Hôm nay,  

Lên Án CSVN, Đòi Thả Tù, Ngưng Đàn Áp...

26/04/200700:00:00(Xem: 5467)

Đại Hội Nhân Quyền Thế Giới Tại Bồ Đào Nha Quy Tụ 141 Nước: Ra 2 Quyết Nghị Lên Án CSVN, Đòi Thả Tù, Ngưng Đàn Áp...

(Theo thông cáo báo chí làm tại Lisbon ngày 25.4.2007, 141 Tổ chức Nhân quyền tại Đại hội Nhân quyền Thế giới họp ở thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, lên tiếng tố cáo Hà Nội đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam. Bản tin sau của Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người VN viết như sau.)

Ngày 25.4.2007 (UBBVQLNVN) - Đại hội Nhân quyền Thế giới họp tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, quy tụ trên 300 đại biểu thuộc 141 tổ chức nhân quyền trên khắp thế giới đồng thanh biểu quyết 2 Quyết nghị về tình trạng đàn áp nhân quyền trầm trọng và bắt bớ các nhà dân chủ tại Việt Nam thời gian gần đây.

Vừa qua, một phái đoàn điều tra của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền hợp tác với Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam do các luật sư cầm đầu đã được gửi đến Việt Nam gặp gỡ 12 Nhà đấu tranh bảo vệ Nhân quyền từ Saigon ra Hà nội. Những nhân vật gặp gỡ quan trọng gồm có Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Chân Tín, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Giáo sư Hoàng Minh Chính, các Nhà văn Hoàng Tiến, Khuê Trí, bà Phạm Hồng Sơn, v.v...

Tập tài liệu điều tra mang tên "Việt Nam: 12 Nhà đấu tranh bảo vệ Nhân quyền lên tiếng (Vietnam: Twelve Human Rights Defenders have the floor)" được công bố tại Paris và Genève hôm 23.4.2007 và được gửi đến các cơ quan truyền thông báo chí quốc tế, các cơ quan LHQ, các Công đoàn trong thế giới, Quốc hội Châu Âu, Quốc hội Hoa Kỳ và chính giới quốc tế.

Đại hội Nhân quyền Thế giới cũng là kỳ họp tam niên lần thứ 36 của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, từ 19 đến 25.4.2007. Chủ đề Đại hội thảo luận thảm nạn Di dân trong thế giới từ các nước nghèo, các khu vực chiến tranh sang các nước giàu. Nhưng tại đây họ gặp muôn vàn khó khăn về đời sống, giấy tờ, nhân phẩm. Vấn nạn di dân là hoàn cảnh hiện nay của hai trăm triệu người, tức 3% nhân loại.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, cầm đầu phái đoàn Việt Nam tham dự Đại hội.

27 bản Quyết nghị về tình hình vi phạm nhân quyền tại các nước trên năm châu được Đại hội biểu quyết thông qua. Trong số này có hai bản Quyết nghị về Việt Nam. Một bản Quyết nghị chung về tình hình nghiêm trọng trên các lĩnh vực kinh tế, nạn buôn bán phụ nữ và thiếu nhi, đàn áp tôn giáo và các nhà đấu tranh sử sụng Internet. Bản Quyết nghị chung nhận định:

"Trong sự vội vã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Nhà cầm quyền Việt Nam không nghiên cứu nghiêm chỉnh về các tác động tiêu cực của việc gia nhập này đối với đại đa số dân nghèo Việt Nam" ... " Đổi Mới là thành quả tích hợp giữa các khía cạnh sai xấu của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa độc tài nhà nước: để đáp ứng nhu cầu toàn cầu hóa kinh tế, các khu vực nghèo thiếu của nhân dân bị bỏ rơi không xử lý" ... "Việt Nam xuất cảng người lao động đến 40 quốc gia trong thế giới, nhưng chẳng bảo vệ cho đời sống lao động của họ". Đặc biệt tình trạng người phụ nữ vô cùng tồi tệ: "Nạn bạo hành gia đình, buôn bán phụ nữ và trẻ gái, bệnh liệt kháng AIDS/HIV gia tăng và quyền sinh sản bị vi phạm trầm trọng. Việt Nam bô bô tuyên bố đủ loại quyền, nhưng chẳng gia công hay thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ Nữ quyền". Quyết nghị kêu gọi "Quyền tự do xuất bản báo chí tư nhân, quyền tự do lập hội cho các xã hội dân sự, là những điều kiện bảo vệ chống lại sự độc quyền và cạnh tranh kinh tế hỗn loạn".

