Hôm nay,  

Tin Úc

13/12/200900:00:00(Xem: 5646)

Tin Úc

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ÚC VỮNG MẠNH NHỜ DI DÂN GỐC CÔNG GIÁO

MELBOURNE: Theo chuyên viên nghiên cứu của giáo hội Công Giáo Úc thì người di dân đã góp phần giữ cho Giáo Hội ở Úc được vững mạnh và tràn đầy sinh lực đồng thời biến nhà thờ thành một nơi thú vị hơn cho giáo dân Úc. Ông Bob Dixon, giám đốc Mục Vụ (pastoral projects director) của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Úc (Australian Catholic Bishops’ Conference) tuyên bố tại Nghị Hội Tôn Giáo Thế Giới rằng “Nếu không có người di dân thì con số người dự lễ ở nhà thờ sẽ thấp hơn rất nhiều”. Người di dân từ những quốc gia không nói tiếng Anh đến nhà thờ thường xuyên hơn người Úc. Chỉ có 14,5% trong số 5,1 triệu giáo dân Công Giáo gốc Úc dự Thánh Lễ hàng tuần so với 29,4% giáo dân Công Giáo gốc di dân. Hơn thế nữa, tỷ lệ thanh niên nam nữ gốc di dân dự lễ cũng cao hơn.
Trong một hội nghị chuyên đề về sự hội nhập của người di dân và tỵ nạn, ông Dixon cho biết người di dân từ những quốc gia không nói tiếng Anh nói rằng niềm tin của họ tăng lên nhờ giáo xứ của họ (gấp 1,4 lần người từ những nguồn gốc nói tiếng Anh), rằng họ thường vững vàng đức tin khi dự Thánh Lễ (gấp 2,7 lần người từ những nguồn gốc nói tiếng Anh), và họ cũng có xu hướng khuyến khích người khác đi dự Thánh Lễ nếu có người bắt đầu sao lãng việc đến nhà thờ (gấp 2,8 lần cao hơn so với người nói tiếng Anh).
Không những thế, người Công Giáo di dân còn tạo ảnh hưởng đối với những giáo dân Công giáo sanh trưởng ở Úc. Những giáo dân ở các giáo hạt có hơn 30% giáo dân gốc di dân có tỷ lệ cao hơn về việc cho rằng niềm tin của họ gia tăng (1,3 lần cao hơn) và về việc cho rằng Thánh Lễ tạo cho họ thêm tin tưởng vào cuộc sống hơn (1,4 lần).
Ông dixon nói: “Vì sự hiện diện của những giáo dân di dân tại giáo hạt nên các nghi thức tế lễ cũng sinh động hơn và có một cảm nhận rõ rệt và mạnh mẽ hơn về niềm tin và tinh thần”. Ông cũng cho biết rằng Thánh Lễ ở Úc được cử hành bằng hơn 30 ngôn ngữ, từ thổ ngữ Walmajarri đến La-tinh, đến tiếng Sudan, tiếng Việt, tiếng Croat cho đến tiếng Đại Hàn.
Tiến sĩ Philip Hughes, chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Hiệp Hội Nghiên Cứu Ki-tô Hữu Úc (Christian Research Association of Australia) cho biết gần phân nửa dân số Úc là người di dân thuộc đời thứ nhất hoặc đời thứ nhì. Chỉ có 51% dân số là người gốc Úc có cha mẹ sanh trưởng ở Úc mà thôi.
Những nhóm di dân lớn nhất, theo thứ tự từ lớn xuống nhỏ bao gồm người Anh, người Tân Tây Lan, người Hoa, người Ý, người Việt và người Ấn, vốn là cộng đồng đang phát triển nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, số người sử dụng ngôn ngữ khác hơn tiếng Anh trong gia đình còn cao hơn thế nữa. Thí dụ như hiện chỉ có 278,000 người di dân gốc Hoa nhưng có đến 500,000 người nói tiếng Hoa.
Tiến sĩ Hughes cho biết giáo hội phát triển nhanh chóng nhất nước Úc là giáo hội Chính Thống Miền Đông (Oriental Orthodox), đặc biệt là những người theo tông phái Coptic từ Ai Cập, thông thường đến Úc theo diện di dân có tay nghề và có trình độ học vấn cao nhất so với tất cả những nhóm khác với hơn phân nửa những người trên 15 tuổi có bằng cử nhân đại học.
Ông cũng cho biết thêm rằng tôn giáo vẫn rất quan trọng trong việc trợ giúp các cộng đồng di dân tìm được vị trí của họ ở Úc bởi vì tôn giáo tái khẳng định những giá trị, ngôn ngữ và văn hóa của họ.

