Hôm nay,  

Bài Viết Của Tác Giả Trần Ngọc Châu: “chiến Tranh Việt Nam Và Tôi” (v)

3/24/200900:00:00(View: 19139)

Đọc Sách Mới: Bài viết của tác giả Trần Ngọc Châu: “Chiến Tranh Việt Nam và Tôi” (V)
Tướng Westmoreland, cia và

Từ trái: Gordon Goff, John O'Donnell -đại diện USAID tại Kiến Hoà- và Richard Holbrooke thảo luận về tinh hinh bình định nông thôn năm 1964. John O’Donnell qua đời năm 2004 và Richard Holbrook hiện là đặc sứ toàn quyền tại Afghanistan và Pakistan.

Đệ Nhất Cộng Hoà, Trần Ngọc Châu là người lập kế hoạch bình định. Từ đây mà sau này có chính sách chiêu hồi, rồi chiến dịch Phượng Hoàng, một chương trình bình định thành công nhất của CIA trong chiến tranh Việt Nam.    Đệ Nhị Cộng Hoà, Trần Ngọc Châu là Tổng Thư Ký của Quốc Hội đầu tiên (hình trên).
   Cuối 1969 đầu 1970, Toà Đại Sứ Mỹ và CIA ở Việt Nam bật đèn xanh cho Tổng Thống Thiệu triệt hạ ông Châu. Đây là sự kiện tiêu biểu cho khúc quanh chính trị của Mỹ tại Việt Nam, được tác giả Elizabeth Pond ghi lại thành “The Chau Trial.” Từ đó tới nay, liên tục 40 năm, đã có thêm cả chục cuốn sách, cả trăm bài báo và nhiều công trình nghiên cứu tại các lò tư tưởng chiến lược -nơi ảnh hưởng tới chính sách thế giới của nước Mỹ-  liên tiếp mổ xẻ trường hợp Trần Ngọc Châu.
    Lý do, nói theo Zalin Grant, tác giả cuốn sách “Facing the Phoenix”, đó là vì  vụ án Trần Ngọc Châu tiêu biểu cho sự thất bại chính trị của Hoa Kỳ tại Việt Nam. “Châu đã thành một biểu tượng -Biểu tượng cho những thứ đã mất ở Việt Nam.”Zalin Grant viết. Thứ đã mất chính là những lý tưởng dân chủ, tự do mà dân Mỹ từng phải trả bằng máu, nhằm mang lại cho Việt Nam một chế độ dân chủ đích thực, một chiến thắng xứng đáng của miền Nam tự do.
   Lần đầu tiên, sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu” được ấn hành ở hải ngoại. Ngoài đầy đủ bản dịch "The Chau Trial", phần trích lược sách báo và các tài liệu mật liên quan tới cuộc chiến Việt nam còn có bài viết đặc biệt của chính ông Trần Ngọc Châu mang tựa đề “Chiến Tranh Việt Nam và Tôi.” Sau đây là phần trích từ bài viết đặc biệt này.

V. ĐẠI TƯỚNG WESTMORELAND VÀ TÔI
Đảo chính ngày 1 tháng 11/ 1963 đã làm tất cả nỗ lực bình định nông thôn của chúng tôi tan đi trong mây khói. Lợi dụng sự hỗn loạn tại Sài Gòn cũng như toàn quốc, Cộng sản tăng gia du kích chiến đánh phá khắp nơi. 
Khi trở lại Kiến Hòa để tái nhậm chức vụ tỉnh trưởng, tôi nhận thấy phần lớn những tiến bộ trước kia đã bị tan vỡ. May mắn thay, tiếp theo đường lối trước chúng tôi nỗ lực công tác bình định và tới cuối năm 1965, tình hình đã tiến triển bội phần. Trong khoảng thời gian này, Đai tướng Westmoreland, tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại Nam VN tới thăm chúng tôi.
Ông và bộ tham mưu nghe tôi thuyết trình khoảng hai tiếng đồng hồ về nỗ lực bình định nông thôn trong toàn tỉnh. Sau đó, bộ tham mưu ông rời phòng họp, và ông cùng tôi hội bàn riêng. Ông muốn tôi nêu lên những ý kiến của tôi. Tôi khuyến cáo là vấn đề bình định nên được coi như hàng đầu, ưu tiên số một quốc gia, và quân đội chính quy, lực lượng bán quân sự cần được sử dụng để yểm trợ công tác này.
Tôi đề nghị Dân Vệ là lực lượng tuyến đầu, yểm trợ bởi các đơn vị Bảo an. Quân đội chính quy được phân tán thành những Lữ đoàn nhẹ lưu động, can thiệp kíp thời, yểm trợ các đơn vị bảo an. Chót là, quân độ Hoa Kỳ nên trú đóng tại những khu vực chiến lược như vùng giới tuyến và đường Hồ Chí Minh, sẵn sàng yểm trợ quân lực VNCH. Tôi cũng lưu ý là lực lượng đặc biệt và biệt cộng quân cần được xử dụng trong công tác phá rối địch theo dải đưởng mòn Hồ Chí Minh. Tôi còn đang muốn đưa thêm nhiều đề nghị khác nữa, đột nhiên Tướng Westmoreland đứng dậy, bắt tay tôi và ra về! Tôi phỏng chừng ông mệt mỏi khi phải nghe ý kiến của một trung tá như tôi, nhất là ý lại cấp tiến, khác với những điều màong đã thường nghe từ nơi các tướng lãnh Việt Nam tại Sài Gòn. Cả đêm đó tôi không thể ngủ được. Tôi ngạc nhiên thấy một vị tướng bốn sao Hoa Kỳ đã từng chiến thắng quân Đức quốc xã tại Châu Âu và quân Trung Cộng tại Triều Tiên, nhưng hình như lại thiếu căn bản hiểu biết về chiến tranh tại Nam Việt Nam, và có vẻ như không muốn tìm hiểu. 


