Hôm nay,  

Vai Trò Của Niềm Tin Trong Khoa Học Và Trong Đạo Phật

06/03/200700:00:00(Xem: 2993)

Vai Trò Của Niềm Tin Trong Khoa Học Và Trong Đạo Phật

Hầu hết tất cả các tôn giáo sử dụng cảm xúc, tình cảm như là một động lực thúc đẩy để đạt được những mục tiêu của họ. Cảm xúc, tình cảm làm phát sinh niềm tin và sự tuân phục, vâng lời đối với giáo lý và những cảm xúc này, đặc biệt đối với những loại cảm xúc làm phát sinh niềm tin là một bộ phận cần thiết đối với tất cả các tôn giáo. Hay nói cách khác, do vì niềm tin quá cần thiết đối với các tôn giáo, nên cảm xúc được khích lệ. Ngược lại với tất cả những tôn giáo, Phật giáo nhấn mạnh yếu tố trí tuệ, đặt niềm tin vào một chỗ đứng quan trọng chỉ ở những giai đoạn khởi đầu. Thậm chí sau đó, niềm tin được sử dụng một cách dè dặt, cẩn thận bởi vì trí tuệ được xem là nhân tố quan trọng, chính yếu để đạt được mục đích.

Để hiểu rõ hơn về niềm tin, chúng ta cần phải phân tích kỹ những loại niềm tin khác nhau. Nói một cách chung chung thì niềm tin có thể được chia làm hai loại:

Loại niềm tin thứ nhất là loại niềm tin làm cản trở, chướng ngại cho trí tuệ. Nó dựa trên sự kích động hoặc thậm chí dựa trên sự ép buộc, chỉ có sự tuân phục, vâng lời không chất vất được cho phép. Loại niềm tin này không cho phép trí tuệ phát huy. Niềm tin trong hầu hết các tôn giáo đều thuộc loại trên. Như thế phải có niềm tin và phải có sự phục tùng, vâng lời. Bất cứ điều gì tôn giáo dạy bảo  đều phải tuân phục, không có sự chất vấn. Nét đặc trưng này của tôn giáo được biết đến với cái tên gọi là giáo điều, một học thuyết, giáo lý không được chất vấn, có đặc trưng là trung thành triệt để với bộ mặt của lý trí.

Loại niềm tin thứ hai là con đường đưa đến trí tuệ. Loại niềm tin này kích thích, khêu gợi tính tò mò và là động cơ khích lệ cho sự học hỏi, nghiên cứu. Trên cuộc đời này có nhiều điều chúng ta cần phải học, phải biết. Nếu không có niềm tin, chúng ta sẽ không có điểm khởi đầu hoặc là định hướng mà trong đó chúng ta khởi  đầu việc học, song khi niềm tin phát sinh, phát sinh nơi con người học là nơi một học thuyết, giáo lý nào đó, thì chúng ta có được định hướng đó. Niềm tin đặc biệt niềm tin nơi một người nào đó, làm thức tỉnh sự quan tâm, thích thú của chúng ta và khích lệ chúng ta hướng đến để đạt được mục tiêu trong vấn đề quan tâm đó. Có niềm tin nơi Tăng đoàn, chẳng hạn, khích lệ chúng ta tiến đến gần các Ngài và học hỏi từ các Ngài  để có được sự hiểu biết rõ ràng hơn về những lời dạy.

Loại niềm tin này có thể được minh chứng thông qua ví dụ câu chuyện về cuộc đời của Ngài Xá Lợi Phất, vị đệ tử đứng đầu của đức Phật. Ngài bắt đầu quan tâm thích thú  nơi giáo lý của đức Phật thông qua việc nhìn thấy vị Tỳ-kheo Assaji trong lúc đi khất thực. Bị gây ấn tượng bởi dáng vẻ bên ngoài của vị Tỳ kheo, đặc biệt một vài phẩm chất đặc biệt, một vốn tri thức đặc biệt hoặc là sự chứng đắc về tâm linh, Ngài đến gần Tỳ kheo và xin được học giáo lý. Đây là một ví du điển hình cho loại niềm tin thứ hai.

