Hôm nay,  

Phố Nắng: Được Làm Ngoại Trưởng, Thua Làm Đặc Sứ

14/07/200800:00:00(Xem: 2719)
Phố Nắng – Hoàng Nguyên & Hưng Việt phụ trách

Phố Nắng, nơi cống hiến quý độc giả những tin tức nóng bỏng về các sinh hoạt của cộng đồng người Việt, các sự kiện xã hội chính mạch ở Úc, đặc biệt là Queensland; cùng các bài tham khảo công phu, bình luận giá trị, chuyện phiếm lý thú về đủ loại đề tài. Mọi thư từ, bài vở, đóng góp ý kiến,... xin vui lòng gửi về Hoàng Nguyên (hoang4eb@ yahoo.com.au) hoặc Hưng Việt (viettran.qld@gmail.com), hoặc tòa soạn Sàigòn Times.

*

Lời Tòa Soạn: Nhìn vào những sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Úc, nhiều người vui mừng khi thấy sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại QLD có nhiều điểm đặc biệt đáng quý. Một trong những điểm đặc biệt đáng quý đó là khả năng "bách gia tề phóng, bách gia tranh minh" trên các diễn đàn internet của đồng hương tại QLD. Chính sinh hoạt lành mạnh và dân chủ này đã thực sự mở ra viễn ảnh tươi sáng: Mỗi người dân là một nhà truyền thông. Sau thời gian chú tâm theo dõi các cuộc trao đổi trên diễn đàn của các nhà "truyền thông QLD", SGT ngưỡng mộ trước khả năng lý luận sắc bén, nắm bắt kịp thời những tin tức giá trị, và lập trường đấu tranh sáng suốt, vững vàng, thẳng thắn của ông Hưng Việt (bút hiệu của ông Trần Hưng Việt, Cựu Chủ Tịch CĐNVTD/QLD) và ông Hoàng Nguyên (bút hiệu của BS Nguyễn Văn Hoàng). Vì vậy, hạ tuần tháng 3 vừa qua, SGT đã trân trọng viết thư mời hai ông cộng tác. Ngay sau đó, chúng tôi vô cùng hân hạnh được hai ông nhận lời trong tinh thần một lòng cống hiến độc giả. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái của hai ông và sau đây xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả trang Phố Nắng do hai ông phụ trách.

*

Phố Nắng: Được Làm Ngoại Trưởng, Thua Làm Đặc Sứ – Hưng Việt

Thành ngữ Việt Nam có câu "Được Làm Vua, Thua Làm Giặc" để nói đến thuở xa xưa, dưới thời quân chủ, có những tướng công, sứ quân, chiêu binh mãi mã, nổi lên để mong lật đổ triều đình. Thắng thì họ lên làm Vua, còn thua (và nếu không sa cơ thất thế bị bắt và chém bêu đầu) thì ẩn náu trong rừng, tiếp tục làm giặc.

Gần đây hơn, dưới thời Đệ Nhứt và Đệ Nhị Công Hòa ở miền Nam Việt Nam, câu nói trên đây đã được sửa lại thành "Được Làm Vua, Thua Làm…. Đại Sứ" để nói đến những người cầm quyền bị đảo chánh nhưng may mắn, không bị giam cầm mà còn được phe thắng thế cử đi làm Đại Sứ ở một quốc gia xa lạ để tránh tai họa về sau.

Trong một chế độ dân chủ vững chắc như ở nước Úc thì vấn đề giặc giã, đảo chánh như trên sẽ không bao giờ xảy ra. Chính phủ chỉ có thể thay đổi trong các cuộc bầu cử, như trong kỳ bầu cử quốc hội liên bang hôm tháng 11 năm ngoái. Chính phủ của ông John Howard thất cử. Ông này mất luôn ghế dân biểu đơn vị Bennalong. Các đàn em của ông, một số thì rơi rụng theo ông, số khác thì lạc lõng vì thiếu người lãnh đạo. Lần lượt họ cùng nhau từ chức dù vẫn được cử tri của đơn vị họ tín nhiệm.

