Hôm nay,  

Biểu Tình Và Dân Chủ

6/1/200800:00:00(View: 5234)

Cách đối phó với những cuộc biểu tình ôn hòa là một trong các thước đo về tính cởi mở của một chế độ. Nói cách khác, quyền biểu tình, cũng là một phương diện của quyền tự do phát biểu, được tôn trọng tới mức độ nào sẽ là một thước đo về đặc tính công an trị. Lúc đó, chính phủ sẽ cho phép và lắng nghe những cuộc biểu tình ra sao, hay sẽ đàn áp ra sao và ở mức độ nào… sẽ làm hiển lộ bản chất của chế độ. Do vậy, thước đo dân chủ cũng còn nghĩa là mức độ để cho người dân nói, cho dân biểu tình.

Gần như không thể có biểu tình tại Việt Nam, và điều này có thể xem như là thước đo hết xài trong nền "dân chủ gấp triệu lần" nơi đây hay không" Trong khi đó, tại Mỹ, Pháp, hay thậm chí như tại Thái Lan, Cam Bốt… biểu tình là chuyện bình thường - qua đó, dân có quyền nói, quyền bày tỏ thái độ trên đường phố.

Thử nhìn về một mô hình mà nhà nước CS Việt Nam đang theo là Trung Quốc. Trong khi cả thế giới an ủi, chia sẻ với Trung Quốc về nỗi đau thương động đất, thì lực lượng an ninh nước này vẫn lặng lẽ bố ráp những người Tây Tạng đã tham dự các đợt biểu tình vừa qua, và phản ứng từ  đó là những cuộc biểu tình phản kháng mới lại bùng lên, ở mức độ nhỏ hơn và rời rạc hơn, tại một số nơi.

Bản tin của đài RFA hôm Thứ Sáu 30-5-2008 cho biết công an Trung Quốc ở vùng Tây Tạng tuần này vừa bắt giam 5 nhà sư bị cho là liên hệ tới một loạt "vụ nổ nhỏ" trong khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bùng lên hồi tháng 3-2008.

Bản tin dựa theo các nguồn tin Tây Tạng từ Kathmandu, Nepal, nói là năm vị sư bị bắt giam ngày 24-5-2008, vì "bị cho là liên hệ tới một số vụ nổ trong vùng Tây Tạng." Các vụ nổ được nói là xảy ra hai ngày 6-7 tháng 4-2008 và không có thương vong nào.

Nguồn tin cho biết, Có 4 vụ nổ nhỏ trong vùng Markham, nhưng không ai biết là ai làm cả. Công an lại nối các vụ nổ vào “phong trào yêu nước" tung ra vào lúc các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lan rộng, theo nguồn tin này nói.

Nguồn tin Tây Tạng báo động nói là các vị sư bị bắt giam ngày 24-5 là từ tu viện Gonsar ở Markham, huyện Chamdo, trong Vùng Tự Trị Tây Tạng, là các sư: Gonpo, 20 tuổi; Choedrub, 25; Palden, 30; Ngawang Phuntsok, 17; và Kunga, 20. Các giới chức công an tại Markham đã giữ im lặng, từ chối trả lời của các phóng viên quốc tế, lấy cớ đang điều tra..

Địa phương Markham những ngày trước đó cũng đã bị bố ráp rồi. Hai tu viện Oser và Khenlung cũng ở Markham bị bố ráp ngày 14-5-2008, và bắt đi 5 vị sư ở tu viện Oser và 12 vị sư ở tu viện Khenlung. Cùng bị bắt có 2 vị cư sĩ liên hệ với cả 2 chùa này.

Một bản tin khác từ Trung Tâm Tây Tạng Vì Nhân Quyền và Dân Chủ (TCHRD), phổ biến ngày 29-5-2008, dựa theo nguồn tin khả tín cho biết có nhiều cuộc biểu tình hướng dẫn bởi các ni cô từ các ni viện ở huyện Kardze trong vài tuần qua. Theo tin này, 3 ni cô của Ni Viện Dragkar và một nữ sinh viên đã bị công an huyện Kardze bắt vì xuống đường biểu tình hôm 28-5.

Bản tin ghi là vào lúc 9 giờ sáng ngày 28-5-2008, có 3 ni cô từ Ni Viện Dragkar ở huyện Kardze, trong Khu Tự Trị Tây Tạng, thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan), đã ra đứng biểu tình ôn hòa tại quảng trường trước khu chợ chính của huyện Kardze. Ba vị nữ tu này hô khẩu hiệu, kêu gọi "sự trở về nhanh chóng của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Tây Tạng," với "Tự Do cho Tây Tạng" và "Trả Tự Do Tức Khắc Các Tù Nhân Chính Trị." Các ni cô cũng phát truyền đơn, kêu gọi "độc lập cho Tây Tạng."

Cuộc biểu tình kéo dài một thời gian ngắn thì công an tới bắt, áp giải về đồn để thẩm vấn. Ba vị ni cô này được nhận diện là Sangye Lhamo, 26 tuổi,  thuộc gia đình Kyakyatengtsang ở làng Dungra Village, xã Serchuteng, huyện Kardze; Tsewang Kando, 38 tuổi, làng Dungra, xã Serchuteng, huyện Kardze; và Yeshi Lhadon, 24 tuổi, từ làng Tsozhi, huyện Kardze. Người ta không nghe thông tin nào nữa về tình hình hiện nay của ba ni cô.