Loại niềm tin thứ hai có ảnh hưởng tích cực và khích lệ việc học hỏi.  Loại niềm tin này còn tạo ra trọng điểm cho việc nghiên cứu, học tập đó. Những động lực được thúc đẩy động cơ trong bất cứ định hướng nào mà niềm tin có chiều hướng hướng đến. Chẳng hạn như nhà khoa học có niềm tin đối với một giả thuyết đặc trưng nào đó, sẽ định hướng yêu cầu của mình một cách đặc biệt đối với chiều hướng đó và sẽ không bị những số liệu, dữ kiện không thích hợp phân tán. Hai loại niềm tin này nên được phân biệt một cách rõ ràng. Loại niềm tin hoạt động trong đạo Phật là loại niềm tin đưa đến trí tuệ và đó là yếu tố đưa đến trí tuệ. Phật giáo là một tôn giáo tự do không giáo điều. Loại niềm tin thứ hai được tìm thấy cả trong đạo Phật lẫn trong khoa học. Loại niềm tin này có ba chức năng chính xét trong mối quan hệ, tương quan với trí tuệ:

1. Nó khiến làm phát sinh và tăng trưởng sự quan tâm thích thú và là động cơ khích lệ cho việc phát khởi việc học tập.

2. Nó cung cấp năng lực cần thiết trong quá trình theo đuổi việc học tập đó.

3. Nó cung cấp định hướng hoặc là trọng điểm cho năng lực đó.

Ngoài những chức năng chính trên, niềm tin được định hướng rõ ràng còn có một số đặc tính xa hơn nữa mà chúng ta có thể tìm thấy trong hệ thống hành trì của Phật giáo. Mục đích của đạo Phật là sự giải thoát, sự vượt ra khỏi hoặc là sự tự do. Đạo Phật muốn con người được tự do, giải thoát khỏi những sự nhiễm ô, cấu uế, và khổ đau. Sự tự do giải thoát này phải đạt được nhờ vào trí tuệ, sự hiểu biết về chân lý hoặc là quy luật của tự nhiên, vũ trụ. Vị đệ tử cũng có khả năng chứng đắc sự giác ngộ Chân lý này như bậc thầy đã chứng đắc và tri thức của họ phụ thuộc vào chính bản thân vị ấy. Có một lần đức Phật hỏi ngài Xá Lợi Phất: "ông có tin những gì ta đã giải thích cho ông không"" Ngài Xá Lợi Phất đáp lại: Vâng, con thấy điều đó như vậy. Đức Phật hỏi Ngài Xá Lợi Phất: Ngươi nói ra điều này chỉ vì lòng tin ở nơi ta phải không" Xá Lợi Phất trả lời: Không, con trả lời trong sự đồng ý không phải vì niềm tin ở nơi đức  Thế Tôn nhưng là vì chính con thấy rõ điều đó là như vậy. (Pubbakotthaka Sutta, Saim. S.V.220).

Đây là một  trường hợp khác của những nguyên lý của đạo Phật. Đức Phật không muốn con người chỉ đơn thuần tin vào Ngài hoặc chấp lấy Ngài. Ngài chỉ ra lỗi của niềm tin nơi những người khác bởi vì Ngài muốn con người được tự do giải thoát. Sự giải thoát này hay sự tự do, mục tiêu của Phật giáo, được đạt được thông qua trí tuệ, nhờ vào tri kiến về sự thật.

Song trí tuệ phát sinh bằng cách nào" Đối với hầu hết nhiều người, niềm tin là bậc thang bằng đá không thể thiếu được trong quá trình phát triển của trí tuệ. Đối với những người suy nghĩ trong sáng, những người có

Để đạt được sự giải thoát, điều cần thiết là chúng ta phải phát triển tuệ và sự phát triển đó, ngược lại, phụ thuộc vào niềm tin. Điều này cung cấp cho chúng ta ba giai đoạn được liên kết với nhau giống như những sự liên kết trong một dây chuyền:

Niềm tin đưa đến trí tuệ và trí tuệ dẫn đến sự giải thoát.