Do tình hình đàn áp bắt bớ nghiêm trọng tại Việt Nam, ông Võ Văn Ái đã đề xuất một bản Quyết nghị khẩn cấp trong thời gian Đại hội. Bản Quyết nghị khẩn cấp cũng đã được Đại hội đồng thanh biểu quyết thông qua sự tán trợ của 141 tổ chức nhân quyền trên thế giới. Chúng tôi xin dịch nguyên văn bản Quyết nghị khẩn cấp dưới đây:

- Quyết nghị khẩn về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam:

Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền cùng với 141 thành viên quốc gia họp Đại hội lần thứ 36 tại thủ đô Lisbonne, Bồ Đào Nha, kinh ngạc trước nguồn tin về cung cách điều hành phiên xử các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam tại phiên tòa ở Huế hôm 30.3.2007 đưa tới những bản án lên tới 8 năm tù giam. Tại phiên tòa giả trá này, các bị cáo Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Hoàng thị Anh Đào và Lê thị Lệ Hằng bị kết tội "tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCNVN", (chiếu điều 88 trong Bộ luật hình sự), không được quyền có luật sư biện hộ cũng như không được tự biện hộ. Hình ảnh công an bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý khi ông muốn phát biểu sẽ còn mãi trong trí nhớ.

Ngoài những bản án quy kết các tội một cách quá đáng, mà trong thực tế chỉ là việc sử dụng quyền tự do ngôn luận, được bảo đảm trong Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị của LHQ mà Việt Nam đã tham gia ký kết, một phiên tòa được nhà cầm quyền Việt Nam cố ý khai thác trên phương diện truyền thông, là hành động thách thức Cộng đồng quốc tế, sau khi Hà nội thành công cú lừa đảo đáng xấu hổ.

Tất cả đó đang dấy lên bằng cuộc đàn áp quy mô thông qua những cuộc sách nhiễu, bắt bớ các nhà đấu tranh cho nhân quyền, như trường hợp các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân bị bắt hôm 6.3, Lê Quốc Quân bị bắt hôm 8.3 và bị khởi tố "âm mưu lật đổ chính quyền". Tội danh này sẽ bị lãnh án từ 20 năm tù đến tử hình. Ngày 15.3, phái đoàn Sáng hội Rafto đến Saigon trao cho Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ bằng tưởng lệ Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto năm 2006 mà lẽ ra Hòa thượng sang Nauy nhận lãnh nhưng đã bị Hà Nội cấm xuất ngoại. Phái đoàn đã bị chận bắt không cho tiếp xúc Hòa thượng tại Thanh Minh Thiền viện bị biến thành nhà tù giam giữ Hòa thượng.

Từ một năm qua, nhà cầm quyền Việt Nam giả vờ cho phép một số người được quyền tự do phê phán Đảng và Nhà nước, và giả vờ quên lơ các biện pháp đàn áp cố hữu. Thế nhưng sự tự do giả tạo và chỉ có tính cách giai đoạn này, là màn kịch trước con mắt dòm ngó của thế giới, hiển nhiên màn kịch ấy cốt đánh lừa cộng đồng thế giới để thủ lợi trong việc thỉnh cầu Hoa Kỳ rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm (CPC), để được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, để được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua quy chế bình thường hóa quan hệ thương mại song phương vĩnh viễn (PNTR) và để yên hàn tổ chức Thượng đỉnh APEC tại Hà Nội tháng 11.2006.

Khi các mục tiêu ao ước đã đạt, Nhà cầm quyền Việt Nam liền thẳng tay tái diễn trắng trợn cuộc đàn áp chính trị.