ABBOTT TUYÊN BỐ THÀNH PHẦN NỘI CÁC ĐỐI LẬP LIÊN BANG

CANBERRA: Lãnh tụ đối lập liên bang Tony Abbott hứa hẹn sẽ khiến cho chính phủ Rudd một sự “hoảng sợ nhất đời” sau khi tuyên bố tân nội các đối lập với nhiều khuôn mặt cũ xưa. Nhiều cựu tổng trưởng thời John Howard, vốn được ông Turnbull đưa vào hàng ghế sau ngồi chơi sơi nước nay lại được ông Abbott moi ra phủi bụi, đưa vào hàng ghế trên, trong số đó có bà Bronwyn Bishop cùng các ông Kevin Andrews và Philip Ruddock.
Trong số những khuôn mặt mới vào thì các ông Barnaby Joyce, Tony Smith và Scott Morrison đều được thăng thưởng vào những chức vụ quan trọng. Ngoài ra, phó lãnh tụ đảng Tự Do, ông Eric Abetz, một trong những kẻ dẫn đầu cuộc nổi loạn đảo chánh ông Turnbull được nâng vào chức vụ quan trọng là phát ngôn nhân quan hệ lao tư.
TNS Barnaby Joyce sẽ là phát ngôn nhân tài chánh của phe đối lập, thế chỗ cho bà Helen Coonan vì bà này hồi đầu tuần này đã tuyên bố sẽ rút về hàng ghế sau. Ông Tony Smith sẽ thay ông Nick Minchin- lãnh đạo đảng Tự Do tại Thượng Viện- để nắm chức phát ngôn nhân truyền thông trong lúc ông Morrison lên thế bà Sharman trong lãnh vực di trú. Ông Ian Macfarlane, người thương lượng chính của phe đối lập trong vấn đề mua bán khí thải (emissions trading scheme legislation) được trao trọng trách về hạ tầng cơ sở và thủy cục.
Mặc dầu trước đây đã gặp nhiều xì-căng-đan trong thời gian làm tổng trưởng dịch vụ chăm sóc người già, nhưng bà Bishop vẫn trở lại hàng ghế đầu trong vai trò phát ngôn nhân về những vấn đề liên quan đến người cao niên.  Ông Abbott phủ nhận những lời bình luận rằng tân nội các đối lập này cho thấy có sự nghiêng hẳn về phía Hữu. Và ông cũng bác bỏ sự gợi ý rằng cuộc cải tổ này là một cách để ông bám víu trở lại với thời John Howard. Ông nói: “Đây là một nỗ lực nhằm tận dụng tối đa khả năng và kinh nghiệm mà chúng tôi có được”. Ông cũng cho biết thêm là tân nội các đối lập là “một đội ngụ vận động bầu cử” (a campaign team). Ông nói: “Đây không phải là một nội các đối lập chỉ ngồi trong văn phòng soạn giấy”.