Niềm tin là người khởi đầu của cuộc hành trình tìm kiếm chân lý, đưa đến trí tuệ và đưa đến sự giải thoát. Mẫu điều kiện này là niềm tin trong đạo Phật. Do vì niềm tin có quan hệ cả lẫn với trí tuệ và sự giải thoát, nên nó có hai đặc điểm:

1. Niềm tin đưa đến trí tuệ. Nó được gắn liền với và đưa đến sự giải thoát.

Niềm tin trong Phật giáo không ngăn cấm những chất vấn hoặc là sự hoài nghi. Nó cũng không đòi hỏi tín ngưỡng hoặc là sự giam giữ bằng bất cứ cách nào mà không có sự chất vấn. Cả Phật giáo lẫn khoa học đều sử dụng niềm tin như là một nấc thang đá trong cuộc hành trình tìm kiếm chân lý. Bây giờ thì vấn đề phát sinh là loại niềm tin nào đưa đến trí tuệ" Đó chính là niềm tin rằng vũ trụ này hoặc là thế giới tự nhiên hoạt động theo những quy luật thường xuyên và không thể thay đổi được và những quy luật này có thể nằm trong tầm hiểu biết của con người. Niềm tin này là phôi thai cho việc tìm cầu chân lý nhưng vì chính bản thân niềm tin không có khả năng đưa trực tiếp đến chân lý, nên nó phải được sử dụng để phát triển xa hơn nữa trí tuệ. Ơ giai đoạn này, niềm tin trong Phật giáo và niềm tin trong khoa học dường như rất tương đồng. Cả hai đều có một sự tin tưởng vào những quy luật của tự nhiên và cả hai để tìm cách nỗ lực, phấn đấu để biết được sự thật của những quy luật này thông qua trí tuệ. Tuy nhiên, sự tương đồng chấm dứt ở tại đây. Từ điểm này trở đi, sự tin tưởng trong Phật giáo và niềm tin trong khoa học chia cách nhau và tìm những hướng đi của riêng mình.

Nguồn gốc của cả tôn giáo lẫn khoa học là sự nhận thức những vấn đề khổ đau trong cuộc sống, những sự hiểm nguy của thế giới tự nhiên. Trong quá trình tìm kiếm một giải pháp, một phương thuốc chữa trị cho vấn đề khổ đau này, nhân loại đã xem môi trường tự nhiên với sự hoang mang và kinh ngạc. Hai loại cảm giác này dẫn đến sự mong ước để tìm ra một lối thoát khỏi sự hiểm nguy và ao ước để biết được sự thật của tự nhiên. Từ nguồn gốc xuất phát cùng chung này, tôn giáo và khoa học chia rẽ hướng đi của mình. Khoa học, đặc biệt, đặt trọng tâm nghiên cứu vào hiện tượng vật lý bên ngoài. Khoa học không bao gồm nhân loại trong bức tranh của khoa học khi nói về vũ trụ, ngoại trừ trong một ý nghĩa sinh học rất hạn chế. Hay nói cách khác, khoa học không xem vũ trụ như là bao hàm cả con người và không nhìn nhân con người bao trùm cả toàn bộ vũ trụ.

Nhìn thiên nhiên theo cách này, khoa học chỉ có một mục tiêu duy nhất đối với niềm tin của nó và đó là thế giới vật lý- niềm tin rằng thiên nhiên đã tương hợp với những quy luật của tự nhiên. Nói tóm lại, chúng ta có thể gọi loại niềm tin này là "niềm tin đối với tự nhiên".

Nhưng mục tiêu của Phật giáo là giải quyết vấn đề khổ đau của nhân loại phát sinh từ những điều kiện cả bên ngoài lẫn bên trong bằng sự nhấn mạnh vào thế giới hành vi của con người. Đồng thời, đạo Phật xem quá trình này như là một quá trình tự nhiên. Với lý do này, Phật giáo, giống như khoa học, đặt niềm tin vào tự nhiên, nhưng niềm tin này cũng bao hàm cả con người bởi vì con người là một phần của tự nhiên và con người bao hàm cả toàn bộ vũ trụ trong chính họ.

Niềm tin của khoa học chỉ có một mục tiêu, nhưng niềm tin của Phật giáo có hai mục tiêu và hai mục tiêu đó là:

1. Thiên nhiên.

2. Con người.

Nếu hiểu theo cách nào đấy thì hai loại niềm tin này là một và tương đồng bởi vì chúng đều là những sự tin tưởng vào thiên nhiên. Loại niềm tin thứ nhất rõ ràng và hiển nhiên hơn. Nhưng loại niềm tin thứ nhất này không bao hàm bức tranh tổng thể mà nó chỉ bao hàm môi trường bên ngoài. Trong Phật giáo, con người được công nhận như là một bộ phận của tự nhiên. Cơ sở vật lý của con người tự nhiên như môi trường bên ngoài. Ngoài ra, con người hàm chứa một phẩm chất đặc biệt khác với  những sự biểu hiện bên ngoài của thiên nhiên và giúp cho con người phân biệt với thế giới xung quanh của anh ta. Đây là một phẩm chất đặc trưng của con người. Chúng ta thậm chí có thể nói rằng đó là "tính nhân bản của họ". Phẩm chất độc nhất vô nhị này là thế giới nội tâm của con người, bộ mặt của thiên nhiên mang một khía cạnh đạo đức.