Tháng trước, ông cựu Bộ Trưởng Peter MacGauran rời nghị trường, tạo nên một cuộc bầu cử bổ túc ở đơn vị Gippsland. Trong tương lai, cựu Tổng Trưởng Ngân Khố Peter Costello cũng sẽ về hưu.

Riêng trong tuần qua, ông Alexander Downer, cựu Tổng Trưởng Ngoại Giao, cũng đã tuyên bố sẽ chính thức rủ áo từ quan vào ngày 14/7/2008 sắp tới. Đặc biệt, tất cả các hãng thông tấn quốc tế đều cho biết ông Downer đã được Liên Hiệp Quốc hứa hẹn với chức Đặc Sứ về vấn đề đảo Cyprus.

Dài dòng văn tự như thế cũng chỉ để giải thích vì sao bài viết này về ông Alexander Downer lại có tựa đề "Được Làm Ngoại Trưởng, Thua Làm Đặc Sứ"!

VÀI DÒNG TIỂU SỬ

Alexander John Gosse Downer sinh ngày 9 tháng 9 năm 1951 trong một gia đình trưởng giả và quyền thế. Ông nội của ông, Sir John Downer là Thượng nghị sĩ trong Quốc Hội Liên Bang Úc Châu đầu tiên vào năm 1901 và hai lần làm Thủ Hiến tiểu bang Nam Úc. Thân phụ của ông, Sir Alexander "Alick" Downer cũng đã từng giữ ghế Tổng Trưởng Liên bang, sau đó làm Tổng Lãnh Sự của Úc tại Anh Quốc từ năm 1964 đến năm 1972.

Ông Downer theo học trung học tại Geelong Grammar School (Úc) rồi sau đó chuyển sang Radley College ở Anh (từ năm 1964 đến năm 1970) khi cha của ông đảm nhiệm chức vụ ngoại giao tại đây. Ông tiếp tục bậc đại học tại University of Newcastle on Tyne, đậu bằng Cử Nhân Văn Khoa (Danh Dự) về Chính Trị và Kinh Tế. Sau này ông được bằng Tiến Sĩ Danh Dự.

Theo website của chính ông, ông làm việc như một kinh tế gia cho ngân hàng New South Wales (sau đổi thành Westpac) trong 2 năm 1975, 1976. Sau đó, ông gia nhập ngành ngoại giao và trong 6 năm (1976 tới năm 1982), ông đã phục vụ trong phái đoàn của Úc ở Ủy Hội Kinh Tế Âu Châu (EEC), Liên Phòng Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tòa đại sứ Úc ở Bỉ và Lục xâm Bảo.

Từ năm 1982, ông bắt đầu bước chân vào chính trường với chức vụ cố vấn chính trị cho cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser và cựu lãnh tụ đối lập Andrew Peacock.

Năm 1984, ông ra ứng cử lần đầu tiên, và thắng ghế dân biểu liên bang đơn vị Mayo (tiểu bang Nam Úc) và sau đó đã tái đắc cử thêm 8 lần nữa vào các năm 1987, 1990, 1993, 1996, 1998, 2001, 2004 và 2007. Tổng cộng, ông Downer đã phục vụ trong nghị trường được 24 năm.

Trong mười ba năm đầu tiên của một phần tư thế kỷ đó, đảng Lao Động nắm chính quyền và ông Downer đã được giao phó nhiều chức vụ Tổng Trưởng Đối Lập, dần dần lên đến chức số 2 là Tổng Trưởng Ngân Khố Đối Lập vào tháng 4/1993.

Khi John Hewson thua Paul Keating một cách bất ngờ vào năm 1993, đảng Tự Do bắt đầu bàn đến chuyện tìm người thay thế Tiến sĩ Hewson và đến ngày 23 tháng 5, 1994, ông Downer được các bạn đồng viện bầu làm Lãnh tụ Đối Lập.

Thoạt tiên, ông Downer được sự ủng hộ của quần chúng nhưng sau đó đã vấp phải nhiều lỗi lầm liên tiếp nên chỉ 8 tháng sau, ông phải từ chức và John Howard lên thay thế. Trong cuộc phỏng vấn với báo The Australian hôm tuần qua, chính ông Downer cũng nhìn nhận là lúc bấy giờ, ông còn quá non nớt, thiếu kinh nghiệm để lãnh đạo một chính đảng.