TỰ DO ĐẠI THẮNG TRONG 2 CUỘC BẦU CỬ BỔ SUNG

SYDNEY & MELBOURNE: Uy tín của tân lãnh tụ đối lập liên bang Tony Abbott được nâng cao qua chiến thắng đáng kể của hai ứng cử viên Tự Do trong hai cuộc bầu cử bổ sung cuối tuần qua, đặc biệt với sự dồn phiếu bất ngờ cho đảng Tự Do của cử tri có mức lợi tức trung bình hoặc thấp- vốn thường là người ủng hộ đảng Lao Động- ở hai đơn vị Bradfield ở NSW và Higgins ở Victoria.
Qua việc tóm bắt được một số phiếu đáng kể của đảng Lao động ở hai đơn vị này, đảng Tự do đã có thể vô hiệu hóa số phiếu bị mất đi từ sự phản kháng của cử tri Tự Do có lợi tức cao ở đấy và giữ được tỷ lệ tương đương với tỷ lệ kỳ tổng tuyển cử năm 2007.
Những kết quả này sẽ khiến cho đảng Tự do vô cùng hài lòng, khiến đảng Lao động bực mình vô song, và khiến đảng Xanh phải gãi đầu ngẩn ngơ không biết có phải cái bong bóng nước của họ đã vỡ tan rồi hay không. Vấn đề chủ yếu của việc giữ vững được tỷ lệ như trước của hai kỳ bầu cử bổ sung này là việc gần 50% cử tri vốn thường chọn đảng Lao động ở Bradfield (NSW), và khoảng 25% ở Higgins (Victoria) từ chối không chuyển qua yểm trợ đảng Xanh khi đảng Lao động không đưa ứng cử viên trong kỳ bầu cử bổ sung này. Cải hai đơn vị đều cho thấy sự chuyển hướng hai chiều tương tự như nhau: từ Lao động sang Tự Do và từ Tự Do sang đảng Xanh.
Ở Bradfield, một đơn vị miền Bắc Sydney thì những phòng đầu phiếu ở các vùng có lợi tức cao là Wahroonga (7,7%) và St Ives (8,7%) có sự chuyển hướng rời bỏ Tự Do dồn cho đảng Xanh khi tính xuống vòng chung cuộc (two-party preferred). Trong khi đó có sự chuyển hướng dồn phiếu cho đảng Tự Do ở những nơi có lợi tức thấp hơn là Chatswood (13,4%) và Hornsby (12,6%).
Khuynh hướng này cũng được lập lại ở đơn vị Higgins, miền Đông Melbourne. Sự chuyển hướng từ bỏ đảng Tự Do tới 21,2% ở vùng Toorak West đã bị vô hiệu hóa bởi sự gia tăng dồn phiếu cho đảng này ở Windsor (7,7%) và ở Chadstone (6,9%) khi cuộc điểm phiếu tạm ngưng vào tối thứ Bảy.
Đối với tân lãnh tụ đối lập Abbott thì sự chuyển hướng thuận lợi cho đảng Tự Do ở những vùng đầu phiếu được xem là vành đai của người thích tiêu thụ (consumer-belt) sẽ cho ông một niềm hy vọng rằng một chiến dịch vận động bầu cử theo trường phái dân túy (populist) nhắm vào vật giá sẽ có hiệu quả trong việc tấn công chính phủ Rudd cho kỳ bầu cử tới đây.
Đối với lãnh tụ đảng Xanh Bob Brown thì thông điệp mà cử tri gởi đến cho ông là phiếu sơ kết của đảng Xanh sẽ bị giới hạn ở mức tối đa là khoảng 1/3 tổng số phiếu trong những khu nội thành. Điều này có nghĩa là đảng Xanh khó thể nào tự mình giành được một ghế hạ viện nào cả.
Việc đảng Lao động không đưa ứng cử viên tranh cử khiến người ta khó rút tỉa được bài học nào từ hai cuộc bầu cử bổ sung này. Nếu Lao động đưa người ra tranh cử thì các bản tin có lẽ đã có nhiều cái tít khác rồi bởi vì con số cử tri Lao động bỏ sang dồn phiếu cho đảng Tự Do sẽ ít hơn và do đó sẽ không vô hiệu hóa được số cử tri từ bỏ đảng Tự do ở những vùng đầu phiếu được xem là thành trì của họ.