Trong Phật giáo chúng ta tin rằng phẩm chất trừu tượng này của con người còn là một hiện tượng thiên nhiên và cũng phải chịu sự chi phối của những quy luật tự nhiên-quy luật nhân quả và như thế được bao hàm trong chân lý của tự nhiên. Để biết và hiểu được thiên nhiên thì chúng ta cần phần hiểu thông suốt cả về phương diện vật lý cũng như phương diện tâm linh. Nên ghi nhớ trong tâm thức rằng con người muốn biết và hiểu thiên nhiên, nếu đi theo con đường đó để mà tìm hiểu như vậy thì họ phải tìm hiểu xem những ai đang nghiên cứu về thiên nhiên. Những phẩm chất tâm linh chẳng hạn như niềm tin và sự ao ước muốn biết là những phẩm chất trừu tượng. Chúng là một bộ phận của thế giới nội tâm của con người và như thế phải đi vào lĩnh vực nghiên cứu vè tìm hiểu. Nếu những phẩm chất tâm linh không được nghiên cứu thì bất cứ tri thức hay là sự hiểu biết nào về thiên nhiên đều chắc chắn bị bóp méo và không hoàn hảo. Sự hiểu biết sẽ không có khả năng dẫn đến sự hiểu biết thật sự về thực tại.

Mặc dù trong khoa học có sự tin tưởng vào thiên nhiên và sự khơi gợi để biết về sự thật của tự nhiên, song thiên nhiên không được nhìn thấy trong mọi phương diện của nó. Khoa học làm ngơ những giá trị con người và kết quả là khoa học có một cách nhìn không toàn diện hoặc là khuyết thiếu về tự nhiên. Sự tìm kiếm tri thức mang tính khoa học thì không thỏa mãn đầy đủ và không thể đạt đến sự toàn diện bởi vì một mặt của thế giới tự nhiên, bản chất bên trong của con người bị lãng quên.

Cũng như trong Phật giáo, niềm tin trong khoa học có thể được chia làm hai phương diện và có hai mục tiêu chính. Đó là, trước hết có niềm tin đối với những quy luật của tự nhiên và thứ hai là niềm tin vào khả năng trí thông minh của con người để nhận ra những quy luật này. Hay nói cách khác là niềm tin vào tiềm năng của con người. Tuy nhiên, phương diện thứ hai của loại niềm tin này không được phát biểu một cách rõ ràng trong khoa học. Đó là một sự hiểu biết ngầm. Khoa học không đề cập loại niềm tin thứ hai này và chú ý rất ít đến sự phát triển của con người. Khoa học hầu như hoàn toàn lấy loại niềm tin thứ nhất làm động cơ thúc đẩy.

Xét về phương diện này thì Phật giáo khác với khoa học. Phật giáo cho rằng tiềm năng của con người đóng tầm quan trọng chính yếu. Phật giáo đã phát huy những phương pháp thực tiễn dễ hiểu trong việc nhận ra tiềm năng này và những phương pháp này đã hình thành nên nền tảng chính của hệ thống giáo lý tôn giáo này. Thông qua những hệ thống giáo lý này, niềm tin được căn cứ trên ba nguyên lý có mối quan hệ tương quan tương duyên với nhau. Ba nguyên lý ấy là:

Niềm tin rằng thiên nhiên hoạt động theo những quy luật cố định.

Niềm tin vào tiềm năng của con người để nhận ra sự thật của những quy luật này thông qua trí tuệ.

Niềm tin rằng sự giác ngộ những quy luật này sẽ khiến cho con người nhận ra điều thánh thiện cao nhất, sự giải thoát khỏi những khổ đau của cuộc đời.

Loại niềm tin này tạo ra một sự dị biệt lớn giữa Phật giáo và khoa học. Trong Phật giáo, việc tìm kiếm chân lý được hướng dẫn trong sự liên hệ với sự tu tập để phát triển tiềm năng của con người. Sự phát triển tiềm năng của con người là những gì quyết định cách mà tri thức được sử dụng. Do vậy, khả năng sử dụng kiến thức nhằm phục vụ cho những hành động làm ảnh hưởng đến sự hủy diệt tâm tham lam, sân hận và si mê được giảm thiểu. Thay vì, tri thức được sử dụng theo một cách hủy hoại.