Thật là đáng buồn, Tướng Westmoreland đã đương nhiên tin vào phần lớn các Tướng lãnh VN, các vị này có rất ít kinh nghiệm chiến đấu, lại hiểu rất ít về Việt Cộng và cũng không biết nhiều về những gì xảy ra tại nông thôn. Phần lớn các vị này được ban phát địa vị và chức vụ, vì họ trung thành với cấp trên quyền lực hơn là những thành công nơi chiến trường.  Họ không có sự hiểu biết và cũng không có sự quả quyết để định một chính sách vững vàng. Những người hiểu tình hình nơi trận địa là các sĩ quan trẻ, nhưng bất hạnh thay họ bị chèn ép, đe dọa bởi cấp trên, và tiếng nó của họ rất ít khi được nghe thấy.
Chung cuộc là các tướng lãnh Hoa Kỳ và VN đã chỉ chủ yếu điều khiển nỗ lực chiến tranh mà không thật sự hiểu biết trận chiến tiến hành ra sao.
BÌNH ĐỊNH VÀ CIA
Tôi may mắn có cơ hội đưa được  ý kiến của tôi đến một số viên chức Dân chính Hoa Kỳ phục vụ tại Nam VN.  Cơ quan Trung ương tình báo đặc biệt thích những gì tôi đang làm, cả đại diện cơ quan viện trợ kinh tế và giới thông tin Hoa Kỳ cũng tán trợ. John Vann, một Trung tá hồi hưu làm việc với cơ quan viện trợ kinh tế tới gặp tôi luôn luôn,  và chúng tôi cùng nhau thảo luận vấn đề bình định. Ông đem theo tiến sĩ Daniel Ellsberg tới để đàm luận, sau trở thành một phần tử đầu não nho nhỏ riêng của chúng tôi (Ellsberg sau bị cáo vì đã tiết lộ tài liệu chiến tranh Ngũ giác đài).
John O'Donnell, một đại diện Nông thôn vu, là người hiểu biết rất nhiều về tình hình tỉnh Kiến Hòa. Chúng tôi, tất cả đều tin tưởng phần căn bản chiến tranh VN là một cuộc đấu tranh chính trị, muốn thắng phải dùng những phương sách chính trị, chính phủ phải được dân kính trọng và được sự trung thành của dân, nhất là dân ở nông thôn, Cộng sản không thể tiếp tục hoạt động du kích. Như vậy, CS bị buộc phải chiến đấu theo chiến tranh quy ước như đã xẩy ra tại Triều Tiên, trường hợp này chúng ta tin chắc sẽ thắng cuộc chiến.
Cuối năm 1965, tôi được yêu cầu thiết kế một chương trình bình định rộng lớn toàn quốc giống như tôi đã làm tại tỉnh Kiến Hòa. Khởi đầu do cơ quan Trung ương tình báo Hoa Kỳ yểm trợ. Bộ phát triển nông thôn được tân lập trong chính phủ, đứng đầu là Tướng Nguyễn Đức Thắng. Tôi được bổ nhiệm làm Giám đốc Nha Cán bộ Xây dựng (Phía Mỹ gọi là phát triển cách mạng) và là Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện tại Vũng Tàu. Nhiệm vụ của chúng tôi là huấn luyện các cán bộ để thi hành chương trình bình định toàn quốc.
Sau vài tháng làm việc với cơ quan trung ương tình báo, Tướng Thắng và nhiều cơ quan khác, tôi nhận thức được rằng ý tưởng của họ hoàn toàn khác với chương trình của tôi đã thực hiện tại Kiến Hòa. Về hình thức thì có vẻ giống nhau, nhưng chương trình đã không được xây dựng dựa trên căn bản chính trị và quy luật như chương trình của tôi.
Tôi đã càng ngày càng tỉnh ngộ. Tôi buồn phiền sâu xa về sự lộ diện một cách quá rõ ràng của nhân viên cơ quan tình báo Hoa Kỳ. Thỉnh thoảng, tôi đã cố gắng thuyết phục các bạn hữu tôi cả Việt và Hoa Kỳ là nhân viên cơ quan trung ương tình báo nên hoạt động phía sau hậu trường, và thật kính đáo. Và như đã thấy, nhân viên cơ quan trung ương tình báo đã có mặt ở mọi nơi để điều khiền các cán bộ VN. Đối với tôi, đó là một việc không thể chấp nhận được. Như vậy là xác nhận sự tuyên truyền của Cộng sản luôn luôn nói rằng chúng ta là những gia nô của Hoa Kỳ. Quan trọng hơn thế nữa, những hành động đó thương tổn đến tinh thần của các cán bộ, nhất là cán bộ trẻ nam cũng như nữ, và làm cho tất cả cảm thấy là được Hoa Kỳ trả lương để làm cách mạng. Những nỗ lực của tôi nhằm thay đổi đường lối đó đã được đón nhận một cách rất ngờ vực bởi cả giới chức Việt cũng như Hoa Kỳ. Một người bạn Mỹ, John Paul Vann đã đưa chức nghiệp của anh vào một tình trạng ngặt nghèo khi anh chính thức công khai ủng hộ ý kiến của tôi.
Kỳ tới: Từ chiến trường tới chính trường.

