Hôm nay,  

Hồi Ký: Thép Đen

14/03/201000:00:00(Xem: 3531)

Hồi ký: Thép Đen - Đặng Chí Bình

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

(Tiếp theo...)

Mẹ vuốt đầu tôi, như ngày tôi còn bé, mặt người có sắc tươi hẳn lên, miệng người nói mà như cười:
- Mẹ sắp về với Chúa rồi! Con còn phải kiếm gạo để nuôi cháu của mẹ.
Thầy tôi thở dài, rồi lụ khụ đứng lên, lần vào giường, tôi cũng đỡ mẹ tôi đến giường của người, trong khi Hoa ra rửa chén bát, tôi lấy cuốn vở để chuẩn bị đi trình diện CA khu vực. Hôm nay, là tối thứ Năm còn phải đến sinh hoạt tổ khu phố tại nhà ông Trùm Lộc, lúc 8 giờ tối hàng tuần.
Hôm nay tôi đi làm về, Hoa đã vẫy tay nói nhỏ:
- Mẹ bên nhà, bảo anh sang, mẹ nói cái gì ấy!
Chúng tôi sắp xếp vội vàng cho gọn ghẽ công việc nhà, rồi cùng xin phép thầy mẹ để sang nhà ông bà nhạc, một lúc rồi về ngay.
Chúng tôi đã được gặp mẹ của Hoa, nội dung, mẹ Hoa cho biết: Bên nhà cậu mợ Tập (em ruột của mẹ Hoa), trước đây, có một tổ chức vượt biên quen biết cậu. Họ lấy khách chỉ là người quen biết để an toàn kín đáo. Khi đó cậu mợ có ý định cho người con trai tên là Hòa (em họ của Hoa), mỗi người đi phải đóng ba cây vàng, là chỗ thân quen nên ai cũng đã đóng vàng rồi, để họ có sở phí lo cho chuyến đi. Bốn tháng trước, cậu Hòa đã đi một lần, nhưng trục trặc nên chưa đi được, nay cậu Hoà quen biết một cô gái nhà nền nếp, cậu thay đổi ý kiến là sẽ cưới vợ, rồi sẽ đi sau.
Cậu mợ Tập cũng là loại có tiền, lại quen biết giao tế với chính quyền mới, thấy người cháu rể mới là tôi, trong hoàn cảnh ngặt nghèo về quản lý của chính quyền. Nhã ý của cậu mợ Tập là sẽ nhường lại suất đi cho tôi, theo cậu mợ, người cần đi đích đáng là tôi, đích đáng hơn là con của cậu. Mẹ của Hoa hỏi ý kiến tôi, để bà còn sang nói chuyện với em trai và em dâu là cậu mợ Tập.
Trong đám cưới của tôi, đã nhiều lần tôi tiếp chuyện với cậu mợ Tập, sau chuyến đi không thành do người bạn thân Nguyễn Hữu Lợi khổ công tổ chức. Di hại của chuyến đi là hầu hết người đi còn đang ở trại giam Gáo Dừa. Ngay hai đứa con của vợ chồng Lợi, ở đồn Cỏ May còn chưa lo xong cho chúng về, vợ chồng Lợi còn đang liểng xiểng về chuyến tổ chức cho tôi đi.
Tôi tự hiểu, trong hoàn cảnh của tôi, không còn một hy vọng gì để ra đi nữa, tôi đã được nghe, được biết nhiều chuyện vượt biên trầy trật, đầy cam go. Ngay ở Ngã Ba Ông Tạ, có ông bà chủ một hiệu vàng lớn, từ ngày mất nước đã lo vượt biên, chạy trốn cộng sản nhiều lần. Nhiều lần bị bắt phải lo vàng chuộc, đút lót, tốn phí cũng phải vào tù hai ba lần. Đến nay (cuối 1981) hết cả tiền, ông ta như người ngớ ngẩn lang thang dật dờ trong những nhà họ hàng, quen biết. Trong dân chúng, sau sáu năm trong bàn tay sắt bọc nhung của cộng sản đã hiểu, đã thấm, mức độ khác nhau. Hầu hết ai cũng muốn ra đi. Tôi có cảm nghĩ: Nếu được đi tự do, mấy con chó, mèo, gà vịt, trâu bò cũng ra đi. Nghĩa là con vật cũng muốn ra đi, huống chi con người" Nên nó mới đẻ ra nhiều những tổ chức thật, giả, lừa lọc. Phía cộng sản cũng có nhiều phương pháp công khai, bí mật ngăn chặn và để xoay tiền và vàng.