TIỂU BANG NSW THAY THỦ HIẾN NHƯNG TÌNH HÌNH VẪN BẾT BÁT

SYDNEY: Tân thủ hiến Kritina Keneally chọn sách lược cứ-thế-mà-đi (steady as she goes) qua việc từ chối không bãi chức những bộ trưởng không chu toàn trách nhiệm của họ (underper- forming ministers). Theo ký giả Andrew Clennell của nhật báo Sydney Morning Herald thì bà Keneally sẽ thăng chức cho hai đồng minh thân cận của các ông Eddie Obeid trong cuộc cải tổ nội các của bà, và bà trao cho đương kim  bộ trưởng Thủy Cục, ông Phil Costa, chức bộ trưởng kế hoạch và hoàn trả cho ông Ian Macdonald chức bộ trưởng Kỹ Nghệ Sơ Đẳng và Phát Triển Tiểu Bang (Primary industries and state development).
Tuy nhiên cho đến khi báo được lên khuôn thì vẫn chưa biết rõ rằng một trong những người chủ yếu trong nhóm đã hoạch định kế hoạch lật đổ ông Rees- ông John Della Bosca- có được đưa trở lại vào nội các hay không. Nhiều nguồn tin cao cấp trong chính phủ cho biết bà Keneally vẫn còn lưỡng lự suy tính xem có nên cho cựu bộ trưởng y tế Della Bosca trở vào nội các hay không mặc dù ông có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ủy ban quyết định ngân sách của nội các (cabinet budget committee), và có lẽ bà sẽ vẫn để ông ở ngoài nội các. Bà đã từng bày tỏ mối e ngại rằng nếu bà bổ nhiệm ông Della Bosca vào nội các trở lại thì có vẻ như bà đang tưởng thưởng “những người giật dây cho con rối” (puppeteers).
Tưởng cũng nên nhắc lại, cuối tuần qua bà Keneally đã giận dữ phủ nhận những lời dè bĩu của lãnh tụ đối lập liên bang rằng bà chỉ là một con rối (puppet) của những tay trùm quyền thế là các ông Eddie Obeid và Joe Tripodi sau khi ông Nathan Rees giận dữ tuyên bố trong cuộc họp báo trước khi mất chức rằng bất kỳ một ai lên thay thế ông trong chức thủ hiến đều sẽ là con rối của hai ông này.
Bà Keneaaly cũng được sự hậu thuẫn của hai ông Della Bosca và Macdonald để giành chức vụ tối cao của tiểu bang. Bà Keneally cũng sẽ trao bộ Môi Sinh và Nghệ Thuật cho ông Frank Sartor, kẻ đã tranh quyền lãnh đạo với bà. Theo nhiều nguồn tin từ chính phủ thì sự cải tổ nội các của bà Keneally sẽ “ở mức tối thiểu” vì không muốn tạo quá nhiều xáo trộn sau một tuần lễ sôi động vừa qua và vì thế, có lẽ sẽ không có một bộ trưởng nào bị bãi chức cả.
Một nguồn tin cho biết một trong những lý do khiến ông Della Bosca không được kéo trở lại vào nội các, vì ông là kẻ thù của các ông Obeid và Tripodi, mặc dù đã có sự hứa hẹn sẽ giao cho ông một chức bộ trưởng nếu ông yểm trợ cho bà Keneally trong cuộc giành chức lãnh tụ.
Tuy nhiên người ta tin rằng một giải pháp đã được đề ra và có thể ông Della Bosca sẽ được trao chức lãnh tụ Thượng Viện của chính phủ (Leader of Government business in the Upper House) và chuyện này buộc ông phải được trao một chức bí thư quốc hội nào đó.
Một nguồn tin khác cho biết vì sự thân cận với ông Obeid nên ông Phil Costa- dân biểu đơn vị Wollondilly- đã qua mặt ông David Borger, cựu thị trưởng Parramatta, và được trao cho bộ Kế Hoạch quan trọng.
Những bộ quan trọng khác vẫn không thay đổi, và ông Eric Roozendaal vẫn là bộ trưởng kinh tế, bà Carmel Tebbutt vẫn nắm bộ y tế, bà Verity Firth vẫn giữ bộ giáo dục và ông David Campbell tiếp tục với bộ Giao Thông và Lục Lộ (transport and roads).

HỌC SINH LỚP 12 NAM ÚC CÓ THỂ HỌC CÁC CHỨNG CHỈ ĐẠI HỌC"

ADELAIDE: Theo nhật báo The Advertiser thì học sinh lớp 12 ở Nam Úc có thể đi cắt ngắn thời gian học đại học bằng cách theo học các chứng chỉ đại học và được gộp điểm từ các môn này để tính điểm vào đại học, hoặc để được bằng cử nhân. 
Trong lúc có những chương trình triển khai nhằm cho phép các học sinh ngoại hạng được thuận lợi hơn ở đại học, những mô thức đang được nghiên cứu sẽ cho bất kỳ một học sinh nào đủ khả năng để theo học những chứng chỉ đại học (units of university study) và để tính điểm vào bằng cử nhân của họ (course credits).
Tổng giám đốc bộ Giáo Dục và Dịch Vụ Thiếu Nhi, ông Chris Robinson, trong một cuộc họp thượng đỉnh của các hiệu trưởng đã đưa ra triển vọng học sinh có thể bắt đầu học trước một lục cá nguyệt (semester) chương trình đại học trong lúc vẫn còn đang ở trường trung học. Tuy nhiên, ông từ chối không cho biết thêm chi tiết vì khái niệm này vẫn còn đang ở trong thời kỳ phôi thai.
Hiện nay thì vẫn chưa có sự quyết định xem học sinh có thể nộp đơn xin học tất cả những khóa học sẵn có tại đại học hay không. Chủ tịch Hiệp Hội Hiệu Trưởng Trung Học Nam Úc, ông Jim Davies cho biết hiện có một số mô thức đang được nghiên cứu. Ông cũng cho biết thêm là biện pháp này sẽ giúp mở rộng thêm nhiểu đường vào đại học như sự đề nghị từ bản tường trình Bradley Review of Higher Education.  Ông nói: “Hiện có nhiều cuộc đối thoại trong giai đoạn đầu vì thực tế thì chúng ta phải tìm ra thật nhiều hướng cho học sinh có thể vào đại học được”.
Giáo sư Andrew Parkin, viện phó viện đại học Flinders đặc trách học thuật (Deputy Vice-Chancellor- Academic) cho biết rằng ý kiến cho học sinh trung học học thêm một vài môn đại học không phải là ý kiến mới. Tuy nhiên, sự lấn cấn thời khóa biểu và chi phí đã khiến cho ít học sinh chọn cách học này. Ông nói: “Chuyện mới đang xảy ra là trong tương lai các em có thể tính điểm từ những môn đại học này vào điểm vào đại học (University Entrance Score), và tôi nghĩ rằng chính điều này đã khiến cho cấp trung học bắt đầu thấy thích thú vào chuyện này”.