Minh định rằng:

Sự tôn trọng nhân quyền không được xem như công cụ dùng để trả giá tại các cuộc điều đình quốc tế, mà phải là mục tiêu tối hậu của mỗi quốc gia xứng đáng với danh nghĩa quốc gia,

Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền Quốc tế  và 141 quốc gia thành viên họp Đại hội lần thứ 36 tại thủ đô Lisbonne, Bồ Đào Nha, yêu sách:

- Trả tự do cho mọi tù nhân bị giam giữ vì biểu tỏ ôn hòa quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng, và quyền tự do lập hội;

- Yêu sách chấm dứt tức khắc và vô điều kiện chính sách đàn áp các cộng đồng tôn giáo "không được thừa nhận" như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; và

- Khởi động các cuộc cải tổ cụ thể và thực sự để đưa tới một xã hội dân chủ và tôn trọng các quyền con người cơ bản tại Việt Nam.

Làm tại Lisbonne, ngày 24.4.2007

(Bản tin Quê Mẹ: Hành động cho Dân chủ Việt Nam & Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam

Web: http://www.queme.net)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bạn cứ thử tưởng tượng đi: Tác giả qua Mỹ lúc mới 11 tuổi, đã lớn lên và thành đạt trong ngành y khoa ở quê người, nhưng có lẽ vì ‘đam mê thơ văn từ nhỏ’ như tác giả tâm tình, nên năm 1986 cũng đã xuất bản tập thơ ’Khi Bóng Chiều Rơi’, và bây giờ là một Tuyển Tập Truyện Ngắn & Thơ đầy tính tự sự và cảm xúc bằng ngôn ngữ của lời ca dao Mẹ.
The Guardian trong này 21/10 đã đưa ra những hình ảnh đáng buồn cho quân đội Mỹ tại bắc Syria. Họ đã phải rút quân trong sự la ó phản đối, và người dân còn ném thức ăn vào đoàn quân xa khoảng 100 chiếc của Hoa Kỳ.
Thời gian gần đây, “văn hóa đọc” dường như đã trở thành một mỹ từ thường xuyên được nhắc đến với nhiều bài viết rất tha thiết, rất nhiệt tình cổ xúy chuyện đọc sách giấy, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay.
WESTMMISTER (VB) – Nhà văn Nhã Ca, chủ nhiệm sáng lập của nhật báo Việt Báo đã được đại gia đình Việt Báo và bạn hữu xa gần chúc mừng đại thọ 80 và tái bản phát hành Nhã Ca Hồi Ký và truyện dài Phượng Hoàng trong đêm Thơ Nhạc và Bạn Hữu rộn ràng tiếng cười và đầy ắp tình thân tại hội trường Việt Báo
Dưới cái nhìn của nhà nước Bắc Kinh, Hồng Kông kể như món đồ nằm sẵn trong túi, dù có biểu tình cỡ nào cũng khó tách rời.
Khoảng giữa tháng 10/2019, Samsung Display công bố kế hoạch đầu tư hơn 11 tỷ USD (13,100 tỷ won) vào hoạt động nghiên cứu phát triển và sản xuất tấm nền QD-OLED dành cho TV.
SEOUL - Đối thoại quốc phòng hàng năm giữa Trungh Cộng và Nam Hàn sắp tái tục sau 5 năm gián đoạn.
TAIPEI - Vào ngày 20/10, Đảo quốc Taiwan tuyên bố không chấp nhận kẻ giết người Chang Tong-kai nộp mình tại Đài Loan, và khẳng định thẩm quyền Hong Kong phải giải quyết mọi thủ tục pháp lý cần thiết trước khi.
BEIJING - Phát biểu tại hội thảo an ninh hàng năm gọi là Xiangshan Forum ngày 20/10, bộ trưởng quốc phòng Wei Fenghe đả kích Hoa Kỳ kích động cách mạng màu tại các nước bằng chiến lược tầm xa, để gây ảnh hưởng nội bộ các nước này, trong đó có Trung Cộng.
Thủ  Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu hôm Thứ Hai tuyên bố rằng ông không có thể thành lập chính quyền Do Thái mới, và rằng ông đang trả lại nhiệm vụ thành lập liên minh cho Tổng Thống euven Rivlin, đắp đường cho ứng viên khác để cố tắng thành lập chính quyền là lần đầu tiên trong hơn một thập niên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.