Ba mươi chín: Tình mẫu tử xoắn vò

Trong tình trạng đen tối như thế của giai đoạn ấy, thì chuyện cậu mợ Tập nhường chuyến đi lại cho tôi, là một cơ hội của đời tôi. Hẳn nhiều người đã hiểu, đã biết: Trong đời của một người, cơ duyên (duyên may) chỉ đến một hay hai lần, nếu người đó không biết nắm lấy, để nó vuột đi, đôi khi lại có tác dụng ngược. Nghĩa là cái cơ duyên đó lại làm cho đời người ấy khốn đốn tơi bời.
Vì đời là kỳ diệu! Như vậy, ai cũng đã thấy, nếu tôi không nhận, mớì là chuyện "trái khoáy" của cuộc đời. Theo ý cậu mợ Tập, nếu tôi đồng ý ra đi, thì một buổi hai vợ chồng tôi xuống gặp cậu mợ bên đường Trần Quốc Toản, sau này là đường 3 tháng 2. Chúng tôi đã nhờ mẹ, cho cậu biết và xin một ngày chúng tôi sang thăm cậu mợ. Đêm ấy hai vợ chồng tôi cũng biết bao nhiêu tâm tư chồng chéo trong lòng.
Trong cuộc sống biết bao nhiêu chuyện không theo ý của mình, mà phải theo một cái khuôn thước hoàn cảnh và điều kiện khách quan. Chẳng một ai mới cưới một người vợ trẻ đã bỏ vợ lại để ra đi, và càng chẳng một ai, người con gái mới lấy chồng lại muốn để cho người chồng của mình ra đi. Ra đi vượt biên ở những giai đoạn ấy có hàng chục tình huống xẩy ra, tù đày, xuống lòng biển, cướp biển bắt v.v… Còn một cái có thể ở cả những trường hợp đi thoát, đi được, nhưng người ra đi đã ôm cầm thuyền khác, điều này lại không phải là cá biệt.
Như vậy tâm trạng của Hoa, vợ thương yêu của tôi, sẽ trăn trở như thế nào" Nhất là trong bụng đã có mầm mống của tôi hai ba tháng, kẻ ở người đi: "chia đàn, xẻ lứa"" Tôi phải hiểu để cảm thông với những trận giông bão trong lòng của Hoa. Chồng mới cưới, mới bén mùi thương yêu đã ra đi với hàng chục tình huống. Hầu như ra đi, không có ngày trở lại, bụng mang dạ chửa, tay làm hàm nhai. Tay trắng như chưa bao giờ trắng thế!
Chồng ra đi, còn để lại một trách nhiệm ý thức liên đới, cha mẹ già yếu, mù lòa. Hoa ơi! Nghĩ đến đây, anh chỉ biết xin cúi đầu lắng nhận, cái lồng lộng của tình em, sự chịu đựng truyền thống, em đã được thừa hưởng, của người phụ nữ Việt Nam.
Con xin cảm tạ Trời, Chúa đã ban cho con một người vợ là Hoa. Một buổi chiều, sau một ngày lao động căng thẳng, tôi uể oải nhấn chiếc bàn đạp của chiếc xe, cũng mắc nhiều bệnh, vì tuổi nó cũng đã về chiều. Mở khóa vào nhà, cũng như mọi khi, thoáng bóng thầy tôi nằm trong màn, dù thức hay ngủ tôi vẫn lên tiếng chào: "Thưa thầy, con về", rồi vào gian trong chào mẹ, nhưng mẹ tôi không có ở nhà. Loáng lên, tôi thấy có vấn đề, lại không thấy em Hoa. Nhớn nhác, tôi xuống bếp, bếp cũng lạnh vắng như "chùa bà Đanh", vừa quay lên nhà, tai thoáng có tiếng động trên sàn gác, tôi giồ lên, thì cũng là lúc có đôi bàn chân mềm, của em Hoa thò đi xuống. Tôi được biết từ sáng, Hoa đã đưa mẹ vào nhà thương Hồng Bàng.
Khoảng 9: 30 (sáng) thầy tôi mở cửa, gào to với hàng xóm:
- Trời ơi, các... ông, các... bà.... ơi!
Bà Chức và một vài người chạy sang. Mẹ tôi đã nôn ra nhiều máu, người đang xỉu trên giường, mỗi người một tay, nắn cổ, xoa dầu, đỡ bà cụ ngồi dậy. Bà Chức, nhanh nhẹn chạy sang tổ ngòi bút Đức Thành gọi Hoa; rồi bà Chức và Hoa đã thuê chiếc xích - lô đạp, chở bà cụ vào nhà thương Hồng Bàng cấp cứu.


