Hôm nay,  

Asean Xế Chiều

28/07/200500:00:00(Xem: 5201)
Các nước Đông Nam Á thường nghĩ rằng mình khôn. Lần này có khi lại khốn.
Đầu tháng Bảy, khi bộ Ngoại giao Mỹ cho biết là Ngoại trưởng Condoleezza Rice sẽ không dự Hội nghị cấp Bộ trưởng năm nay của Diễn đàn An ninh cấp vùng của tổ chức ASEAN (gọi tắt là ARF - ASEAN Regional Forum), giới lãnh đạo Đông Nam Á lập tức than phiền. Rằng Hoa Kỳ đã lấy một quyết định bất lợi khi không có mặt tại một diễn đàn quan trọng như vậy. Các nguồn tin khác, kể cả Hà Nội, đều vồ lấy lý luận này và thổi lên một phong trào đả kích Mỹ - như mọi khi.
Vài tuần sau, vào Thứ Tư 27, người ta bỗng tự hỏi, rằng Ngoại trưởng Condi Rice có thiên lý nhãn hay chăng mà lại đi bước đầu… ra ngoài như vậy.
Lý do là Ngoại trưởng Trung Quốc Lý Triệu Tinh cũng loan báo rằng mình sẽ không tham dự Hội nghị ARF vào ngày 29 này. Ông Tinh này rất tinh, vì sau bà Rice, cả Ngoại trưởng Nobutaka Machimura của Nhật Bản lẫn Ngoại trưởng Natwar Singh của Ấn Độ cũng đều không tới Vientiane phó hội. Diễn đàn ARF ế ẩm như cảnh chợ chiều.
Các nhà bình luận Á Châu đã bình lộn, khi nêu nguyên do vấn đề Diễn đàn ARF ở truyện ngoài da, là chế độ độc tài quân phiệt Miến Điện. Hãy nói về truyện ngoài da ấy, trước khi trở lại chuyện an ninh Á châu.
Tổ chức ASEAN gồm 10 nước Đông Nam Á là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore, Brunei, Việt Nam, Lào, Cambốt và Miến Điện. Bốn nước sau cùng là bốn nước nghèo nhất, chạy theo ASEAN khi con tầu thịnh vượng Đông Nam Á đã chuyển bánh từ mấy chục năm trước. Nghèo và độc tài lạc hậu nhất chính là Miến Điện, hoặc gọi theo tên mới của chế độ quân phiệt là Myanmar. Hàng năm, các nước chọn một chủ tịch luân phiên và năm tới, Miến Điện sẽ lãnh ghế chủ tịch. Điều ấy làm ASEAN bối rối không ít vì gây khó chịu cho các nước dân chủ, đặc biệt là Liên hiệp Âu châu và Hoa Kỳ.
Chỉ là một câu lạc bộ của các nước muốn làm ăn với nhau theo tư bản chủ nghĩa - mà lại sợ từ "tư bản" và ngụy trang dưới tên "kinh tế tự do" hay "kinh tế thị trường" - ASEAN còn ngụy biện đề ra một nguyên tắc là "không xen lấn vào nội bộ của nhau". Nghĩa là láng giềng có độc tài hoặc gây chuyện độc hại cho dân chúng - và cho cả lân bang nữa, thí dụ như hủy diệt môi sinh - thì các hội viên ASEAN cũng tránh không đả kích. Đó là nguyên tắc "đèn nhà nào nhà ấy rạng, mạng người nào người ấy giữ". Vì vậy, họ hồn nhiên mời Miến Điện tham dự câu lạc bộ kinh tế này.
Nhưng, thế giới ngày nay đã văn minh hơn nên hết thích làm ăn với các chế độ bóc lột lao động hay đàn áp nhân quyền và gây khó cho ASEAN về nạn độc tài Miến Điện: bầu cử thua mà không chuyển quyền, lại còn bỏ tù đối lập và giam hãm bà Aung San Suu Kyi là điều khó chấp nhận. Vì vậy, ASEAN đành kín đáo "can thiệp nội bộ" Miến Điện, thuyết phục chế độ Ngưỡng Quang (Rangoon) là từ chối vai chủ tịch năm tới để khỏi gây lúng túng cho ASEAN. Hôm Thứ Ba, Ngưỡng Quang giúp ASEAN thở ra nhẹ nhõm khi loan báo quyết định trên!