BÁC SĨ TẤN CÔNG VIỆN DƯỠNG LÃO

BRISBANE: Một bác sĩ toàn khoa đã từ chối không tiếp tục làm việc tại một viện dưỡng lão ở Brisbane sau khi báo cáo với cảnh sát về cái chết cùa một người cư dân ở đấy.
Nữ bác sĩ Jenny Bromberger, vốn chỉ làm việc trong lãnh vực chăm sóc người già nua, cho biết bà không thể nào tiếp tục làm việc tại viện dưỡng lão Marycrest ở Kangaroo Point, một khu miền Nam Brisbane, vì sự quan ngại về việc bệnh nhân bị bỏ bê không được chăm sóc (patient neglect).
Bà cho biết cơ sở này, vốn được Caritas Care điều hành, thiếu hụt nhân viên đến độ mà trong nhiều lần viếng thăm cơ sở vào buổi chiều bà phải “vất vả lắm mới tìm được bất kỳ một nhân viên nào”.  Bà cho biết: “Đấy là một môi trường thật sự thiếu an toàn vô cùng. Tôi phải từ chức bởi vì tôi e ngại rằng khả năng chăm sóc bệnh nhân phù hợp với đạo đức nghề nghiệp đã bị làm thiệt hại”.
Trong một lá thư gởi đến những người cư ngụ tại viện để giải thích quyết định không tiếp tục phục vụ nữa, bác sĩ Bromberger cho biết: “Tôi có rất nhiều quan ngại về mức độ chăm sóc của y tá và tôi tin rằng không có đầy đủ sự đóng góp từ những nhân viên y tá có đăng bộ (registered nursing staff). Tôi đã khám phá nhiều lỗi lầm trong việc cho uống thuốc và đã viếng thăm hai lần vào buổi sáng trong ba tuẩn qua để thấy chỉ có một y tá có đăng bộ trong toàn cơ sở chăm sóc cho 150 người cư ngụ tại đấy”.
Bác sĩ Bromberger, một bác sĩ toàn khoa với 24 năm kinh nghiệm cho biết gần đây bà đã thông báo cho cảnh sát biết về cái chết của một bệnh nhân, tuy nhiên, bà không muốn tiết lộ thêm chi tiết về vụ việc này vì không muốn tạo ảnh hưởng xấu đến cuộc điều tra. Bà cho biết bà từng mục kích cảnh cư dân bị bệnh suy nhược trí nhớ (dementia) tại viện dưỡng lão Marycrest đi lang thang mà không có người giám sát.
Một phát ngôn nhân của công ty Aged Care Standards and Accreditation Agency Ltd (chuyên thẩm định chất lượng của các cơ sở dưỡng lão) cho biết Marycrest đã được thẩm định và được trao giấy phép hoạt động cho đến 17/11/2001, sau khi được thẩm tra toàn diện vào tháng 8/08 và được xác định là hội đủ các tiêu chuẩn. Phát ngôn nhân này nói: “Trong thời gian ấy họ sẽ được viếng thăm mà không có sự thông báo trước. Đấy là một quy định rằng mỗi viện dưỡng lão được viếng thăm bất ngờ ít nhất là một lần mỗi năm và chúng tôi có cả một chương trình viếng thăm bất ngờ trên toàn quốc để đảm bảo rằng các yêu cầu được thỏa mãn”.
Ban giám đốc Marycrest từ chối không lên tiếng về bác sĩ Bromberger. Tổng giám đốc Caritas Care, bà Helen Norman cho biết tổ chức của bà rất hãnh diện về dịch vụ chăm sóc người già của họ. Bà cho biết một cuộc điều tra nội bộ đã được tiến hành về những quan ngại của bác sĩ Bromberger và cuộc điều tra cho thấy không có thực chất gì về những mối quan ngại này cả. Cảnh sát thừa nhận rằng họ đang điều tra một cái chết ngày 14/11 vừa qua ở Marycrest.

