Hôm nay,  

Mặt Trận Dân Chủ Hóa

27/02/200500:00:00(Xem: 4869)
Chúng ta có nên ngồi yên để chờ cho thế hệ con, thế hệ cháu, thế hệ chắt của các lãnh tụ Bắc Bộ Phủ hiện nay lên nắm quyền thay cha, thay ông, thay cụ cố… rồi dần dà lớp trẻ sẽ tỉnh thức mà dân chủ hóa quê nhà" Coi bộ là lâu rồi vậy…

Nhưng, câu hỏi nơi đây rằng, nếu không muốn ngồi yên chờ thì phải vận động, vậy thì nên vận động ra sao" Nên xuống đường để mời gọi đổi mới" Nên đôái lập trong tư thế nào" Hay là nên đối thoại, hòa hợp hòa giải để đặt nhu cầu dân chủ hóa" Hay nên nín thở qua sông, ào ạt về quê nhà làm từ thiện, ôm tiền về đầu tư, tung hô nhà nước… để từ từ dân chủ hóa"

Nếu nhìn khắp một vòng các mặt trận đấu tranh dân chủ tòan cầu, từ Hoa Lục tới Việt Nam, từ Miến Điện tới Nepal, vân vân… thì hình như chỗ nào cũng có điểm nóng dân chủ cả… nhưng tương cận nhất với hoàn cảnh Việt Nam lại là Cuba, một trong 4 con khủng long cuối cùng của thế giới xã hội chủ nghĩa. Nói Cuba là điểm nóng cũng chỉ vì có nhiều chuyện mới xảy ra trong mấy tuần nay. Hết Cuba hù dọa Mỹ, rồi lại tới Mỹ hù dọa Cuba. Coi bộ khó bình yên...

Bản tin Reuters hôm Thứ Tư 23-2-2005 ghi rằng Cuba đang cứu xét ngưng mua nông sản Hoa Kỳ trị giá 400 triệu đô/năm, bởi vì luật mới của chính phủ Bush đòi trả tiền trước, rồi hàng mới chở qua Cuba sau. Một cán bộ Cuba nói rằng luật đó làm cho hàng Cuba dễ dàng bị tịch thu bởi những người Cuba lưu vong khi họ nộp đơn kiện chống lại chính phủ của Fidel Castro.

Chủ Tịch Quốc Hội Cuba Ricardo Alarcon nói với Reuters, hù dọa rằng nếu Mỹ làm khó, Cuba sẽ tìm mua chỗ khác, và như thế sẽ làm hại các trại chủ Mỹ, những ngừơi đã bán 790 triệu đô về lương thực - chủ yếu là gạo, bắp, thịt gà, lúa mì, đậu nành và sữa khô - cho nước CS Cuba từ tháng 12-2001 theo khỏan đặc miễn đối với lệnh trừng phạt mậu dịch từ năm 1963.

Không tự nhiên mà Mỹ làm khó Cuba đâu. Thực sự, Mỹ không giấu giếm gì ý định dân chủ hóa Cuba. Trong những ngày cuối của tháng 10-2004, ông Bush tới Miami, thủ đô tị nạn Cuba tại Hoa Kỳ, vận động tranh cử Tổng Thống và hứa rằng Cuba sẽ dân chủ tự do trước khi ông Bush kết thúc nhiệm kỳ thứ nhì.
Theo tờ Chicago Tribune, ấn bản phát hành ngày 21-2-2005, chính phủ Mỹ đang lặng lẽ chi tiền cho các nhà họat động dân chủ để thay đổi chế độ độc đảng Cuba. Tiền này chi trả cho hơn hai tá nhà văn tại một trang web bản doanh ở Miami, nơi chuyên đăng các bài viết phê bình chính phủ Cuba, để giúp đỡ các nhân vật đối lập, các nhà họat động nhân quyền, các tù nhân chính trị và gia đình, kể cả các tù nhân bị bắt giam từ 2003 trong đợt Castro tổng bố ráp các nhà dân chủ. Khỏan tiền mặt chính thức 200,000$/năm thực sự không thấm vào đâu so với công việc - bởi vì hầu hết các nhà đối lập Cuba đều bị đuổi việc, cô lập và đẩy ra bên lề. Đúng vậy, khỏan tiền mặt này không thấm vào đâu với công cuộc dân chủ hóa một đất nước có 11 triệu dân này.

Christopher Sabatini, giám đốc cơ quan NED đặc trách vùng Mỹ Latin và Caribbean, nói rằng những khỏan tiền hỗ trợ dân chủ như thế là nhằm thúc đẩy "một chuyển hóa ôn hòa tại Cuba. Đây không phải là chuyện thay đổi chính phủ. Đây là nhằm giúp cho những người can đảm, độc lập đứng ra tổ chức, lên tiếng, tạo không gian chính trị và bảo đảm rằng, khi có một chuyển hóa, thì các định chế dân chủ và nhân sự đều sẵn sàng."