Một giờ đồng hồ sau đó, một cuộc biểu tình đơn độc được thực hiện bởi nữ sinh viên 21 tuổi tên là Rigden Lhamo, thuộc gia đình Tapontsang trong làng Lhakey Village, xã Thingkha, huyện Kardze, bằng cách phất cao lá cờ bị cấm của dân tộc Tây Tạng và hô các khẩu hiệu tương tự bên ngoài trụ sở chính quyền huyện.

Theo lời một nhân chứng kể lại, công an đã bắn vài phát súng, nhưng không có thông tin rõ về chuyện Rigden Lhamo có trúng đạn hay bị thương gì không; chỉ có tin là công an đã áp giải cô đi. Theo lời một nhân chứng khác kể lại, người ta thấy có máu loang trên người cô Rigden Lhamo nhưng không rõ máu này là do bị công an đả thương hay là do trúng đạn. Bây giờ không còn thông tin nào về cô nữa.

Tình hình thấy rõ là Tây Tạng thật khó bình an. Đơn giản chỉ vì nhà nước CSTQ không chịu đối thoại với người dân Tây Tạng, không chịu lắng nghe ước nguyện của người dân Tây Tạng, trong lúc Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhiều lần công khai nói trước thế giới rằng ngài không đòi độc lập, mà chỉ đòi tự trị; rằng ngài muốn giao quyền trị an và ngoại giao cho nhà nước Bắc Kinh, mà chỉ xin giữ quyền bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng. Nếu Bắc Kinh mời Đức Đạt Lai Lạt Ma về Tây Tạng trong điều kiện tương nhượng đó, thì vùng đất này chắc chắn sẽ bình an, lòng dân chắc chắn sẽ hoan hỷ, và sẽ cô lập được một số thành phần cực đoan trong phe "đòi độc lập." Và thế giới sẽ vui mừng khi thấy người dân nơi đây được quyền ra phố biểu tình để hoan nghênh ngài Đạt Lai Lạt Ma.

Trường hợp Việt Nam cũng tương tự. Thực tế là không có một Đức Đạt Lai Lạt Ma nào tại Việt Nam. Nhưng đất nước mình vẫn có một Đức Đạt Lai Lạt Ma được hình tượng hóa thành một khát vọng dân chủ. Cuộc thả bong bóng bay kêu gọi dân chủ quanh Bờ Hồ Hà Nội tuần qua của các nhà dân chủ 8406 đã cho thấy như thế: một ngai thờ thiêng liêng, một ước mơ đầy tốt đẹp - Dân Chủ, trước đó chưa bao giờ được vinh danh tại Hà Nội một cách thơ mộng như thế.

Tại sao nhà nước CSVN vẫn chưa chấp nhận rằng có một tôn giáo hết sức cởi mở là Dân Chủ, nơi đó bất kỳ ai cũng có tiếng nói và được lắng nghe" Và nơi đó, bất kỳ cuộc biểu tình ôn hòa nào cũng được tôn trọng, vì bức tranh đa sắc này sẽ chỉ làm tăng thêm các sức mạnh cho nội lực dân tộc…

Hãy lắng nghe một tôn giáo phổ quát của nhân loại: đó là một nền dân chủ thực sự, nơi đó nhân quyền được tôn trọng thực sự.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
WASHINGTON - Kế hoạch “Medicare for All” của nghị sĩ Elizabeth Warren tranh cử TT đại diện của đảng DC được chờ đợi từ lâu, dự định sẽ làm tăng chi tiêu công $20,500 tỉ.
WASHINGTON - Số việc làm được tạo ra trong tháng 10 là 128,000, xác nhận tiềm năng phát triển kinh tế tai Hoa Kỳ đang là vững mạnh.
WASHINGTON - 38% cử tri tin cậy ông Trump làm TT, là “thấp ổn định” theo thăm dò ABC mới nhất.
Cựu Dân Biểu Beto O'Rourke của Texas tuyên bố rằng ông sẽ rời khỏi cuộc đua tổng thống, kết thúc một chiến dịch mà ông đã đấu tranh trong nhiều tháng để giành lại năng lượng của ứng cử viên Thượng viện 2018 nổi lên của mình trên một sân khấu quốc gia đầy cá tính lớn và các nhà vô địch tự do khác.
Đã 5 năm qua, chùa Diệu Pháp (ở đường Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh, Sài Gòn) đã nhiều lần gửi đơn cầu cứu chính quyền vì bị những ngưới bán chim, cá, rùa... phóng sinh gây mất vệ sinh và an ninh trật tự nơi đây và càng nhếch nhác, xô bồ vào mỗi dịp lễ lớn,
Kết quả kinh doanh năm nay của Công viên nước Đầm Sen thể hiện rõ rệt tính mùa vụ là đạt cao điểm vào quý II và giảm dần vào cuối năm
Hai nhà Facebookers đã bị tòa án CSVN kết án tù chỉ vì “những bài viết trên mạng chỉ trích chế độ,”
2 người mà công an Hà Tĩnh nói là có liên quan đến vụ 39 người chết trong thùng đông lạnh của xe tải tại Anh đã bị khởi tố
BIÊN HÒA, VN -- Cơ quan USAID của Mỹ đã viện trợ 183 triệu đô la để dọn dẹp ô nhiễm thuốc độc dioxin thời chiến tranh Việt Nam còn lại tại khu vực phi trường Biên Hòa
VIỆT NAM -- Du khách đến VN trong tháng 10 lên tới 1.6 triệu người là cao nhất từ trước tới nay tính theo tháng mà trong đó du khách TQ là nhiều nhất
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.