Còn đối với khoa học, niềm tin một chiều phiến diện đối với những quy luật của tự nhiên không có khả năng dẫn đến việc tìm cầu tri thức vì tri thức không được chú trọng đến và bị hướng dẫn sai lệch. Không có sự phát triển của nhân loại và sẽ không có sự đảm bảo chắc rằng tri thức đạt được sẽ được sử dụng vào những cách mang lại lợi ích cho con người. Sự tìm kiếm của khoa học cho những chân lý của tự nhiên, do đó, không giúp được gì cho con người, ngay cả những nhà khoa học, để đạt được sự thỏa mãn, để làm giảm đi nỗi khổ đau, phiền muộn, để làm giảm đi sự căng thẳng hoặc là để làm cho tâm thanh thản và trong sáng hơn. Ngoài ra, khoa học mở rộng cánh cửa cho những giá trị không được ham muốn để phục tùng sự phát triển của khoa học, dẫn đến khuynh hướng tham lam, sân hận và si mê. Do vậy, những động cơ để khai thác thiên nhiên và đạt được sự giàu có vật chất đã dẫn dắt sự phát triển của khoa học gần một thế kỷ qua hoặc nhiều hơn nữa, đã tạo ra sự khai thác và hủy hoại môi sinh. Nếu chiều hướng này cứ tiếp tục, thì sự phát triển của khoa học sẽ không thăng bằng.

Người ta nên chú trọng rằng con người có tâm hồn hoặc là đặc biệt hơn là, những hành động của họ do yếu tố tác ý của tâm thức tạo điều kiện. Niềm tin vào những quy luật của tự nhiên và ước muốn tìm hiểu những quy luật này, áp dụng cho một hệ thống giá trị….

Niềm tin và thái độ sẽ hình thành nên một phong cách và định hướng những phương pháp được sử dụng trong công việc tìm ra chân lý cũng như bối cảnh và phương pháp mà chân lý đó được tìm thấy.

Theo lời đức Phật dạy, sự chứng đắc  chân lý tuyệt đối, tối hậu chỉ có thể bằng một tâm thức đã được thanh tịnh hóa không có tham lam, sân hận và si mê. Sự thanh tịnh như thế đòi hỏi  sự tu tập, một vấn đề quan tâm chính đó là niềm tin, thái độ và quan điểm. Một sự tìm kiếm chân lý bị trói buộc vào những giả thuyết mà nó được căn cứ vào sẽ không những  đưa đến sự thất bại (bởi vì nó bỏ quên một mặt của thực tại) mà còn sẽ bị những giá trị thấp hèn tràn ngập.

Nói một cách giản đơn là tri thức của những nhà khoa học thì phụ thuộc vào những giá trị. Một ví dụ đơn giản của những giá trị thứ yếu này là niềm vui đạt được từ và nằm đằng sau đó là sự tìm kiếm tri thức và những phát minh mà nó theo đuổi. Thậm chí một kiểu tìm kiếm tri thức thuần túy mang một giá trị trong sáng và thanh cao hơn, nếu được phân tích một cách sâu sắc, cũng có thể tạo ra một loạt những giá trị khác ẩn chứa đằng sau nó như ước muốn để đáp ứng một nhu cầu cá nhân nào đó.

Nói tóm lại, chúng ta đã nhìn ở hai mức độ giá trị: giá trị tuyệt đối và những giá trị trung gian tương xứng với nó. Giá trị tuyệt đối là chân lý phải đạt được và nó không thể được tạo ra do nơi tâm con người. Các khoa học gia cũng đã có niềm vào tự nhiên. Sự tin tưởng như thế hoặc là niềm tin là một giá trị nằm chính trong bản thân niềm tin đó xét phương diện bên ngoài, nhưng niềm tin này phải được nới rộng để bao gồm con người, cần thiết đòi hỏi phải có niềm tin vào cái thiện tuyệt đối, chỉ đơn giản bằng cách ghi nhớ trong tâm rằng những quy luật của tự nhiên có quan hệ với cái chân tuyệt đối.

Nguyên Tác - PA Payutto, Thích Quảng Bảo dịch

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.