Hoa đã mệt nhọc từ sáng với bà cụ trong nhà thương, mới về hơn một tiếng, qúa mệt lả, nên chả thiết làm hay ăn uống gì. Tôi tranh thủ gầy nồi cơm, rồi chuẩn bị cùng với Hoa trở lại nhà thương, mãi bên Chợ Lớn. Dưới đất, trên giường đây đó còn những vệt máu của mẹ tôi, chưa dọn lau sạch, tuy tôi cũng mệt, nhưng bụng chả thiết uống, ăn gì. Vả lại, có muốn ăn cũng chả có gì mà ăn.
Nghĩ đến mẹ tôi đang rờ rẫm một mình trong một căn buồng nhiều người lao bệnh khác, như tôi vừa nhai xong một nhúm muối rang. Tôi muốn phóng xe ngay, sang nhà thương Hồng Bàng, nhưng nhìn Hoa đang chậm chạp đi xuống bếp, để giải quyết vệ sinh, tôi lưỡng lự vài giây. Tôi đã vậy, nhưng còn Hoa, người vợ thương yêu của tôi đã có bầu" Mệt nhọc từ sáng với mẹ tôi, nếu không tỉnh táo giải quyết lần lượt sự việc, có nhiều khi sự việc lại kéo dài thêm ra, trầm trọng thêm. Nếu qúa sức, người mẹ đã vậy còn đứa con trong bụng"
Nồi cơm đã ghế, đảo 5-10 phút nữa chín, Hoa phải ăn một bát cơm nóng. Tôi đổ thêm một ít mắm cáy của mẹ Hoa mới cho hôm qua, thêm lẫn vào chiếc soong con mắm tôm chưng, hai loại mắm đảo lộn với nhau. Chưng nóng sôi lên thành một móm ăn ít người được thưởng thức. Vừa xong thì cơm cũng đủ chín, Hoa cũng từ nhà cầu ra, hai chúng tôi mỗi người một tay, một chân, lấy sẵn bát đũa, thìa lên bàn cho thầy tôi, rồi mỗi người sới lẹ một bát cơm thưởng thức vội, với món ăn tôi vừa sáng chế.
Hai vợ chồng vừa nhìn nhau, vừa nhồm nhoàm nhai miếng cơm với mắm, tôi chợt nghĩ đến một ý: Dù nghèo mà vui.... Hỏi ai không hé môi cười... Tôi yêu... quê tôi, yêu lũy tre dài... đẹp xinh...
Rồi miệng nhai, tai tôi nghe rõ mồn một bài hát "Tôi Yêu" hình như của ông Trịnh Hưng sáng tác thì phải, từ trong hố sâu của ký ức. Tiếng hát đu đưa réo lên ở một chiếc loa phóng thanh, trong khu chợ Nguyễn Tri Phương, Chợ Lớn một buổi chiều muộn nắng nhạt, khi nhiều gia đình đã quây quần bên mâm cơm năm 1958.
Tôi mắm môi, mắm lợi đèo Hoa sang Chợ Lớn cho kịp trước giờ nhà thương đóng cửa, đến cổng cũng là lúc ông già gác cổng, đang đẩy cánh cổng khép lại để khóa. Tôi hộc tốc cùng Hoa xông vào, ông già nhìn tôi và Hoa đang chạy phía sau với vẻ mặt của con ngan vừa "tè", ông nói như tiếng mưa rơi mùa hè:
- Đã đến giờ rồi, anh ơi!
Vừa thở hổn hển, mặt tôi vừa dài ra, nhăn nhúm lại:
- Thưa bác, tôi vừa đi làm về tới nhà, mẹ tôi bị ngất đưa vào đây, xin bác thông cảm cho đứa con trai nghèo thăm người mẹ.
Ông già ngừng tay đóng cổng, mặt của ông tỏ vẻ ái ngại:
- Tôi thông cảm cho anh, còn cháu thì không được!
Tôi biết ông ta lầm, nên nhã nhặn nài nỉ:
- Thưa bác đây là vợ của tôi… cũng đã mang bầu....
Ông mở cổng rộng ra, nhưng mắt của ông cũng mở to, tưởng chỉ còn lòng trắng, để nhìn hai chúng tôi như một chuyện không bình thường, của quê hương nhiều máu lửa. Khi tôi đi qua cổng, ông già đã để tay lên tay tôi, trên ghi dông xe như muốn kéo lại, để ông cởi cái nút băn khoăn trong lòng của ông về một đôi vợ chồng, mà ông lại tưởng là cha và con.