Khi Liên Đảng đoạt lại được ghế chính phủ vào tháng 3/1996, ông Alexander Downer được John Howard cử làm Tổng Trưởng Ngoại giao và tính cho đến khi Liên Đảng thất cử vào tháng 11/2007, ông Downer đã giữ chức vụ này lâu nhứt trong lịch sử nước Úc, tổng cộng gần 12 năm.

NHỮNG THÀNH TÍCH ĐÁNG GHI NHẬN

• Một trong những thành quả đầu tiên mà ông Alexander Downer đã đạt được trong vai trò Ngoại Trưởng của Úc là đã cùng với Tân tây Lan, điều đình được một thỏa hiệp hòa bình tại Papua New Guinea vào năm 1997, chấm dứt một cuộc nội chiến dai dẳng mà theo ông “ngay ngoài cửa nhà của chúng ta, có nhiều người bị giết chết hơn ở Bắc Ái Nhĩ Lan”.

• Năm 1996, ông Downer đệ trình Hiệp Ước Chống Thí Nghiệm Nguyên Tử lên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và được đại đa số các quốc gia hội viên tán trợ, ngoại trừ Ấn Độ, Pakistan và Bắc Hàn. Sau đó, năm 1999, chính Thượng Viện Hoa Kỳ cũng không thông qua Hiệp Ước này và những chính sách sau đó của chính phủ Howard nhằm xuất cảng uranium sang Ấn Độ đã hoàn toàn làm tan vỡ thỏa ước quan trọng nói trên.

• Năm 1999, ông Downer đã đóng một vai trò quan trọng trong vệc giúp Liên Hiệp Quốc tổ chức một cuộc Trưng Cầu Dân Ý về vấn đề độc lập ở Đông Timor và điều đình cho lực lượng Interfet (International Force for East Timor) vào quốc gia này để giữ gìn hòa bình.

• Một thử thách lớn lao cho ông Downer là mối liên hệ ngoại giao với Nam Dương. Năm 2006, ông đã thương thuyết được Hiệp Ước Lombok, đặt mối quan hệ về an ninh của hai nước lên hàng đầu, tạo dựng sự hợp tác song phương để chống khủng bố, nạn buôn người và đánh cá bất hợp pháp.

• Mặt khác, trong cương vị là Tổng Trưởng Ngoại Giao, ông Downer đã góp phần trong việc cấm chỉ tàu Tampa không được cập bến nước Úc vào năm 2001 sau khi tàu này đã vớt một số thuyền nhân đang tìm đường đến quốc gia này.

• Ông Downer cũng đã hoàn toàn tán thành cuộc chiến ở Iraq, tuyên bố rằng Iraq, Trung Đông và cả thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu Saddam Hussein bị lật đổ. Ông cũng nói có những vũ khí giết người hàng loạt (WMD) ở Iraq.

• Là một ủng hộ viên lâu năm của thể chế Quân Chủ Lập Hiến, ông Downer đã đóng vai trò lãnh đạo trong việc chống lại các phong trào thay thế Nữ Hoàng với một vị Tổng Thống dân cử cho nước Úc.

VAI TRÒ TRONG TƯƠNG LAI

Như đã nói ở đầu bài, đầu năm nay, ông Alexander Downer đã bàn thảo với ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc về vai trò Đặc sứ để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng kéo dài ở Cyprus.

Xin được nhắc lại vào năm 1974, một cuộc đảo chánh của phe quốc gia thân Hy Lạp đã dẫn đến cuộc xâm chiếm của 30,000 quân Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ công dân của họ và phần đất phía Bắc Cyprus. Mục tiêu của cuộc thương thuyết là để buộc quân đội Thổ phải rút lui và tái thống nhất những người Cypriots của hai phe.