Chỗ này chúng ta nên ghi nhận: Mỹ giúp không để thay đổi chế độ, mà chỉ để thúc đẩy chuyển hóa ôn hòa. Nếu Mỹ cũng nói điều này với trường hợp Việt Nam, thì nhiều cộng đôàng hải ngoại sẽ không chịu đâu, bởi vì kiểu cứ như thế là bị chụp nón cối liền.

Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn nhận tiền của Mỹ. Bởi vì thực tế, tất cả các nhà họat động dân chủ đều thực sự là yêu nước trước hết, không có gì mua họ được, cho dù là bạo lực hay tiền bạc. Elizardo Sanchez, nhà họat động lãnh đạo Uûy Ban Nhân Quyền và Hòa Giải Quốc Gia Cuba (Cuban Commission of Human Rights and National Reconciliation) tại Havana nói là tổ chức của ông không nhận tài trợ từ chính phủ Mỹ bởi vì điều đó có thể làm mất tính độc lập của ủy ban và có cớ cho cán bộ Cuba gây chuyện bắt bớ. Nhưng Sanchez nói là ông không thấy có gì sai trái khi tiền Hoa Kỳ chi cho các nhà họat động dân chủ, các tù chính trị và gia đình họ.

Cuộc tranh luận về nỗ lực Hoa Kỳ ở Cuba đang căng thẳng tại Washington và Havana trong khi các viên chức suy tính về khỏan tiền 29 triệu Mỹ Kim cho các dự án đưa ra bởi Uûy Ban Hỗ Trợ Cuba Tự Do (Commission for Assitance to a Free Cuba) của TT Bush.

Cũng theo báo này, từ khi luật Helms-Burton thông qua năm 1996, đại đa số tiền quỹ cho dân chủ Cuba điều hành bởi USAID, nơi đã phát ra hơn 35 triệu đô cho các việc liên hệ tới Cuba từ năm 1996. Tiền từ USAID chủ yếu trao cho các tổ chức có bản doanh ở Hoa Kỳ để thực hiện và phân phối tài liệu dân chủ vào Cuba, để cung cấp máy điện tóan, máy fax và các máy móc khác cho các phóng viên dân chủ của Cuba. Luật Mỹ cấm USAID gửi tiền mặt tới các cá nhân hay tổ chức ở Cuba.

Adolfo Franco, phụ tá điều hành về Mỹ Latin và Caribbean của USAID, nói là nếu gửi tiền mặt cho người hay tổ chức trong Cuba, thì "chế độ Castro sẽ quy chụp các nhà dân chủ là gián điệp."
Tuy nhiên, luật cấm gửi tiền mặt cho đối lập Cuba không áp dụng cho NED, một tổ chức tư và bất vụ lợi được tài trợ phần lớn từ Quốc Hội Mỹ. Từ năm 2000, NED đã chi 4.9 triệu đô cho chương trình Cuba, tài trợ khoảng một tá tổ chức hàng năm. Ngân sách về Cuba của NED dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong tài khóa tới để tới 2 triệu đô.

Nhìn về thành quả, cuộc chiến dân chủ tại Cuba có vẻ như đi xa hơn tại Việt Nam.
Thí dụ rõ ràng nhất, như chiến dịch ký thỉnh nguyện thư xin chính phủ Cuba đổi mới đã thu hút 25,000 chữ ký của dân Cuba. Tại VN, chưa có chiến dịch dân chủ nào thu hút nhiều chữ ký như thế. Đặc biệt, nếu tính tỉ lệ 25,000 chữ ký đòi đổi mới trên tỉ lệ 11.3 triệu dân cả nước già trẻ lớn bé thì là đông lắm, chưa cần gì chỉ tính riêng trên người thành niên.

Nhật báo South Florida Sun-Sentinel, số ngày 17-2-2005, mô tả về cuộc chiến dân chủ tại Havana của lãnh tụ đối lập Oswaldo Paya: Ông Paya là người đã lừng danh quốc tế sau khi trình thỉnh nguyện thư với chữ ký của 25,000 ngừơi Cuba để đòi chính phủ Castro đổi mới; bây giờ Paya tung ra chiến dịch mới cho cuộc chuyển đổi dân chủ ôn hòa, kêu gọi dân Cuba cả trong và ngòai tham dự đối thọai tòan quốc để hình dung và chuẩn bị cho một tương lai hậu Castro…. Nghĩa là bây giờ lo hậu sự cho anh Hai Castro đã… Nhưng khoan, chỗ này cũng đường đầy trơn trượt...

