Hôm nay,  

54 DB Ý Đề Cử HT Quảng Độ Giải Nobel

14/02/200700:00:00(Xem: 4133)

54 DB Ý Đề Cử HT Quảng Độ Giải Nobel

- Hà Nội Cấm Chủ Tịch Hội Rafto Vào VN Viếng Thăm HT Quảng Độ...

Bản tin sau đây của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế gửi từ Paris, ghi nhận tình hình nhà nứơc vẫn bao vây Hòa Thượng Quảng Độ, và 54 dân biểu Ý đề cử Hòa Thượng lãnh giải Nobel Hòa Bình 2007.

Bản tin trích như sau:

“...Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin dịch nguyên văn Thông cáo báo chí bằng Anh ngữ của Sáng hội Rafto công bố tại thành phố Bergen ở Na Uy hôm nay, 13.2.2007, về sự kiện Nhà cầm quyền Hà Nội ngăn cấm Chủ tịch Sáng hội Rafto viếng thăm Việt Nam:

“Hôm 7.2.2007, Sáng hội Rafto nhận được thư hồi đáp của Sứ quán Việt Nam tại Copenhagen, Đan Mạch, thông báo bác bỏ dự án sắp đặt từ lâu đến thành phố Saigon gặp gỡ nhà lãnh đạo ly khai của Việt Nam là Hòa thượng Thích Quảng Độ. Sáng hội Rafto bị kết án làm tổn hại quan hệ tốt đẹp giữa Na Uy và Việt Nam.

“Tháng 11 năm 2006, Hòa thượng Thích Quảng Độ, nhân vật lãnh đạo số hai của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, lãnh Giải Rafto. Từ năm 1998, Hòa thượng bị “bắt giam tại chùa” ngay nơi ngôi tự viện của Hòa thượng ở Saigon.

“Ông Arne Lynngrd, Chủ tịch Sáng hội Rafto, dự tính đến thăm Việt Nam vào thượng tuần tháng 3.2007 để tận tay mang đến cho vị lãnh đạo ly khai nơi ngôi chùa của ngài tấm bằng tưởng lệ Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto. Tuy nhiên, thư hồi đáp của Sứ quán Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ Đan Mạch cho biết là ông Lynngrd không được đến Việt Nam.

 “Sáng hội Rafto phản đối quyết định của nhà cầm quyền Việt Nam cùng những lời kết án của chính quyền này.(...)

“- Theo nhà cầm quyền Hà Nội tuyên bố, thì Hòa thượng Thích Quảng Độ hiện nay “hòan tòan được tự do”. Thế thì theo nguyên tắc, dựa vào luật pháp Việt Nam Hòa thượng không là đối tượng cho bất kỳ hạn chế nào, và sẽ được quyền tiếp đón mọi cuộc thăm viếng, ông Lynngrd kết luận.

“Sáng hội Rafto lên tiếng kêu gọi Chính phủ Na Uy lấy thái độ trước sự việc này và đề cập đến trong những cuộc gặp gỡ đối thọai nhân quyền giữa hai chính phủ Na Uy và Việt Nam”.

54 DÂN BIỂU QUỐC HỘI Ý ĐẠI LỢI ĐỒNG KÝ TÊN ĐỀ CỬ HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ LÃNH GIẢI NOBEL HÒA BÌNH NĂM 2007

Dưới tiêu đề “Tự do tôn giáo là chìa khóa của chính sách đối ngọai khẩn trương và mạnh mẽ” Dân biểu Bruno Mellano nói lên sự kiện 54 Dân biểu Quốc hội Ý đồng ký tên đề nghị Hòa thượng Thích Quảng Độ lãnh Giải Nobel Hòa bình năm 2007. Năm nay là năm có thể nhận xét rằng đa số các quốc gia trên năm châu đều có các vị Giáo sư Đại học, Dân biểu, Thượng Nghị sĩ Quốc hội hay Giải Nobel Hòa bình viết thư gửi đến Ủy ban Nobel Hòa bình ở thủ đô Oslo, Na Uy, đề cử Hòa thượng Thích Quảng Độ làm ứng viên. Đặc biệt tại các nước Trung và Cận Đông, Đông Âu, Tây và Bắc Âu, Á châu, Mỹ châu, v.v...

Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin lược dịch ra Việt ngữ dưới đây bản Thông cáo báo chí bằng tiếng Ý của Dân biểu Bruno Mellano phát hành tại thủ đô Roma ngày 30.1.2007:

“54 Dân biểu Quốc hội Ý, đa số thuộc phe đối lập, đã đáp ứng lời kêu gọi đề cử Hòa thượng Thích Quảng Độ lãnh Giải Nobel Hòa bình năm 2007 của ông Võ Văn Ái và chị Penelope Faulkner, lãnh đạo Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam. Lời kêu gọi này đã được Dân biểu Bruno Mellano, thuộc Đảng Cấp tiến, và các vị Dân biểu, Thượng Nghị sĩ Quốc hội Ý chuyển đạt.

“Trong số những Dân biểu ký tên, người ta để ý đến các vị: ông Stefano Boco, Phó bí thư Đảng Xanh, cựu viên chức đặc trách Đông Nam Á trong chính phủ Berlusconi; bà Margherita Boniver, Chủ tịch Nhóm della Rosa nel Pugno; ông Roberto Villetti, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa Quốc hội; ông Pietro Folena, thuộc Đảng Cộng sản Ý và Chủ tịch Ủy ban Họat động sản xuất; ông Daniele Capezzone, Chủ tịch Ủy ban Môi sinh, ông Emete Relacci, v.v...