Giải quyết xong cái truyện ngoài da này rồi, ASEAN tưởng rằng các đại cường sẽ vui vẻ tham dự hội nghị của Diễn đàn An ninh. Lầm to. Vấn đề không nằm ở đấy.
Ngoại trưởng Bắc Kinh có đến Vientiane tham dự Hội nghị cấp Bộ trưởng của ASEAN nhưng sau đó, thay vì ở lại tham dự hội nghị của ARF thì lại qua thăm Miến Điện. Đồng hội đồng thuyền, họ nề hà gì chuyện độc tài của Miến!
Trở lại chuyện an ninh của Diễn đàn An ninh ARF.
Là câu lạc bộ giao dịch kinh tế, các nước Đông Nam Á đã tưởng bở, rằng nhờ sức mạnh kinh tế ASEAN sẽ thành một trung tâm có trọng lượng của Á châu. Họ nói đến việc hợp tác mở rộng và cuối năm 1999 đề xướng ra khuôn khổ ASEAN+3, gồm 10 nước ASEAN và ba nước Đông Á, là Nhật Bản, Trung Quốc và Bắc Hàn. Tưởng mình đã to bằng con bò, vài nước còn muốn lập ra một định chế mới, hoàn toàn Á châu, để thay thế vai trò của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Đó là sáng kiến về Quỹ Tiền tệ Á châu AMF của Malaysia thời Mohamad Mahathir làm Thủ tướng. Lý do bên ngoài là để ngăn ngừa một vụ khủng hoảng tài chánh khác, như đã xảy ra năm 1997 làm Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia đều khốn đốn. Lý do thực tế là ASEAN muốn trở thành một diễn đàn quốc tế nằm tại tâm điểm châu Á.

Bước qua lãnh vực an ninh, ASEAN lập ra cơ chế ARF, thực chất chỉ là một diễn đàn trao đổi thông tin về an ninh và quân sự, và các chế độ độc tài thì hiểu ngay "thông tin chính là tuyên truyền". Diễn đàn ARF vì vậy chỉ là một diễn đàn bốc phét không có thực lực, chẳng có khả năng cưỡng hành và không giải quyết nổi các vấn đề về an ninh trong khu vực.
Hẹp thì có vụ Indonesia đòi thôn tính Đông Timor khiến Australia nhập cuộc và gây hiềm khích với Jakarta; rộng thì có nạn hải tặc ngoài Đông Á và nhất là tại eo biển Malacca, mà chẳng xứ nào đề ra giải pháp thỏa đáng và ARF bình thản im tiếng. Gần thì có tranh chấp về chủ quyền trên các vùng quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa, kể cả tranh chấp về các giếng dầu giữa Indonesia và Malaysia; xa thì có vụ võ khí nguyên tử của Bắc Hàn hoặc việc Trung Quốc đòi thống hợp Đài Loan bằng võ lực. Rộng lớn hơn cả và bao trùm trên mọi chuyện là nạn khủng bố của các lực lượng Hồi giáo quá khích đang tung hoành tại miền Nam Thái Lan hay Philippines và đã từng ra tay tại Bali của Indonesia. Lâu dài và đáng ngại hơn cả là sự lớn mạnh đầy đe dọa của Trung Quốc.
Kết hợp cả hai chuyện an ninh và kinh tế, thí dụ nhục nhã nhất là các nước ASEAN không tổ chức nổi một hệ thống cảnh báo về động đất và sóng thần, vì ỷ lại vào Hoa Kỳ và Nhật Bản. Họ dư tiền xây cao ốc cao nhất thế giới, nhưng không bỏ tiền mua ổ khóa hay hệ thống báo động. Đó là sự khôn ngoan Á châu.
Các con rồng cọp kinh tế Đông Nam Á chỉ là cọp rơm hổ giấy về những vấn đề an ninh sinh tử cho toàn khu vực và diễn đàn ARF chỉ là cái loa rè.