BẮN NHAU TẠI FAIRFIELD, MỘT NGƯỜI VIỆT NAM BỊ THIỆT MẠNG

SYDNEY: Theo tin của Thông Tấn Xã Úc (AAP) thì bạn bè của một thanh niên Việt Nam bị bắn chết trong một buổi văn nghệ dạ vũ mừng Giáng Sinh có ca sĩ từ Hoa Kỳ sang ở vùng Tây Nam Sydney đã tháo chạy mất biệt khiến cho cảnh sát không tìm được một nhân chứng nào để phỏng vấn cả.
Được biết vào lúc nửa khuya thứ Sáu 4/12/09, (shortly after midnight Saturday) thì hai nhóm thanh niên Việt Nam dùng súng và mã tấu ẩu đả tại nhà hàng Monte Carlo trên đường Spencer, vùng Fairfiled. Cảnh sát cho biết sau khi vụ nổ súng xảy ra thì mặc dầu có khoảng 300 người tham dự buổi văn nghệ dạ vũ nhưng khi cảnh sát đến nơi chỉ còn khoảng 30 người tại hiện trường và hầu hết những người này là nhân viên của nhà hàng.
Một thanh niên 19 tuổi bị bắn vào ngực và được các cảnh sát viên làm hô hấp nhân tạo để cố cứu mạng cho anh ta. Nạn nhân được chở thẳng vào bệnh viện Liverpool cứu cấp nhưng qua đời không lâu sau đó. Ba người đàn ông khác tự đến bệnh viện Fairfield với nhiều vết chém từ trận ẩu đả và đã được cảnh sát phỏng vấn. Thanh tra thám tử Gary Bailey cho biết sự căng thẳng giữa hai nhóm, ngồi ở hai bàn khác nhau gia tăng rõ rệt trước khi xảy ra vụ ẩu đả.
Cảnh sát được cho biết là thực khách và khán giả ồ ạt dẫn nhau rời bỏ nhà hàng ngay sau khi vụ việc này xảy ra. Thanh tra Bailey nói: “Khi vụ nổ súng này xảy ra thì khách hàng cùng bạn bè của người quá cố cùng bạn bè của phe đối nghịch đều rời khỏi hiện trường”. Cảnh sát hiện đang tìm hiểu xem vụ ẩu đả này có dính líu đến bãng đảng hay không và làm thế nào mà những kẻ này lại có thể mang những thứ võ khí cồng kềnh như mã tấu vào một buổi dạ vũ văn nghệ như thế. Thanh tra Bailey nói: “Nếu có sự căng thẳng trong suốt cả đêm thì họ có nhiều cơ hội để ra ngoài rồi sau đó mang vũ khí trở vào. Điều đáng ngạc nhiên ở đây có lẽ là nhiều người khác không bị thương lây”.
Một nhân chứng ẩn danh cho ký giả của tuần báo The Sun Herald biết rằng hai nhóm này trước đó đã từng nhiều lần đấm đá nhau rồi, nhưng nhân chứng này từ chối không muốn nói họ có phải là băng đảng hay không. Ông ta cho biết một sự cãi lộn trong giờ giải lao giữa hai nhóm nhanh chóng biến thành một vụ ấu đả bạo loạn. Ông cho biết thêm: “Cây súng có gắn ống hãm thanh. Chúng tôi nghe tiếng như pháo chọi (cracker sound) thôi. Ai cũng chạy ra ngoài hết”
Cảnh sát sẽ kiểm soát lại hệ thống quay phim an nninh CCTV và đồng thời kêu gọi nhân chứng hãy liên lạc với cảnh sát. Bất kỳ ai biết được tin tức gì nên gọi Crime Stoppers qua số 1800 333.

THIẾU NIÊN TẤN CÔNG CẢNH SÁT

MELBOURNE: Một cảnh sát viên (hình dưới) phải được chở vào bệnh viện để may lại vết thương trên đầu vì bị các thiếu niên trong một buổi tiệc tùng tại gia chọi chai bia vào đầu lúc ông đến để vãn hồi trật tự khi buổi tiệc trở nên náo loạn. Cảnh sát được hàng xóm gọi đến than phiền sau nửa đêm vì sự ồn ào quá độ của một buổi tiệc tùng của thiếu niên tại một cãn nhà trên đường Browning ở Boronia- một khu vực ngoại ô miền Đông Melbourne. Sauk hi cảnh sát ra lệnh giải tán buổi tiệc thì khoảng 50 thiếu niên quay sang tấn công các cảnh sát viên hiện diện. Một hạ sĩ cảnh sát (senior constable) từ đồn Boronia bị chọi chai bia vào trán và phải được đưa vào bệnh viện tư Knox Private Hospital để được may vết thương với 6 mũi kim. Cảnh sát phải sử dụng bình xịt hơi ớt cay (capsicum spray) cho đến khi các đội cảnh sát khác đổ đến tiếp viện.
Một người hàng xóm ẩn danh cho biết nãm ngoái cãn nhà này cũng đã có một buổi tiệc tùng ồn ào náo loạn tương tự như thế. Ông cho biết có đánh nhau, chửi nhau, rồ máy xe để bánh xoáy nhanh để lại dấu trên đường nhựa. Ông nói: “Mấy đứa nhóc này choảng nhau thật dữ tợn chưa từng thấy. Nãm ngoái chúng còn móc dao ra đòi đâm nhau nữa. Thật là đáng tởm. Tất cả mọi người ở trên đường này đều phẫn nộ tột độ”.
Thanh tra Terry Kane cho biết có ít nhất một người lớn hiện diện trong buổi tiệc tùng nói trên, nhưng kẻ này lại nhậu nhẹt với lũ trẻ luôn. Ông cũng cho biết cảnh sát tin rằng họ sẽ truy tố được những kẻ đã tấn công cảnh sát với các tội danh hành hung và ẩu đả (assault and affray). Ông nói: “Người cảnh sát viên ấy sẽ phải nghỉ dưỡng thương một thời gian. Ông bị chấn thương đáng kể. Sự việc bất thình lình trở nên tồi tệ và ông ta lãnh đủ. Tụi nó toàn là mấy đứa 16, 17 tuổi. Theo tôi được biết thì có vài người lớn tại hiện trường nhưng họ có lẽ say xỉn. Và những chuyện họ nói cũng chẳng ra hồn gì cả. Đội (Điều Tra Tội Ác của Knox- Knox Crime Investigation Unit) hiện đang điều tra chuyện này. Họ hiện đã có được một số danh tánh và họ đang theo đuổi những tên tuổi này. Không một ai muốn ngăn cản người khác hưởng thụ cả, nhưng chúng tôi không nhân nhượng dung tha cho bất kỳ ai đả thương đồng đội của chúng tôi cả”.