Paya mời gọi cả những người ủng hộ chế độ CS Cuba, và cả kiều dân Cuba cùng tranh luận về nhiều đề tài, kể cả cách đối phó với các đơn kiện đòi tài sản bị chính phủ Castro tịch thu sau cách mạng CS năm 1958… Đây chính là chỗ mà nhiều người Việt mình dị ứng: đối thoại bàn tròn cả Quốc-Cộng là bị chụp nón cối liền. Nhưng đối với Cuba thì đây là vấn đề sinh tử của các nhà hoạt động dân chủ -- nếu không đối thoại với những người thân Castro thì chỉ có cách vượt biển sang Miami.

Paya lập ra một ủy ban điều hợp tòan quốc gồm 110 nhân sĩ Cuba, gồm các nhà ly khai và cựu tù chính trị, cũng như người lưu vong uy tín như nhà văn Carlos Alberto Montaner, học giả Juan Clark, và nhiều lãnh tụ chính trị lưu vong. Nếu một ủy ban điều hợp đã có tới 110 nhân sĩ chịu đứng ra liều thân gánh vác, thì thành phần cán bộ dân chủ chắc chắn phải đông ít nhất là cả chục lần, nhưng không có con số chính xác về người hoạt động được đưa ra. Nhìn lại Việt Nam, chưa từng có một ủy ban nhân sĩ toàn quốc đòi hỏi đối thoại về đổi mới mà đông tới như thế.

Paya, năm 2002 được trao Giải Nhân Quyền Sakharov bởi Quốc Hội Aâu Châu, nói rằng phong trào đối thọai tòan quốc đưa ra không chỉ giành riêng cho các nhà ly khai, nhưng gồm cả những người ủng hộ chế độ Castro, "Đây là lần đầu tiên dân Cuba trên đảo và hải ngọai làm việc chung như một dân tộc với một mục tiêu. Chúng ta có ý kiến khác nhau, mong đợi khác nhau, nhưng Cuba là nhà chúng ta, và chúng ta phải chung vai… Chính phủ là một phần của xã hội Cuba, và chúng tôi cởi mở để đối thọai với cả ngừơi trong chính phủ."

Cần nhớ rằng, chính phủ Castro đã bắt giam hàng chục người họat động với ông trong đợt tổng bố ráp các nhà dân chủ năm 2003.
Nhưng Paya không đơn độc. Ngòai phong trào đối thoại tòan quốc mà ông đang làm, còn có một phong trào rộng lớn khác đang được 1 nhà dân chủ khác tiến hành: cựu tù nhân chính trị Martha Beatriz Roque đang xúc tiến một buổi mít-tinh đông người dự kiến tổ chức vào ngày 20-5-2005 tới này. Không giấu giếm hay giữ bí mật gì hết. Ai tới biểu tình cũng được đón nhận, cho dù người tới mít-tinh tay cầm cờ xanh, cờ tím, cờ đỏ, hay cờ vàng... Lập trường mở rộng này hiển nhiên là cách duy nhất để họ hoạt động ở Cuba, và là cách thuyết phục mạnh mẽ nhất, để chiêu dụ đông nhất.

Các nhà dân chủ này không sợ tù nữa sao" Điều thấy rõ là nhiệt tâm và lòng yêu nước của họ đang lây lan ra nhiều phần đất nước. Như hãy nhìn về dự án đối thoại toàn quốc của Paya: những người ủng hộ ông khắp nước Cuba đã và đang tổ chức các buổi họp nhỏ ở nhà và nhà thờ để thảo luận về khả năng đổi mới chính phủ, từ chuyện ân xá cho tù chính trị cho tới phân quyền kinh tế Cuba về địa phương. Paya nói, nhiều ngàn đề nghị và ý kiến đã nhận được để kết tập. Paya nói, một phúc trình đúc kết các ý kiến công dân có thể hòan tất vào giữa năm nay. Nếu ông không bị mật vụ Cuba bắt, tất nhiên. Nhưng trên nguyên tắc, Castro vẫn chưa có cớ bắt những người đòi hỏi đối thoại dân chủ, vì họ đang mời mọi người, mọi thành phần cùng lên tiếng, bàn thảo... Họ không phải những người chôáng Cộng, nhưng hiển nhiên họ cũng không phải cán bộ Cộng Sản. Họ là những tiếng nói rất là mới: họ không sợ công an, và cũng không sợ ai chụp mũ cả. Cánh cửa của họ mở ra cho tất cả, vì lòng họ mong muốn đẩy đất nước sang một hướng đi mới -- và họ không giấu ý định này, đó là hướng đi của dân chủ, tự do, hòa bình và phú cường.

Xin chúc lành cho các nhà họat động dân chủ ở Cuba, ở Việt Nam và ở khắp tòan cầu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.