Nhưng rồi ông lại nở một nụ cười hiền hòa, đẩy tôi đi, như đã tự tìm được câu giải đáp: "Trong một đất nước không may gặp phải cái nạn "hồng tuộc" để gây ra một cuộc chiến tranh dai dẳng ác liệt suốt một giải Trung Nam Bắc liên tục 30 năm". Hết chống thực dân xâm lược, lại làm nồi da để nấu, hầm thịt của mình. Cho nên nó đã đẻ ra nhiều chuyện không bình thường, mà đây là một. Khi đã có qúa nhiều chuyện không bình thường, thì đương nhiên nó trở thành chuyện bình thường. Có nghĩa chuyện của vợ chồng tôi, cũng chỉ là, một câu chuyện bình thường của quê hương nhiều súng đạn, lửa, bom của chúng ta.
Tôi đã hình dung từ trước, nhưng khi nhìn thấy mẹ tôi, tôi đã không nhìn rõ người, vì nước mắt của tôi giàn ra mà tôi đã không kìm giữ được, họ đã cắt tóc mẹ tôi chỉ còn hơn một phân. Người nằm, mắt người lúc nào cũng nhắm, không thể biết được người thức hay ngủ, nếu người không động đậy tay, hoặc chân. Cái mặt của người khắc khổ càng bé choắt lại.
Ngày xưa, mẹ tôi là người đẫy đà, tầm thước duyên dáng đã được nhiều bạn hàng và họ hàng trêu đùa, ca ngợi, nhất là đôi mắt. Đôi mắt mà thầy tôi vẫn bông đùa với chúng tôi, mỗi lần nàng Xuân của dân tộc ghé thăm gia đình tôi: "Mẹ chúng mày có đôi mắt thu hồn người", thế mà gìờ đây, một tấm thân khô gầy, tiều tụy chỉ vì những tai ương của cuộc đời đã dập vùi, dầy vò mẹ tôi.
Cái tai ương mở đầu, lại chính đứa con trai cả, yêu qúy của người gieo. Người con trai ấy đã bất ngờ bỏ ra đi, không một lời từ giã mẹ mình, để lại cho người những đêm dài thấp thỏm, khắc khoải nhiều nước mắt.
Người con trai khi đó do bầu nhiệt huyết, tâm hồn trắng trong của tuổi trẻ, thẩm thấu cái nhân sinh quan của cụ Nguyễn Công Trứ: Chí trai ngang tàng vẫy vùng ngang dọc bốn phương trời. Chàng trai ấy, đâu nghĩ đến cái nỗi lòng của người mẹ, chờ con: Chờ con lúc canh khuya... Người con đã ra đi vì... nước! Để rồi biền biệt... mất tiêu.
Tôi hơi một chút se lòng, lắt lay trong đạo lý làm con, mập mờ, sáng tối giữa hiếu và trung. Mẹ tôi đã khóc thương con nhiều, nên người đã lòa cả đôi mắt từ 1964. Còn thằng con trai thứ hai lớn lên, cũng đi vào quân đội để cứu nước, cuối cùng đã bị một tên du kích hạ sát để trả thù, lúc đang ngủ ở giữa cánh đồng, trên Hồng Ngự năm 1976 để lại một đàn con sáu đứa côi cút. Vì người mẹ cũng đã bước sang thuyền khác, người có hai đứa con trai, thì cả hai đứa đều bỏ người lại, để ra đi không trở về.
Cuộc đời của người và gia đình càng chìm sâu vào vũng lầy trong hang tối, để đến bây giờ từ lao tâm, người đã trở thành lao phổi, trầm trọng mà không có thuốc men để chữa chạy. Tôi cứ ngồi yên nhìn mẹ tôi nằm, dòng suy tưởng của tôi cứ cuồn cuộn vặn vò trong đầu, nó đã vắt kiệt và đẩy dần nước ra ngòai mắt tôi.