TÁI DUYỆT BẰNG LÁI GIỚI HẠN CHO NHỮNG KẺ LÁI XE KHI SAY XỈN

BRISBANE: Theo tuần báo Sunday Mail hôm 6/12 vừa qua thì những bằng lái xe giới hạn chỉ cho phép lái trong giờ làm việc dành cho những kẻ lái xe khi say xỉn đang được chính phủ Queensland tái duyệt lại vì các chuyên viên về sự giao thông an toàn cho biết những loại bằng này đang bị lạm dụng bởi những kẻ vi phạm luật cấm lái xe sau khi uống rượu. Bộ trưởng Giao thông Queensland, bà Rachel Nolan, cho biết bà đã ra lệnh mở cuộc điều tra về hình phạt này sau khi có nhiều mối quan ngại được nêu lên rằng bằng lái loại kể trên đã được cấp quá dễ dàng và đang bị lạm dụng và không được xem như một phương thức ngãn ngừa nạn lái xe khi say xỉn.
Sự thôi thúc cải tổ luật này trở nên cấp bách hơn sau một tai nạn xe cộ liên quan đến một tài xế bị cho là say xỉn khiến cho hai người thiệt mạng trên đường Park Ridge ở nam Brisbane tối thứ Sáu vừa qua. Bà Nolan nói: “Tôi thực sự kinh sợ vô cùng về vụ việc thật đáng khiển trách này. Vụ này lẽ ra phải làm cho những kẻ tính đến chuyện lái xe khi say sưa phải suy nghĩ về quyền lực nằm trong tay họ”.
Hàng năm có nhiều ngàn người dân Queensland bị bắt quả tang lái xe khi có nồng độ rượu cao lại được tòa án cho phép lái xe trong giờ làm việc cũng như từ nhà đến sở từ sở về nhà.
Bà Nolan được Trung Tâm Nghiên Cứu Tai Nạn và Sự An Toàn Trên Đường Phố (Centre for Accident Research and Road Safety- CARRS) trực thuộc viện đại học Queensland University of Technology cảnh giác về những vấn nạn này. Tiến sĩ Jeremy Davey thuộc trung tâm CARRS nói: “Chuyện đang xảy ra hiện nay là cái định nghĩa về việc làm quá rộng rãi và người ta làm việc đủ mọi giờ giấc khác nhau cho nên rất khó để mà kiểm soát được giờ giấc làm việc”. Ông cũng cho biết thêm là những chương trình cải huấn dành cho những người thường xuyên vi phạm cũng như những người có nồng độ rượu ở mức độ cao cần phải là những chương trình mang tính cưỡng bách.
Tiến sĩ Davey cho biết một khi nền kinh tế tái phục hồi thì con số người lái xe khi say xỉn gia tãng và điều này đã được nhận thấy tại một số khu vực tỉnh lẻ. Trong tài khóa 2008-2009 có gần 32,800 người lái xe khi say xỉn ở Queensland, và theo cảnh sát cho biết thì trong 6 tháng đầu của nãm 2009 đã có 16,000 người vi phạm.

