Hôm nay,  

Sứ Mạng Chiến Đấu Hết

02/09/201000:00:00(Xem: 6616)

Sứ Mạng Chiến Đấu Hết

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Quân tác chiến Mỹ đã rút khỏi Iraq và Tổng Thống Barack Obama tuyên bố sứ mạng chiến đấu của Mỹ ở nước này đã hết sau một thời gian khá dài kể từ ngày quân đội Mỹ đổ bộ vào Iraq năm 2003 để lật đổ chế độ độc tài Saddam Hussein theo lệnh của TT George W. Bush. Tuy nhiên quyết định rút quân Mỹ của Obama đã gây dị nghị của một số người chống đối nêu ra những câu hỏi. Họ vạch ra rằng Iraq đang gặp nạn bạo động của khủng bố làm nhiều người dân chết, trong khi về mặt chính trị Iraq vẫn chưa có được một chính quyền sau cuộc bầu cử hồi tháng Ba năm nay.
Như vậy Obama đã bỏ rơi Iraq để mặc cho bọn khủng bố al-Qaida hoành hành và có thể cả thủ đô Baghdad cũng sẽ lọt vào tay chúng chăng" Chúng tôi không nghĩ như vậy. Đầu tuần này ngay sau khi báo chí Mỹ loan tin quyết định rút hết quân tác chiến, TT Obama đã đến thăm bệnh viện Walter Reed và gắn 11 Huy chương Chiến đấu cho các cựu quân nhân Mỹ dưỡng bệnh ở nơi đây. Tính từ năm 2003 đến nay, đã có đến 1.5 triệu quân nhân Mỹ phục vụ ở Iraq. Obama cũng nhấn mạnh đến việc dồn nỗ lực chiến tranh chống khủng bố ở Afghanistan và Pakistan, kể cả việc giải quyết những khó khăn về kinh tế ở Mỹ hiện nay. Cũng không nên quên, quân tác chiến rút hết, nhưng Mỹ vẫn còn khoảng 50,000 quân không tác chiến ở lại để huấn luyện cho lực lượng quân đội và an ninh Iraq.
Mỹ không bỏ rơi Iraq nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy chính phủ Obama đang xoay lại thế chiến lược cho toàn thể vùng Trung Đông. Vào tối Thứ Ba tuần này có hai nhân vật Trung Đông cùng tới Washington để họp hội nghị. Đó là Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Chủ tịch nước Palestine Mamoud Abbas. Trước đây hai nhân vật quan trọng của  Trung Đông này đã không chịu hội họp. Nhưng Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã vận động từ mấy tuần qua, kết quả hai nhân vật chủ chốt cho nền hòa bình Trung Đông đã đồng ý họp. Thời Tổng Thống Clinton, Mỹ thúc ép Israel và Palestine và 16 nước Á Rập đồng ý ký một tuyên ngôn chung nhằm từ bỏ bạo lực ở Trung Đông. Nhưng về sau một số biến cố đã xẩy ra, tuyên ngôn này bị xé bỏ.
Hòa bình Trung Đông là một vấn đề lớn cho những cường quốc ở bên ngoài vì nó liên quan đến cả nền hòa bình thế giới từ bao thế kỷ qua. Nhưng thực tế cho thấy vấn đề không dễ dàng. Nếu nhìn về quá khứ xa xưa của lịch sử nhân loại, Trung Đông là nơi đầu tiên trên thế giới đã có những cuộc đại chiến tàn khốc. Chiến tranh quy mô của loài người đã xẩy ra vào năm 1595 trước Công nguyên (BC), khi các bộ tộc cổ xưa Hittite ở Tiểu Á-tế-Á (Asia Minor) và Syria đã đánh chiếm Babylon ở Trung Đông. Chúng ta đã biết Babylon là một kinh đô rất trù phú nằm trên bờ Lưỡng Hà Euphrates, nay thuộc nước Iraq. Cũng về chiến tranh ở Á châu nước Trung Hoa thời xưa cũng có thời gọi là Chiến quốc, nhung chỉ xẩy ra vào năm 475 Trước Công nguyên.


