Hà nội lợi dụng việc phá tường rào đó để kết tội tám giáo dân. Họ đã bắt và tra khảo người trái phép và đưa họ ra tòa vì đã phá một đoạn tường để có lối đi mà công ty Chiến Thắng xây dựng tường ấy trên đất chiếm dụng bất hợp pháp của nhà thờ.

Trong phiên xử sơ thẩm ngày 08.12.2008, tám giáo dân nói trên đã bị tòa án quận Đống Đa tuyên án tù treo, cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt cảnh cáo với tội danh ‘huỷ hoại tài sản’ (xây bất hợp pháp trên phần đất của mình Thái Hà) và ‘gây rối trật tự công cộng’ (chỉ xảy ra ở trong khu đất tư).

Hôm đó, đoàn người với nhành thiên tuế, lời cầu nguyện, lòng quyết tâm đi tìm công lý đã tạo thành một hình ảnh xưa nay hiếm có tại Hà nội. Cuộc diễn hành ra tòa trong không khí vui vẻ, hân hoan: các ‘bị cáo’ ăn mặc sang trọng đẹp đẽ, ngực đeo Thánh giá, tay cầm cành vạn tuế, mặt mày tươi cười hớn hở… Đối diện họ, lực lượng cảnh sát cơ động trang bị tối tân, sử dụng những công cụ bạo lực để sẵn sàng ‘ xử trị’ ngay loại công dân hạng hai mà dám lên tiếng đòi công lý.

Tòa án Hà nội, trong phiên xử phúc thẩm ngày 27.03.2009, đã tuyên y án sơ thẩm vì tám giáo dân không nhận mình có tội.

Tuy nhiên, báo Hà Nội Mới và Đài Truyền Hình Việt Nam, trong khi tường thuật phiên tòa sơ thẩm ngày 08.12.2008, đã cho rằng các ‘bị cáo’ đã ‘cúi đầu nhận tội’, nên hai bà Nguyễn thị Việt và Ngô thị Dung khởi kiện hai cơ quan truyền thông này tại các tòa án hai quận Hoàn kiếm và Ba đình để yêu cầu cải chính. Nhưng, trong chế độ độc đảng, thành ủy đảng cộng sản Hà nội ra lệnh cho tòa viện dẫn mọi lý do để cuộc khiếu kiện không đi đến kết quả.

II. NHỮNG THÀNH QUẢ.

1. Hai cuộc tuần hành ra tòa các ngày 08.12.2008 và 27.03.2009 đã thu hút sự chú ý của đồng bào trong nước và giới quan sát nước ngoài :
- người công giáo Thái Hà, lần đầu tiên tại Thủ đô, đã tuần hành mà không bị đàn áp đem lại niềm hy vọng cho những nhóm sinh viên bày tỏ ‘Hoàng sa, Trường sa của Việt-Nam’, tín đồ các tôn giáo đòi tự do cho đạo của mình…
- nhiều nhân viên ngoại giao và ký giả nước ngoài, dự phiên tòa sơ thẩm, góp ý nhà nước cần đối thoại với công giáo. Nhưng, rất tiếc, ngày nay, lãnh đạo công giáo không đồng quan điểm về sự đối thoại với nhà nước.

2. Trong số những người chứng kiến phiên tòa sơ thẩm có Chị Tạ phong Tần, cựu đảng viên đảng cộng sản, cựu Đại úy công an cơ quan điều tra Bạc liêu, hiện diện tại phiên tòa với tư cách trợ tá luật sư biện hộ tám giáo dân Thái Hà, đã nhận bí tích Rửa Tội tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài-gòn ngày 16.06.2009. 68

3. Ngày nay, những công dân Việt-Nam từng bị tù oan có hay không tôn giáo thỉnh thoảng đến nhà thờ Thái Hà cùng chung cầu nguyện Bình An cho người dân Việt-Nam. Thí dụ : Thánh Lễ mừng kính Thánh Giuse ngày 19.03.2010 do Cộng đoàn sinh viên Vinh tại Hà nội mừng Lễ Bổn mạng. 55

- o – O – o -

Vì những bách hại mà giáo sĩ và giáo dân Giáo xứ Thái Hà phải gánh chịu cho sự tự do tôn giáo cũng như những thành quả đã đạt được trong việc bảo vệ Công Lý và Sự Thật, tôi xin đề cử GIÁO XỨ THÁI HÀ tham dự GIẢI TỰ DO TÔN GIÁO NGUYÊN KIM ĐIỀN 2010 do DO PHONG TRÀO GIÁO DÂN VIỆT NAM HẢI NGOẠI tổ chức và trao tặng.

Toulouse, ngày 26 tháng 04 năm 2010

Hà Minh Thảo

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.