NHA PHIẾN, VŨ KHÍ và BẠO ĐỘNG TRONG HỌC ĐƯỜNG gia tăng

SYDNEY: Hiệu trưởng tại các trường công lập ở NSW vừa lên tiếng báo động rằng trong năm vừa qua có hơn 500 vụ hành hung trầm trọng, đe dọa lẫn nhau và học sinh sử dụng nha phiến tại trường.
Hơn 109 học sinh bị bắt quả tang đã đem súng, dao và nhiều loại vũ khí khác đến trường trong hai học kỳ đầu của nãm nay. Đây là sự gia tãng 300% so với cùng khoảng thời gian này cách đây 5 nãm.
Theo hồ sơ của đường dây nóng của đơn vị đặc trách về sự an toàn ở học đường (school safety and response unit hotline)- đơn vị chuyên yểm trợ  và cố vấn cho hiệu trưởng- thì có tổng cộng là 526 trường hợp vi phạm trầm trọng được ghi nhận.
Con số học sinh bị báo cáo đã sử dụng nha phiến tãng vọt từ 9 vụ trong nãm 2005 lên 60 vụ trong năm nay. Những khu vực tệ hại nhất bao gồm vùng Tây Nam Sydney và vùng North coast của NSW với tổng cộng là 38% tổng số vụ sử dụng nha phiến của tiểu bang. Phát ngôn nhân của Hiệp Hội Phụ Huynh Học Sinh NSW (NSW Parents and Citizens’ Federation), bà Helen Walton cho biết có nhiều báo cáo truyền miệng (anecdotal reports) về những vụ việc học sinh mang bạch phiến, cocaine, ecstasy và loại nha phiến tên “ice” vào trường. Bà nói: “Tôi nghĩ người ta sẽ rất đần độn nếu người ta nhắm mắt làm ngơ, không biết rằng chuyện này có xảy ra. Nó thực sự có xảy ra. Và không phải chỉ là trường hợp xảy ra một lần rồi thôi như một vài người lầm tưởng. Bất kỳ một ai ngoảnh mặt làm ngơ và nói rằng chuyện ấy không xảy ra trong nhà trường của chúng ta thì họ chỉ khiến cho chính họ bị thất vọng tràn trề mà thôi”.
Bà Walton cho biết bộ Giáo Dục tiểu bang NSW cần phải mở một cuộc tái duyệt những chương trình của họ để có thể đáp ứng được với vấn đề nha phiến trong học đường. Bà nói: “Bộ (Giáo Dục) cần phải bảo đảm rằng các chương trình ấy phải nhắm vào việc ngăn chận sự bạo động này. Hãy để chương trình luôn được tiến hành và hãy dựa vào nhu cầu trong một giai đoạn dài”.
Những con số được phổ biến một cách thật thầm lặng trên trang mạng của bộ giáo dục trong tháng qua cho thấy những vụ hành hung tấn công giáo viên và học sinh vẫn tiếp tục là một vấn đề nghiêm trọng. Các trường học ở khu Tây Nam và Tây Sydney ghi nhận con số hành hung và đe dọa cao nhất tiểu bang. Trong một vụ việc hồi đầu nãm nay thì một vụ cãi nhau giành gái giữa hai nam sinh khởi đầu trên mạng internet rồi lan ra đến trường khi một cậu cầm dao dí vào cổ cậu kia.
Trong một vụ khác thì một bà mẹ bị tố cáo đã trả tiền thuê một học sinh khác đả thương một cậu học trò lớp 3 vì cậu này hà hiếp con bà. Bà cũng đe dọa luôn cả hiệu trưởng của trường nữa.
Những con số thống kê này chưa kể đến cái chết của cậu học sinh 15 tuổi tên Jai Morcom hồi tháng 8/09 vừa qua. Cậu bị tử nạn trong một vụ ấu đả giành chỗ ngồi ăn trưa ở trường trung học Mullumbimby.
Mặc dù 80% các trường học không ghi nhận một vụ việc nghiêm trọng nào cả, thế nhưng có 52 trường ghi nhận ít nhất mỗi trường 3 vụ về những hành vi phạm pháp. Nhưng, bà Cheryl McBride, chủ tịch Diễn Đàn Hiệu Trưởng Trường Công Lập NSW (NSW Public School Principals Forum) phủ nhận rằng đã có sự gia tãng đáng kể về sự bạo động trong trường học. Bà tuyên bố chỉ có “một bách phân thật nhỏ vô cùng” số học sinh lầm lỗi khi tính ra có hơn 735,000 học sinh theo học các trường công lập. Bà nói: “Có phải con số 109 này là một dấu hiệu đáng lo ngại vô cùng đối với chúng tôi trong tư cách những người hiệu trưởng" Xin thưa là Không, bởi vì nó chỉ là một số thật tí tẹo trong sĩ số học sinh mà thôi”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.