Hôm nay,  

Văn Bút Quốc Tế Đòi Csvn Thả Hết Các Nhà Văn Dân Chủ

03/02/200500:00:00(Xem: 4931)
Văn Bút Quốc Tế tố cáo nhà nước CSVN chỉ ân xá giáo sư Nguyễn Đình Huy, linh mục Nguyễn Văn Lý và bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhưng vẫn còn giam cầm nhiều nhà văn dân chủ đối kháng.

Trong một Thông cáo do Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù phổ biến toàn cầu chiều ngày 1.2.2005, Văn Bút Quốc Tế hoan hỉ trước tin ba tù nhân Nguyễn Đình Huy, Nguyễn Văn Lý và Nguyễn Đan Quế được ân xá vào dịp Tết Ất Dậu. Tuy nhiên, Văn Bút Quốc Tế tố cáo chế độ Hà Nội chưa trả tự do cho tất cả những nhà văn còn bị phạt tù hoặc bị quản thúc tại gia. Văn Bút Quốc Tế bày tỏ sự lo ngại đối với chín người có tên trong danh sách Nhà Văn bị đàn áp trên thế giới. Văn Bút Quốc Tế đòi họ phải được phóng thích. Giam cầm, ngược đãi, sách nhiễu các nhà cầm bút này, Việt cộng vi phạm Quyền Tự do phát biểu được bảo đảm bởi Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Văn Bút Quốc Tế sẽ tiếp tục tiến hành những cuộc vận động để bênh vực các nạn nhân. Trong số người này, có hòa thượng Thích Huyền Quang, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, mục sư Nguyễn Hồng Quang, hòa thượng Thích Quảng Độ, thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, nhà văn Hà Sỹ Phu và nhà viết tiểu luận Đổ Nam Hải.

Sau đây là sơ lược thân thế của giáo sư Nguyễn Đình Huy, linh mục Nguyễn Văn Lý và bác sĩ Nguyễn Đan Quế, ba nhà dân chủ tranh đấu đòi thực thi và tôn trọng Nhân Quyền bị chà đạp dưới chế độ độc tài cộng sản, ghi chép theo Văn Bút Quốc Tế và Trung tâm Nhà Văn Việt Nam lưu đày (CEVEX).

Ông Nguyễn Đình Huy, 73 tuổi, bút hiệu Việt Huy, Nguyễn Việt Thắng và Ngô Trần Luận, chủ bút, ký giả, giáo sư sử học và tân văn, tác giả tập truyện 'Mùa Lúa Chín' (1960), khôi nguyên Giải Quyền Tự do phát biểu Lilian Hellmann/Dashiell Hammett 1997 do Human Rights Watch trao tặng, hội viên danh dự của các Trung tâm Văn Bút Anh, Ba Lan, Perth, Pháp, Slovaquie và Thụy Sĩ Pháp thoại, được Phóng viên Không Biên Giới và truyền thông báo chí Pháp bảo trợ. Ông Nguyễn Đình Huy là lãnh tụ sáng lập Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ. Ông từng bị tù đày mà không hề bị xét xử và bị giam tại nhiều trại tập trung lao công cưỡng bách suốt 17 năm trời sau tháng 4.1975. Được phóng thích năm 1992, ông bị bắt lại ngày 13.11.1993 vì chuẩn bị tổ chức một cuộc họp quốc tế trong chương trình hoạt động cho một nước Việt Nam dân chủ. Ngày 27.10.1995, giáo sư Nguyễn Đình Huy bị tòa phúc thẩm tối cao kết án 15 năm tù và 5 năm quản chế, với tội danh ’hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'.