Đặt một tay lên bàn tay gầy của người, tôi chỉ nói được một tiếng "mẹ", bao nhiêu nỗi niềm như đút chặt cổ họng, làm tôi không nói ra lời. Mẹ tôi tuy nằm, nhưng người không có ngủ, như "thần giao cách cảm" người biết ngay là tôi. Nước mắt của người đã giàn ra, môi của người mím lại rồi thốt ra, cũng chỉ có một tiếng "con". Tay của người xoay lên cầm nhẹ tay tôi, người vẫn nằm yên, nhưng trong hai hố mắt của người nước mắt càng giàn ra nhiều hơn. Tôi phải lấy khăn lau mắt cho người và cũng chiếc khăn ấy, lau cả cho tôi. Nhìn lên Hoa, mắt cũng đỏ hoe, tôi chợt nhớ đã đến giờ về để trình diện. Hoa ở lại với mẹ, 5 giờ sáng mai tôi đưa cơm nước sang, hẹn Hoa ở ngoài cổng nhà thương, vì giờ đó chưa mở.
Tôi sẽ dậy từ 4 giờ, nấu cơm, để kịp chuẩn bị đưa sang nhà thương, rồi phóng xe sang tổ mộc Thành Công, bên Phú nhuận. Tôi còn phải sang bà mẹ vợ, nhờ mẹ đến tổ ngòi bút Đức Thành, xin cho Hoa nghỉ để chăm lo mẹ lòa, trong bệnh viện.
Sau khi tôi đi trình diện về, ở nhà tối hôm nay chỉ có hai bố con tôi, nhìn đôi mắt chậm chạp lờ đờ của thầy tôi. Tình phụ tử từ dưới đáy con tim của tôi đã trỗi dậy, mới 7:30, tôi chạy vội ra cửa hàng bà Lân để mua thêm hai hào cà ghém nén, món cà tuy mặn, nhưng thầy tôi vẫn thích từ ngày xưa.
Sau khi bà xúc cho gần một chục qủa cà, tôi nhìn mấy con cá khô, tôi biết thầy tôi cũng thích mà tôi cũng thèm, nhưng tôi cứ ngần ngừ. Bốc đồng, tôi định bảo bà ấy bán cho hai con, chợt nhớ Hoa đã dặn gom cho đủ 12 đồng để đong thêm 7 kg gạo thiếu. Vì đã đổi bo bo để lấy gạo, vừa không muốn ăn bo bo lại vừa thích ăn cá kèo, thì làm sao mà đạt" Năm hào cà nén, đã là phóng tay rồi. Tôi bước ra tới cửa thì bà Lân lại gọi giật vào:
- Cậu cứ cầm lấy hai con cá về mà ăn! Tôi không lấy tiền đâu!
Tôi trợn mắt nhìn bà Lân "bà này đọc được tâm tư của tôi ư"" Nghèo, nhưng lòng tự trọng của tôi vẫn trỗi lên: "Cám ơn bà, tôi đủ rồi!"
Bà ấy cầm luôn hai con cá, gói vào miếng giấy báo đưa vào tay tôi:
- Cậu cứ cầm về đi, tôi còn mang ơn bà cụ nhiều lắm!
Sau này, tôi nhớ lại, có lần tôi hỏi mẹ tôi thì được biết: Khi mắt của mẹ tôi còn sáng bán vải ở chợ, người giữ (làm chủ) nhiều bát "hụi", không những rộng rãi, nhân nhượng với bà Lân, mẹ tôi còn là người đỡ đầu cho con trai của bà ấy.
Sáng hôm nay, cũng như mọi khi, tôi dậy từ 3:30, để lo cơm nước đưa sang cho mẹ và em Hoa. Đặc biệt hôm nay, có chừng nửa lạng bột sắn dây, loại này giai đoạn ấy rất qúy và hiếm của bà Cần trước cửa nhà, đưa cho tôi chiều qua, dặn đưa vào cho bà cụ. Thứ này rất mát, rất tác dụng với bệnh lao phổi.
Ngoài ra, chiều qua tôi có mua được một bó rau lang, tôi đã luộc để lại cho thầy tôi mươi ngọn, tôi ăn mươi ngọn, còn gói đem sang cho Hoa và mẹ. Ở nhà thương mẹ uống thuốc bị nóng, thiếu rau tươi, Hoa cũng cần vì bụng chửa, tôi cũng cần "bồi dưỡng"cho con của tôi đã được 4, 5 tháng rồi....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.