Hôm nay,  

Basra: Bài Học Số 2

4/3/200800:00:00(View: 5662)

Sau lệnh ngừng bắn ở Basra, thành phố lớn thứ hai ở Nam Iraq, Thủ tướng al-Maliki ra tuyên bố xác nhận "cuộc hành quân đã đạt được an ninh, ổn định và thành công". Sự thật cái gọi là "thành công" này như thế nào" Quân đội Iraq do Mỹ huấn luyện, đặt dưới quyền chỉ huy của Maliki, từ thứ ba tuần trước đã mở một cuộc hành quân lớn ở Basra và nhiều nơi khác ở Nam Iraq vì các phe Shi-a đánh lẫn nhau vào lúc quân đội Anh chuẩn bị rút lui và trao quyền gìn giữ an ninh cho chính quyền địa phương gồm những đảng phái Shi-a. Từ nhiều tháng qua dân quân Mahdi của Giáo sĩ Muqtada al-Sadr nổi tiếng chống Mỹ từ miền Trung Iraq đã xâm nhập miền Nam gây nội chiến Shi-a để bành trướng thế lực ở vùng này. Vì thế Maliki phải mở cuộc hành quân dẹp loạn.

Chính phủ Bush coi cuộc hành quân này là một cuộc thí nghiệm đầu tiên để xem chính quyền Iraq có đủ khả năng bảo vệ an ninh cho dân chúng hay không. Thử thách này rất quan trọng vì nếu Maliki thành công, quân đội Mỹ sẽ có đủ lý do để rút dần ra khỏi Iraq. Chính vì thế Maliki bị thúc ép phải đánh lớn, mặc dù có lúc Mỹ phải dùng Không lực yểm trợ, giết được 215 quân Mahdi, 600 bị thương, 155 bị bắt sống. Tuần qua Maliki ra tối hậu thư cho quân Mahdi phải buông súng đầu hàng. Kế đó al-Sadr đã ra lệnh Mahdi ngừng bắn. Maliki nói "đã thành công", nhưng ông ta bỏ qua việc al-Sadr chỉ nói đến ngừng bắn, không hề nói quân Mahdi phải giải giới đầu hàng. Hiển nhiên cuộc đấu giữa Maliki và al-Sadr đang chuyển từ thế đấu võ lực sang thế đấu chính trị. Trong mấy ngày qua quân của Maliki đánh lớn ở Basra, Nam Iraq, nhưng tại miền Trung Iraq, ở thị xã Sadr City, cứ điểm rất mạnh của Giáo sĩ al-Sadr, ngay sát bên thủ đô Baghdad, dân Shi-a theo lệnh của al-Sadr đã biểu tình chống đối dữ dội, mang theo một quan tài giả trên có ghi tên al-Maliki với hàng chữ "kẻ độc tài mới". Ngoài ra các vụ pháo kích, bắn rốc-kết đặt bom đã xẩy ra trong Khu vực Xanh, khu an toàn của quân đội Mỹ và chính quyền Iraq. Tuần này dù đã có ngừng bắn, Maliki vẫn phải đưa thêm nhiều quân xuống miền Nam. Còn al-Sadr ở miền Trung ra thông cáo ca ngợi dân quân Mahdi.

Rút cuộc mọi chuyện đâu còn đó. Các nhà quan sát nói vụ ngừng bắn đã làm cho al-Sadr mạnh hơn trước. Maliki vẫn nói "đã thành công" và đưa ra một kế hoạch 7 điểm để ổn định, trong đó có dự liệu tuyển mộ hơn 10,000 cảnh sát và quân đội lấy từ các bộ tộc địa phương ở miền Nam, đẩy mạnh các dịch vụ lợi ích công cộng và an toàn cho người dân sống ở vùng này. Nhưng hãy nhìn đến sự an toàn của người dân Iraq nói chung như thế nào. Theo báo cáo của cảnh sát và quân đội Mỹ, trong tháng Ba vừa qua, ít nhất đã có 1,247 người Iraq chết, tính cả dân chúng và nhân viên an ninh. Con số tử vong này đã tăng gần gấp đôi con số của tháng Hai. Đó cũng là con số cao nhất trong một tháng kể từ tháng 8/07 khi có 1,956 người chết vì bạo loạn.

Câu hỏi đặt ra ngay lúc này là sau khi lệnh ngừng bắn được ban hành, việc gì sẽ xẩy ra cho Iraq" Sự mỏng manh của thế "hòa" này nằm trong một lời tuyên bố của al-Sadr. Khi ra lệnh cho dân quân Madhi ngừng chiến, Giáo sĩ al-Sadr đã đòi hỏi chính quyền Maliki phải nhượng bộ một số điều, trong đó có việc "phải chấm dứt các cuộc ruồng xét và bắt giữ bất hợp pháp". Sau khi hạ lệnh ngừng bắn, thứ hai tuần này al-Sadr nói với đám dân quân Mahdi: "Chúa trời (Allah) ban phép lành cho các ngươi và ta cám ơn các ngươi từ nơi Chúa, không phải từ nơi ta, các ngươi đã chịu đựng gian khổ và kiên trì, chịu tuân theo lời dạy và đã sát cánh bên nhau, chiến đấu bảo vệ dân chúng, lãnh thổ và danh dự của các ngươi. Ta cũng có lời chào mừng người mujahedeen (chiến sĩ Thánh chiến) đã không để cho kẻ thù của chúng có một chỗ nào an toàn". Câu chót này nhằm ám chỉ nước Mỹ.