Hãy trở lại thời nay Trung Đông là nơi kình chống nhau giữa hai dân tộc Do thái và Á rập. Ở đây ngoài sự khác biệt về dân tộc lại còn một sự khác biệt khác rất gay go giữa hai tôn giáo: Do thái giáo và Hồi giáo. Do thái giáo xuất hiện khoảng 4,000 năm trước nếu căn cứ theo Cổ thư Talmud, kinh Cựu ước. Nhưng đến đầu Công Nguyên người Do thái có đức tin Thiên chúa, đấng Thần linh duy nhất ở trên Trời và theo kinh Tân ước, Chúa Ki-tô (Jesus Christ) con của Thiên chúa đã giáng sinh để chuộc lỗi cho loài người và cứu thế. Từ đó Ky tô giáo phát triển rất mạnh, trước hết qua Ý rồi đến những vùng khác của Âu châu và trên thế giới.
Về phía Hồi giáo, đạo này xuất hiện từ Thế kỷ 7 tức là sau Công giáo đến 700 năm. Hồi giáo do Mohammed Ali, tự xưng là đấng Tiên tri sáng lập, được đại đa số các dân tộc Á rập ở Trung Đông tin theo và lập ra một đền thờ chính ở Mecca tại Á rập Sê-út, vốn là sinh quán của Mohammed. Tuy nhiên đạo Hồi chỉ mấy năm sau đã chia ra làm 2 hệ phái là Sun-ni và Shi-a. Đa số người Sun-ni sống ở bán đảo Á rập còn dân Ba tư ở Iran đi theo hệ Shi-a. Lúc đầu hai hệ phái sống chung rất ôn hòa, nhưng vào thời hiện đại, sau khi Osama bin Ladin theo chủ trương quá khích và lập ra đạo quân khủng bố al-Qaida ở Afghanistan, hệ phái Shi-a ở Iran đã chống đối ra mặt. Kế đó thế giới chứng kiến cuộc chiến tranh Iran-Iraq, hai phe Hồi giáo đã trở thành kẻ tử thù.
Bây giờ Mỹ tiếp tục chống khủng bố trên khắp thế giới, nhưng chiến lược có thể thay đổi. Chiều thứ Ba tuần này người ta được tin tại Washington sẽ có cuộc họp giữa Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas vào ngày thứ Năm. Ngoài ra một nguồn tin khác còn cho biết Netanyahu sẽ đề nghị với Abbas từ tuần tới, hai bên sẽ họp trực tiếp 2 tuần một lần nói chuyện về hòa bình giữa hai nước. Đề nghị của nhà lãnh đạo Israel cho thấy ông ta nghiêm chỉnh về chủ trương hòa giải với người Á rập trên vùng đất Palestine sát bên nước Israel chớ không phải chỉ họp một lần vào ngày Thứ Năm tuần này mà thôi.
Mỹ cố nhiên hoan nghênh ý kiến của Netanyahu và rất có thể chiến lược của Mỹ sẽ thay đổi. Sự xung đột giữa hệ phái  Sun-ni ở Iraq và hệ phái Shi-a ở Iran đã trở nên rõ rệt. Iran hiện là kẻ thù của Mỹ vì Tổng Thống Iran Amahdinejad đã đã bao lần huênh hoang ra mặt chống Mỹ và còn ngầm cho các phần tử của Vệ binh quốc gia xâm nhập Iraq, gài mìn đánh phá các đoàn xe vận tải của quân đội Mỹ. Amahdinejad còn mưu toan chế tạo bom nguyên tử để chống Israel vì ông ta tố cáo Israel cũng đã có bom nguyên tử.
Amahdinejad là người theo hệ phái Hồi giáo Shi-a và Đại trưởng lão tối cao cầm đầu Vệ Binh Cách mạng Iran cũng là một lãnh tụ của hệ Shi-a. Chính phủ Mỹ dưới quyền của TT Obama đã ủng hộ Đại trưởng lão Shi-a là Sistani ở Iraq. Ông này là người gốc Á rập chớ không phải như vị Đại trưởng lão Shi-a ở Iran vốn là gốc Ba tư. Vì thế sau khi quân Mỹ tác chiến ra khỏi nước này, chủ trương của Mỹ là để người dân Iraq gốc Á rập tự quyết định lấy vận mệnh của họ trước họa khủng bố al-Qaida.
Những biến chuyển vào tuần tới rất đáng chú ý cho sách lược mới của Mỹ ở Trung Đông.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.