Chúng ta không chủ quan hay thành kiến mà cho rằng Đông Nam Á chẳng biết lo xa. Họ lo xa theo kiểu khôn ngoan châu Á.
Dư luận lãnh đạo Đông Nam Á luôn luôn có thói quen đả kích Hoa Kỳ và từ 10 năm nay còn ve vãn Trung Quốc. Với họ, Trung Quốc là thị trường béo bở và Bắc Kinh là một tập thể lãnh đạo có thể nói chuyện phải quấy được, theo kiểu phong bì Á châu. Với họ, Hoa Kỳ là tấm giáp hộ thân, nhưng đeo lên mình thì nguy hiểm. Sự khôn ngoan Á châu của các lãnh tụ Đông Nam Á, trừ một ngoại lệ ở Singapore, là kiếm tiền nhờ Trung Quốc, nhưng mua bảo hiểm từ Hoa Kỳ. Quốc gia nào cũng nói theo một giọng - theo giai điệu Bắc Kinh - rằng Á châu là của người Á, và đề cao chủ nghĩa quốc gia của mình trên lưng nước Mỹ. Đến khi Hoa Kỳ rút khỏi hai căn cứ quân sự tại Philippines là Clark Field và Subic Bay - cũng do chủ nghĩa quốc gia nửa mùa của Manila - các nước lại la hoảng rằng Hoa Kỳ để lại một khoảng trống nguy hiểm tại Á châu Thái bình dương. Trong hội nghị ARF năm nay, ASEAN có tham vọng lập ra một Thượng đỉnh Đông Á (East Asian Summit - EAS) quy tụ lãnh đạo các nước Á châu, kể cả Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, nhưng lại không có Hoa Kỳ, vì Á châu vốn của người Á mà.
Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi Ngoại trưởng Condi Rice không phó hội ARF và cũng chẳng ngạc nhiên khi lãnh đạo Đông Nam Á than phiền về quyết định ấy của bà Rice vì để một khoảng trống trên mặt an ninh Đông Á. Có lẽ, bà chỉ muốn Á châu trưởng thành và cư xử như người lớn, tức là phải trả giá cho những mục tiêu hay mơ ước của mình. Thượng đỉnh EAS vì vậy là trò sơ sinh yểu tử.
Chúng ta không ngạc nhiên về những chuyện ấy từ phía Hoa Kỳ, nhưng e ngại.
Vì người Việt Nam hiểu rằng Trung Quốc đang bẻ đũa từng chiếc tại Đông Nam Á, ve vãn từng nước qua các thỏa ước song phương để phá vỡ cái thế đoàn kết Đông Nam Á, mục tiêu nguyên thủy của ASEAN vào năm 1967, khi miền Nam Việt Nam còn ở trên tuyến đầu ngăn ngừa sự bành trướng của Trung Quốc. Có hai điển hình cho việc ấy: trong lục địa thì sông Mekong đang bị họ khai thác tàn tệ, bất kể đến hậu quả cho 60 triệu dân sống tại hạ nguồn; ngoài khơi là vụ khai thác dầu khí trên vùng quần đảo Trường Sa mà Việt Nam và Philipppines đều nhận là của mình, đều bị Bắc Kinh phũ tay chơi bạo và sau cùng đều phải hợp tác với doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, như Phan Văn Khải đã xác nhận với Ôn Gia Bảo tại Côn Minh!
Trung Quốc coi vùng biển Đông Á là ao nhà, là "biển Trung Hoa tại miền Nam" (Trung Nam hải), và các nước Đông Nam Á là chư hầu trong tương lai. Diễn đàn ARF vì vậy chỉ là tái diễn chuyện nước Tề thời Chiến Quốc - một xứ buôn bán duyên hải như câu lạc bộ ASEAN ngày nay - đã lập diễn đàn thảo luận với cường Tần. Và sau cùng vẫn bị Tần Thủy Hoàng Đế thôn tính trong trò chơi "gồm thâu lục quốc".
Khôn mà thành khốn là như vậy!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.