Thế đối đầu đó khiến al-Sadr có thể chứng minh rằng ông ta vẫn là một thế lực mạnh có khả năng thách thức chính phủ Iraq, nước Mỹ và những hệ phái Shi-a khác, những lực lượng từ bao năm nay đã tìm cách gạt bỏ ông ta ra bên lề. Kết quả đã tạo ra nghi hoặc về lời tuyên bố của TT Bush nói trận đánh Basra "là một thời điểm lịch sử cho một nước Iraq tự do". Ông đã đánh giá tình hình như thế vào cuối tuần trước sau khi al-Sadr chấp nhận lệnh ngừng bắn. Ông Bush ước lượng sớm như vậy cũng như ông đã làm sau khi quân đội Mỹ đánh chiếm thủ dô Baghdad khiến chế độ Saddam Hussein tan rã và tượng của tay độc tài này bị kéo sập. Ngày 1-5-2003, TT Bush, một cựu phi công của Vệ Binh Quốc gia, mặc bộ đồ phi hành lái chiếc chiến đấu cơ S-38, hạ xuống Hàng Không Mẫu Hạm USS Abraham Lincoln, tuyên bố một câu được TV truyền đi cả nước: "Những trận đánh lớn ở Iraq đã kết thúc...Nước Mỹ và các đồng minh đã thắng".

Sự ước lượng quá sớm về tình hình Iraq là bài học số 1. Bởi vì từ năm 2003 đến nay chiến tranh vẫn còn đó, ngày càng lâm vào thế kẹt, chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Chiến tranh Iraq 5 năm đã dài hơn thời gian Mỹ tham gia Đệ nhị Thế chiến. Cho đến nay, nó chỉ thua thời gian Mỹ lâm chiến ở Việt Nam. Bài học số 1 là một sự sai lầm nghiêm trọng về chiến lược: Chỉ biết tấn công mà không biết dự liệu sau khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ, nạn xung đột hệ phái và sắc tộc sẽ xẩy ra, rối ren như nồi canh hẹ. Chiến tranh mỗi thời một khác, nhưng khi đánh vào một nước như Iraq, châm ngòi cho chiến tranh hệ phái để bọn khủng bố al-Qaida lợi dụng, là điều không thể nào ngờ khi người ta chỉ biết các bài học của Thế kỷ trước.

Basra là bài học số 2, nó có thể giống bài học số 1, nhưng nó cũng có thể còn quái gở hơn, tệ hại hơn chưa biết chừng. Bởi vì miền Nam Iraq là miền của các giếng dầu và đất đai phì nhiêu hơn miền Trung và miền Bắc Iraq. Khi có lợi là có xung đột, phe nào cũng muốn chiếm làm của riêng. Chỉ có Mỹ thấy của đau con xót. Hơn 4,000 lính Mỹ đã tử trận, tổn phí chiến tranh Iraq đã lên đến 500 tỷ. Một số chuyên gia dự liệu Mỹ còn phải chi đến 12 tỷ đô-la mỗi tháng trong năm 2008.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
SINGAPORE - Thủ Tướng Lee Hsieng Loong hô hào các chính quyền trong khu vực cập nhật giao thương thích hợp với kinh tế chuyển hóa theo thời đại digital (kỹ thuật số) bằng các quy định theo định hướng này.
TAIPEI - Giới quan sát nhận xét: trước bầu cử của Taiwan mà Hoa Lục gọi là “tỉnh nổi loạn”, các biện pháp “bọc đường” được giới lãnh đạo cộng sản của chính quốc gia hạn.
MADRID - Trả lời phỏng vấn của AFP, ngoại trưởng Tây Ban Nha nói rõ: bạo động bùng nổ tại Barcelona là thủ phủ Catalonia để tranh đấu ly khai là định hướng không thể chấp nhận.
SANTIAGO - Phong trào chống chính quyền Chí Lợi tổ chức xuống đường nhiều tuần lễ tại thủ đô bị đàn áp gây ra 1 số thương vong.
TEHRAN - Nứơc cộng hòa Hồi Giáo Iran loan báo: giảm các điểm giao kết trong thỏa ước nguyên tử Vienna 2015 nhằm kềm hãm tham vọng nguyên tử của Tehran.
BAGHDAD - 3 người chết và 19 người bị thương khi lực lượng an ninh Iraq bắn vào đoàn biểu tình tại thủ đô vào cuối tuần qua.
MIAMI - Cơ quan khí tượng bản doanh Miami (Florida) báo tin thời tiết ấm chấm dứt nay mai, nhiệt độ băng giá như mùa đông đang tới vùng New England và vùng giữa bờ nam Vịnh Mexico đến Ngũ Đại Hồ.
WASHINGTON - Theo tường thuật của ABC vào ngày 4 tháng 11, phe DC tại Hạ Viện cho công bố bản chép 1 số điều trần kín của các đối tượng điều tra trong các sai phạm của lãnh đạo hành pháp.
Khoảng đầu tháng 11/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa cắt nguồn tiền hỗ trợ California dập cháy rừng sau khi Thống đốc Gavin Newsom chỉ trích chính sách môi trường của ông.
Tin ngày Thứ Bảy 2 tháng 11 từ Portland (Oregon): chánh án liên bang Michael Simon ra lệnh tạm ngưng thi hành quy định của chính quyền Trump, buộc di dân phải chứng minh có bảo hiểm sức khỏe mới nhận được visa.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.