Đương kim Ngoại Trưởng Úc, ông Stephen Smith, cho biết chính phủ Kevin Rudd ủng hộ ông Downer trong trách vụ này. Tuy nhiên, việc tuyên bố quá sớm và rình rang về vai trò Đặc Sứ nói trên của ông Downe đã làm cho cả hai bên ở Cyprus, nhứt là phía Thổ nhĩ Kỳ, không được hài lòng. Một phát ngôn viên của văn phòng Tổng Thống Cyprus Dimitris Christofias cho hay việc bổ nhiệm ông Downer "chưa có gì là chính thức, cho tới khi được Nữu Ước công bố".

Trong khi đó, nữ phát ngôn nhân của Liên Hiệp Quốc, Michele Montas, cũng trả lời trong một cuộc họp báo tại Nữu Ước là bà "không thể xác nhận một sự bổ nhiệm nào về vấn đề Cyprus".

Ngoài sứ mạng ngoại giao ở Cyprus, ông Alexander Downer cũng sẽ giảng dạy ở các đại học và sẽ thành lập một tổ hợp vận động chính trị với ông Nick Bolkus (cựu Tổng Trưởng Ngoại giao của đảng Lao Động) và ông Ian Smith (chồng của bà Natasha Stott-Despoja, cựu Thượng Nghị sĩ đảng Dân Chủ).

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG

Sự ra đi của ông Alexnader Downer sẽ tạo nên một ghế trống cho đơn vị Mayo ở Nam Úc. Với đảng Lao Động dường như chắc chắn sẽ không cử người ra tranh ở đơn vị quá an toàn này của đảng Tự Do, người ta đang chờ đợi xem ai sẽ là người thay thế ông cựu Tổng Trưởng Ngoại Giao.

Nhân vật hàng đầu là ông Jamie Brigg, cựu cố vấn của ông John Howard về thông tin và quan hệ lao tư. Hai người khác cũng có thể sẽ được đảng Tự Do đề cử là ông David Basham và ông Matt Doman.

Tuy nhiên, quan trọng hơn là vấn đề các dân biểu từ chức trước khi nhiệm kỳ chấm dứt mà không có lý do chính đáng.

Các cựu Tổng, Bộ Trưởng của thời John Howard như Peter MacGauran, Alexander Downer, Peter Costello và có tin đồn là ngay cả cựu Phó Thủ Tướng Mark Vale (hiện đang giữ ghế đơn vị Lyne, NSW) đã (hoặc sắp) rủ nhau từ giã nghị trường. Điều này chắc chắn sẽ không xảy ra nếu như Liên Đảng đã thắng cử hồi tháng 11 năm rồi. Nhưng Liên Đảng đã thua, và rõ ràng quý vị này đã (hay sẽ) từ chức vì họ không còn cơ hội để tiếp tục làm ông Tổng, ông Bộ nữa.

Như vậy có công bằng không" Có hợp với lẽ phải không" Khoan nói là mỗi kỳ bầu cử bổ túc như thế khiến cho công quỹ tốn đổ đồng khoảng $500,000 đô la. Cũng khoan nhắc lại là trong kỳ bầu cử chính thức trước đây, nếu quý vị này đã được hơn 4% số phiếu bầu, đảng của họ đã được trả $2.14 cho mỗi lá phiếu.

Chúng ta chưa vội nói đến phương diện tài chánh của vấn đề. Chúng ta chỉ hãy nhìn đến khía cạnh đạo đức và chỉ cần nhớ là trước nhứt, họ đã ra ứng cử chức vụ dân biểu, chứ không phải ứng cử chức vụ Tổng hay Bộ trưởng. Họ được cử tri tín nhiệm để làm người đại diện cho họ, để nói lên tiếng nói của họ trong nghị trường. Đó mới là điểm thiết yếu.

Nay đảng của họ thất cử, họ không còn được nắm chính phủ nữa thì họ bèn nghỉ chơi!!! Rõ ràng, đây là điều xúc phạm đến công chúng mà đáng buồn thay, các chính đảng ở Úc đều áp dụng. Đã đến lúc khoảng trống này trong bộ luật bầu cử cần được xét lại để không bị khai thác và lạm dụng. Mong lắm thay!!!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.