Hôm nay,  

‘Đỏ Mắt’ Tìm Nhân Công

22/03/200700:00:00(Xem: 16923)

 Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, người trồng mía ở Kiên Giang đang khốn đốn vì rất khó tìm được nhân công chặt mía. Trong khi đó, tại Bạc Liêu, nhiều chủ ruộng muối cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Mùa muối chỉ có 4-5 tháng, nhưng họ phải trả lương cho công nhân suốt cả năm. Vậy mà không phải lúc nào cũng kiếm được người làm. Báo Thanh Niên ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.

Một tháng trước khi vào mùa thu hoạch mía, bà Nguyễn Thị Hương, ấp 3, xã Trí Phải, huyện Thới Bình (Cà Mau) xách nón lá đi rảo khắp đầu trên xóm dưới để tìm người làm. Đi cả ngày bà không tìm được ai "ở không" để chặt 13 sào mía cho gia đình bà. Bà thở dài: "Đi đâu cũng nghe nói người ta đã "có chỗ" hết rồi. Người làm công phải "ưu tiên" trong dòng họ trước rồi mới tới người ngoài". Qua cái thời người làm thuê sắp hàng chờ việc mà bây giờ ở đây chủ phải sắp hàng chờ người làm thuê. Ông Nguyễn Văn Tùng, một người trồng mía ở huyện Thới Bình cho biết những lúc mía xuống giá, nhiều người trồng mía đàm phán với nhân công: chặt mía đi, bán được rồi chia hai tiền. Cái điều khoản ngỡ như quá béo bở này không ngờ lại bị người làm công từ chối.

Tại tỉnh Kiên Giang cũng vậy. Nhiều rẫy mía phải chịu chết khô do xuống giá, do không có người mua và nhiều nơi cũng do không có người chặt mía. Giá nhân công chặt mía cứ nhích lên dần: từ 40 ngàn đồng/ngày/người lên 50 rồi 60, 70 ngàn đồng nhưng những rẫy mía cũng vẫn phải rơi vào cảnh "khát" nhân công. Qua tết, nhiều ghe thu mua mía phải nằm không chờ vì nhân công còn bận ăn Tết. Đợi một ngày thì mía càng khô càng xuống giá...

Tại Bạc Liêu, anh Hồ Minh Chiến, một chủ ruộng muối ở ấp Bửu Hai, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải (Bạc Liêu) cho biết: năm nào ở đây chủ đồng muối cũng phải chạy đi kiếm nhân công. Nhà anh Chiến là một trong ít gia đình thuê người ổn định nhất. Gia đình ông Sáu Văn đã làm công 10 năm rồi không bỏ anh mà đi. Cũng do anh Chiến cư xử quá "đẹp".

Nhà anh có 8 hecta đất canh tác muối và nuôi trồng thủy sản. Công việc thường ngày chỉ 2-3 người là được, nhưng anh vẫn thuê luôn cả gia đình 6 người, trả lương, bao cơm nước cho 6 tháng mùa thu hoạch muối. Còn 6 tháng mùa mưa, anh cho mượn 4 hecta đất phía sau hậu để gia đình ông Sáu nuôi tôm, nuôi cá kèo... chỉ riêng khoản thu nhập này có khi đã vượt xa số tiền công làm thuê cho anh Chiến.

Nắng chang chang, phóng viên gặp ông Ngô Ái Nam giữa đồng muối Long Điền, Bạc Liêu, lúc ông Nam đang hì hục cào muối. Thở dốc, ông nói: khó kiếm nhân công, kiếm được thì người ta bảo không cào muối mà chỉ vác thôi. Vì cào nó lâu, vác muối tính từng giạ mau kiếm tiền hơn. Ông Nam cho biết vậy là "đỡ" lắm, còn hơn nhà ông Tư B. xóm ngoài tới giờ không tìm được nhân công, đồng muối phải phơi trắng, thất thu là cái chắc. Hoặc như nhà ông Hai Th. làm giữa chừng thì nhân công "tự ái" bỏ việc đi lên TP.SG làm thuê, để lại ruộng muối phơi nắng tới đáy mà vẫn không có ai làm. Trở lại cánh đồng muối ở xã Long Điền Đông, tỉnh Bạc Liêu, anh Hồ Minh Chiến nhận xét: "Người làm thuê ở nông thôn bây giờ dễ... tự ái lắm. Chủ ruộng muối sơ suất là mất nhân công ngay. Không có chuyện chủ với tớ giữa người làm công và người thuê nhân công. Cũng không có chuyện người thuê nhân công đứng "chỉ tay năm ngón" với người làm thuê. Người thuê lao động phần lớn cũng là những nông dân tần tảo, cũng thấp thỏm lo mùa màng thất thu, cũng canh cánh chén cơm manh áo, cũng cắn răng với những đồng lương trả cho nhân công... đôi khi họ chấp nhận lỗ lã thuê người làm để cứu khỏi một mùa trắng tay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo CNN, một người đàn ông Đức 63 tuổi đã tử vong do nhiễm trùng hiếm thấy, sau khi được chú chó của mình “liếm yêu”.
NEW YORK (VB) -- Diễn hành mừng Lễ Tạ Ơn do Macy's thực hiện đã tổ chức hôm Thứ Năm 28/11/2019 tại New York, bất kể quan ngại thời tiết
Thông cáo báo chí của Bộ ngoại giao Trung Cộng cảnh cáo: sẽ có những biện pháp ứng phó cứng rắn nếu Washington tiêp tục hậu thuẫn dân biểu tình Hong Kong.
Hội nghị hợp tác Hồi Giáo (OIC) giữ im lặng trước thảm cảnh đàn áp người thiểu số Ui-ghur theo đạo Hồi tại tỉnh Xinjiang trong vùng tây bắc Hoa Lục - khoảng 1 triệu người Uighur bị đưa vào trại lao cải trá hình là trại huấn nghiệp.
Dân Iraq chống chế độ tham nhũng, bất lực tiếp tục biểu tình - ít nhất 15 người thiệt mạng hôm 27-11 tại Narisiya thuộc miền nam. Số người bị thương là 150.
Khoảng 1000 máy kéo từ từ tiến vào thủ đô Pháp để phản đối các chính sách của TT Macron –-nông dân nói: các chính sach và giao thương quốc tế gây thiệt hại nông nghiệp và hạ thấp mức sống của người sản xuất.
Di dân từ Liên Âu nhập cư vương quốc UK năm 2019 được ghi nhận ở mưc thấp nhất từ 2003.
Hội nghị của cơ quan không gian châu Âu họp tại Tây Ban Nha tuần này đã biểu quyết chấp thuận ngân sách 14.4 tỉ euro, là dự chi xứng hợp với các nỗ lực phát triển kỹ nghệ không gian của Hoa Kỳ và Trung Cộng.
Bộ trưỏng hải quân Richard Spencer bị ép từ chức khi định cưỡng lại lệnh khoan hồng của TT Trump dành cho 1 trung đội trưởng SEAL, là đơn vị ưu tú của hải quân
ĐS Hoa Kỳ tại tổ chức Liên Âu bị 3 phụ nữ tố cáo tấn công tình dục.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.