Linh mục Nguyễn Văn Lý, 59 tuổi, nguyên thư ký Tòa Giám mục Huế, giáo sư chủng viện, nhà viết tiểu luận, tù nhân lương tâm của Ân Xá Quốc Tế, khôi nguyên Giải Homo Homini de People in Need Foundation 2002 (Cộng Hòa Tiệp), Giải Nhân Quyền Shalom 2004 do trường Đại học Katholische Universitaet Eichstaett trao tặng, hội viên danh dự Trung tâm Văn Bút Slovaquie. Suốt hai thập niên 80-90, Linh mục Nguyễn Văn Lý từng bị giam cầm trong nhiều trại tập trung lao công cưỡng bách, từ năm 1977 đến 1978 và từ 1983 đến 1992. Được thả ra, linh mục quản xứ An Truyền bị đặt dưới sự canh chừng nghiêm ngặt của công an. Ngày 17.5.2001, linh mục bị bắt lại sau khi công bố trên mạng lưới Internet hai Lời Chứng đối với những vụ Vi phạm Nhân Quyền tại Việt Nam, nhứt là Quyền Tự do tư tưởng và Tự do tôn giáo. Ngày 19.10.2001, linh mục Nguyễn Văn Lý bị kết án 15 năm tù và 5 năm quản chế, với tội danh 'phá hoại đoàn kết quốc gia' và 'không tuân theo lệnh quản chế'. Sau khi cứu xét đơn của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ kiện chính phủ Việt cộng, ngày 27.11.2003, trong khóa họp thứ 38, Ban Hành Động Chống Giam Cầm Độc Đoán thuộc Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã đưa ra Nhận Định như sau: Sự tước đoạt quyền tự do của Cha Nguyễn Văn Lý là độc đoán, vì hành động đó vi phạm điều 19 của Tuyên Ngôn Toàn Thế Giới về Nhân Quyền và điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Nhà nước cộng sản có bổn phận tuân thủ.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế (63 tuổi) nguyên giám đốc bệnh viện chính của cố đô Miền Nam Việt Nam, bút hiệu Nguyễn Châu, nhà văn và nhà báo, chủ biên tạp chí Tương Lai (phát hành bí mật và bị cấm), khôi nguyên Giải Nhân Quyền Raoul Wallenberg 1994, Giải Nhân Quyền Robert Kennedy 1995, Giải Quyền Tự do phát biểu Lilian Hellmann/Dashiell Hammett 1997 (Human Rights Watch) và Giải Nhân Quyền Heinz R. Pagels Award 2004 do Hàn Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia trao tặng, hội viên danh dự của Trung tâm Văn Bút Québec. Ông bị bắt ngày 17.3.2003 vì cho phổ biến một Thông cáo trên Internet để tố cáo rằng nước ông không có Quyền Tự do phát biểu và Quyền Tự do báo chí. Đó là phản ứng của ông nhằm bác bỏ luận điệu của người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt cộng hôm 12 tháng 3 khoe rằng có tự do thông tin tại Việt Nam. Ngày 22 tháng 9 năm 2003, mười hai vị khôi nguyên Giải Nobel, mang quốc tịch khác nhau, đã đòi trả tự do cho nhà khoa học đồng nghiệp của họ. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã hai lần được đề nghị ứng viên Giải Nobel Hòa Bình và được coi như là nhân vật Andrei Sakharov Việt Nam. Ngày 29.7.2004, ông bị phạt 30 tháng tù về 'tội lợi dụng quyền dân chủ để làm phương hại đến lợi ích của nhà nước'. Trong quá khứ, ông từng bị giam cầm mà không hề bị xét xử, từ năm 1978 đến 1988, vì ông chỉ trích chính sách y tế của nhà nước cộng sản. Năm 1990, thành lập Cao Trào Nhân Bản, ông tranh đấu để bảo vệ Nhân Quyền và Dân Quyền. Ông bị bắt lần thứ hai và bị phạt 20 năm tù lưu đày trong những trại tập trung lao công cưỡng bách. Tháng 9 năm 1998, áp lực quốc tế đã buộc Việt cộng phải ân xá bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Nhưng ông từ chối lưu vong bất kể sự đe dọa của công an. Ông bị đặt tức khắc trong tình trạng quản thúc nghiêm ngặt tại gia cho tới ngày bị bắt lần sau chót.

Được biết thêm, sáng ngày 31.1.2005, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, hội viên Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại và Trung tâm Nhà Văn Việt Nam lưu đày (CEVEX) đã gởi điện thư để thông báo và cảm tạ Văn Bút Quốc Tế, Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù cùng nhiều Trung tâm Văn Bút, kể cả trước nhứt là Văn Bút Anh, Ba Lan, Perth, Pháp, Québec, Slovaquie và Thụy Sĩ Pháp thoại. Trong điện thư, thi hữu mời gọi tất cả các bạn văn 'hãy cùng nhau làm việc tận tụy, hết lòng hơn nữa trong những tháng những năm sẽ đến vì chúng ta không thể nào quên rất nhiều văn hữu bất hạnh và kém may mắn, đang còn bị đàn áp tại Việt Nam và trên thế giới'.
Genève ngày 1 tháng 2 năm 2005
(Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.