Kỳ tới: Biến cố Phật Giáo
Bìa sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”, 504 trang, ấn phí  25 mỹ kim. Sách gửi tận nhà trong nước Mỹ thêm $5 cước phí.  Bạn đọc và các đại lý  xin liên lạc Việt Báo:
 14841 Moran St.
 Westminster, CA 92683
 (714) 894-2500

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Buổi sáng Thứ Bẩy Ngày 9 Tháng 11, 2019 thằng cháu út Lam Sơn chở bố mẹ sang thăm hai bác Duy Thanh – Trúc Liên. Anh chị ở căn hộ trên lầu hai của một chung cư tại San Francisco.
Đụng độ giữa các đoàn biểu tình thân Thủ Tướng lâm thời Hariri, với phe Shites là Hizbol-lah và Amal đưa tới súng nổ tại thủ đô Lebanon hồi tối Thứ Hai, theo tin thông tấn chính thức NNA.
Amnesty International loan báo: ít nhất 143 người thiệt mạng (hầu hết bị lực lượng an ninh bắn) trong các cuộc biểu tình chống chính quyền do hàng ngũ giáo sĩ kiểm soát.
Thủ phủ hành chính của thẩm quyền Pal-estine chứng kiến hàng ngàn người biểu tình chống lại lập trường của chính quyền Trump công nhận nhà định cư của Israel tại đất chiếm đóng của Tây Ngạn hợp thức, là đảo ngược chính sách từ 40 năm.
Nhà làm phim Ukraine Oleg Sentsov được QH châu Âu tặng giải nhân quyền Sakharov báo động các quan hệ biến đổi với Nga – ông bị giam 5 năm trong án phạt 20 năm tù về tội âm mưu tấn công Nga tại Crimea, và sau được trả tự do trong 1 cuộc trao đổi hồi Tháng 9.
Viên chức ngoại giao cao cấp của châu Âu khẳng định đoàn kết chính trị là căn bản của 1 liên minh.
Tỉ lệ ủng hộ luận tội giảm trong thành phần cử tri độc lập trong khi phe DC tại Hạ Viện thấy luận tội là không đáng công để làm, theo kết quả thăm dò dân ý.
Cựu bộ trưởng hải quân bị bộ trưởng quốc phòng ép từ chức để làm vừa lòng TT Trump nói “Ông Trump không hiểu căn tính cốt lõi của quân đội”.
Hoa kiều Yujing Zhang, là nữ thương gia 33 tuổi từ Shanghai bị tình nghi do thám cơ sở an dưỡng cũng là câu lạc bộ golf của TT tỉ phú Donald Trump, bị bắt ngày 30-3, đã bị tuyên án 8 tháng tù.
Chỉ loại xe gọi là four-wheel drive với bánh xe gắn xích được phép lưu thông trên công lộ phủ tuyết tại thủ phủ của tiểu bang Utah hôm Thứ Hai trong khi thiên nhiên giận dữ bắt đầu gây khó khăn người lái xe từ bờ đông qua bờ tây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.