“Đề cử Hòa thượng Thích Quảng Độ Giải Nobel Hòa bình năm 2007 đã được Giải Nobel Hòa bình người Ái Nhĩ Lan, bà Mairead Corrigan Maguire tung lên dư luận quốc tế.

“Nhân dịp công bố danh sách 54 Dân biểu Quốc hội Ý ký tên đề cử Hòa thượng Thích Quảng Độ,  Dân biểu Bruno Mellano, thuộc Đảng Cấp tiến, tuyên bố:

“Hòa thượng Thích Quảng Độ đã dâng hiến trọn đời cho cuộc đấu tranh bất bạo động nhắm mục tiêu dân chủ, tự do tôn giáo và nhân quyền cho Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đại diện cho 80% quần chúng tín đồ Phật giáo trong dân số 83 triệu người, hiện đang bị chế độ cấm không cho họat động, hàng giáo phẩm bị đàn áp, sách nhiễu và giam cầm. Giáo hội bị nhà cầm quyền Cộng sản đặt vào tình trạng bất hợp pháp từ năm 1981. Hệ thống rộng lớn về trường học, đại học, bệnh xá, các trung tâm văn hóa, từ thiện của Giáo hội bị Nhà nước tịch thu, các nhà lãnh đạo Giáo hội bị bắt, tín đồ Phật tử bị sách nhiễu. Vị lãnh đạo thứ hai của Giáo hội là Hòa thượng Thích Quảng Độ, năm nay 77 tuổi, bị giam cầm, quản chế từ 30 năm qua chỉ vì Hòa thượng đấu tranh ôn hòa cho tự do tôn giáo. Hiện nay Hòa thượng vẫn còn bị giam giữ không lý do, không xét xử, ngay nơi ngôi chùa của ngài. Năm 2001, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Olivier Dupuis, cựu Tổng bí thư Đảng Cấp tiến đã bị bắt và trục xuất khỏi Việt Nam vì dự tính vào chùa thăm vị Cao Tăng này.

“Ký tên đề cử Hòa thượng Thích Quảng Độ lãnh Giải Nobel Hòa bình năm 2007, tôi mong ước bảo vệ cụ thể cho sinh mệnh Hòa thượng. Ở vào thời mà các quyền lợi địa chính (địa lý chính trị) đẩy nước Việt Nam vào trung tâm các chiến lược tòan cầu, chúng ta không thể nào, và cũng không muốn quên những ai đang đấu tranh cho dân chủ và tự do”.

(Toàn văn bản tin lưu ở trang http://www.queme.net).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Buổi sáng Thứ Bẩy Ngày 9 Tháng 11, 2019 thằng cháu út Lam Sơn chở bố mẹ sang thăm hai bác Duy Thanh – Trúc Liên. Anh chị ở căn hộ trên lầu hai của một chung cư tại San Francisco.
Đụng độ giữa các đoàn biểu tình thân Thủ Tướng lâm thời Hariri, với phe Shites là Hizbol-lah và Amal đưa tới súng nổ tại thủ đô Lebanon hồi tối Thứ Hai, theo tin thông tấn chính thức NNA.
Amnesty International loan báo: ít nhất 143 người thiệt mạng (hầu hết bị lực lượng an ninh bắn) trong các cuộc biểu tình chống chính quyền do hàng ngũ giáo sĩ kiểm soát.
Thủ phủ hành chính của thẩm quyền Pal-estine chứng kiến hàng ngàn người biểu tình chống lại lập trường của chính quyền Trump công nhận nhà định cư của Israel tại đất chiếm đóng của Tây Ngạn hợp thức, là đảo ngược chính sách từ 40 năm.
Nhà làm phim Ukraine Oleg Sentsov được QH châu Âu tặng giải nhân quyền Sakharov báo động các quan hệ biến đổi với Nga – ông bị giam 5 năm trong án phạt 20 năm tù về tội âm mưu tấn công Nga tại Crimea, và sau được trả tự do trong 1 cuộc trao đổi hồi Tháng 9.
Viên chức ngoại giao cao cấp của châu Âu khẳng định đoàn kết chính trị là căn bản của 1 liên minh.
Tỉ lệ ủng hộ luận tội giảm trong thành phần cử tri độc lập trong khi phe DC tại Hạ Viện thấy luận tội là không đáng công để làm, theo kết quả thăm dò dân ý.
Cựu bộ trưởng hải quân bị bộ trưởng quốc phòng ép từ chức để làm vừa lòng TT Trump nói “Ông Trump không hiểu căn tính cốt lõi của quân đội”.
Hoa kiều Yujing Zhang, là nữ thương gia 33 tuổi từ Shanghai bị tình nghi do thám cơ sở an dưỡng cũng là câu lạc bộ golf của TT tỉ phú Donald Trump, bị bắt ngày 30-3, đã bị tuyên án 8 tháng tù.
Chỉ loại xe gọi là four-wheel drive với bánh xe gắn xích được phép lưu thông trên công lộ phủ tuyết tại thủ phủ của tiểu bang Utah hôm Thứ Hai trong khi thiên nhiên giận dữ bắt đầu gây khó khăn người lái xe từ bờ đông qua bờ tây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.