HANOI -- Dưới đây là bản Việt dịch bài viết của phóng viên Kay Johnson trên tạp chí Time, số báo ghi ngày 24-1-2005, Vol. 165, No.3.
Nguyên bản Anh văn nhan đề “A Long Journey Home” (Hành Trình Thăm Quê Dài Lâu). Bản dịch toàn văn do VB thực hiện như sau.
Một vị thầy Phật Giáo nổi tiếng ở Tây Phương được cho phép từ nơi lưu vong về quê tạm thời.
Đó là một chuyến hồi hương thích nghi với hoàng gia hay ngôi sao nhạc rock hơn là một nhà sư. Khoảng 1,000 Phật Tử hay nhiều hơn đứng chờ trong buổi sáng lạnh giá ở Phi Trường Nội Bài, Hà Nội, ôm các bó hoa, hát các bài ca, và chen chúc để nhìn rõ hơn.
Đối với nhiều Phật Tử, họ xô đẩy tới hơn: khi HT Nhất Hạnh bước ra khỏi khu vực hải quan, họ vọt tới với sức mạnh làm dạt ra nhiều người và rớt cả dép, mũ, và găng tay của nhiều người khác. “Tôi chạm tới thầy rồi!” lời 1 phụ nữ hô lên, chị này bật ra nước mắt.
Việc nhà sư Thích Nhất Hạnh trở về VN tuần qua đã gợi lên các quan tâm đặc biệt bởi vì quá lâu rồi. Nhà sư 78 tuổi, 1 nhà hoạt động hòa bình nổi tiếng thời Cuộc Chiến VN, bị cấm về nước khi đi nói chuyện ở Hoa Kỳ năm 1966 bởi cả chính phủ VNCH Miền Nam và chính phủ CSVN Miền Bắc. Sống lưu vong ở Pháp, thầy thường xuyên đi Hoa Kỳ, giúp thúc đẩy Mục Sư Martin Luther King Jr. phản chiến, và lãnh đạo một phái đoàn Phật Giáo tới hòa đàm Paris 1969.
Sau cuộc chiến, HT Nhất Hạnh trở thành một thiền sư được kính trọng và là tên tuổi Phật Giáo thứ nhì chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thầy sáng lập 3 tu viện ở Mỹ và 1 ở Pháp, và dạy hàng chục ngàn tín đồ về các khái niệm ông gọi là “Phật giáo nhập thế,” trong đó nhấn mạnh thiền định, hòa bình và công lý xã hội. Số lượng 80 sách đã xuất bản của sư đã bán 1.5 triệu ấn bản. “Ở phương Tây, sư là một biểu tượng,” theo lời James Shaheen, chủ bút và là chủ nhiệm tạp chí Phật Giáo Mỹ Tricycle. “Tôi không thể nghĩ ra 1 Phật Tử Tây Phương nào mà không biết sư Nhất Hạnh.”
Bây giờ, người Việt đang có cơ hội làm quen lại với HT Nhất Hạnh. Sau khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975, nhà nước CS gom mọi giáo hội Phật Giáo vào một giáo hội do nhà nước kiểm soát, và các vị sư nào không chịu thì sẽ bị quản thúc tại chùa. Các tác phẩm của HT Nhất Hạnh bị nhà nước tịch thu, và sư không có thể xin 1 visa về thăm quê nhà trong gần 30 năm. Sau hơn 1 năm thương thuyết, Hà Nội cho sư và 200 đệ tử trở về trong 4 tháng thăm quê và giảng dạy. (Chính phủ cũng cho 4 sách của sư được in.)
Ngồi trên 1 tấm đệm trong ngôi chùa ngụ tạm, HT Nhất Hạnh không lộ vẻ dao động bởi mọi chú ý mà sư đang gặp. “Tôi biết chúng tôi sẽ bị quan sát bởi nhiều người, ngay cả bởi -- đặc biệt bởi -- công an,” sư nói với TIME. “Nhưng chúng tôi không bận tâm bởi vì chúng tôi tin công an cũng có Phật tánh. Nếu bạn phát ra niềm vui, yêu thương, hiểu biết, hòa bình và bình alng, họ sẽ có thể cảm kích và hưởng lợi từ đó.” Sư nói, sư dự định viếng thăm các nhà sư đang bị giam giữ [hay quản thúc] cũng như thăm các lãnh đạo giáo hội nhà nước, và hy vọng chuyến đi của sư sẽ làm dịu đi thái độ chính phủ đối với tôn giáo.
Đó sẽ còn là 1 bước về trước. Căng thẳng giữa chính phủ và các giáo hội tôn giáo ngoài chính phủ đã lên cao, tới nổi năm ngoái Mỹ đưa VN vào danh sách các nước quan ngại đặc biệt về tự do tôn giáo, cùng với Iran và Bắc Hàn. Các lãnh tụ của Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất, cơ chế mà HT Nhất Hạnh rời bỏ để lập riêng dòng thiền của sư, đã bị quản thúc tại gia hầu hết trong 20 năm qua.
Hồi tháng 11, chính phủ kết án 1 mục sư Tin Lành Mennonite 3 năm tù. Những người Tin Lành ở Tây Nguyên đã chứng kiến các lãnh tụ nhà thờ bị bắt và ít nhất một nhà thờ bị đốt, theo lời Hội Quan Sát Nhân Quyền HRW, nơi phổ biến bản tường trình tuần trước nói là công an lại mới bắt hàng chục nhà truyền giáo. (Hà Nội đã bác bỏ dữ dội các cáo buộc này.)
Nghịch lý chính là chỗ: nhiều triệu tín đồ đã có nhiều tự do hơn để thờ phượng hơn trước giờ -- khi nào họ còn bước vào các giáo hội nhà nước chấp thuận. Các phân tích gia nói là việc Hà Nội bố ráp các Phật Tử và Cơ Đốc Nhân ngoài-vòng không phải là vì lý thuyết vô thần CS, mà chỉ là lo ngại về chính trị. “Không phải chuyện lo sợ chuyện tôn giáo,” theo lời Tiến Sĩ David Koh, chuyên gia về VN tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore. “Đó là nỗi lo sợ tôn giáo bị lợi dụng bởi ngoại nhân để lật đổ chính phủ CSVN.”
HT Nhất Hạnh, với thái độ trầm lặng của 1 thiền sư, nói là sư không lo ngại về chuyện bị lợi dụng như 1 công cụ tuyên truyền. “Có thể như thế lắm,” sư nhìn nhận. “Nhưng cách suy nghĩ của tôi không bị ảnh hưởng bởi các chuyện đó.” Sư nói, mục tiêu của sư là để xua tan đi nỗi lo của chính phủ rằng tình hình Phật Giáo độc lập là một hiểm họa. Sư nói, “Để cho tự do được thành hình, chúng ta nên gỡ bỏ sợ hãi, ngộ nhận và kỳ thị [phân biệt].”
Để xua tan nhiều thập niên nghi ngờ, hẳn là một thách thức lớn, ngay cả đối với một thiền sư.
Nguyên bản Anh văn nhan đề “A Long Journey Home” (Hành Trình Thăm Quê Dài Lâu). Bản dịch toàn văn do VB thực hiện như sau.
Một vị thầy Phật Giáo nổi tiếng ở Tây Phương được cho phép từ nơi lưu vong về quê tạm thời.
Đó là một chuyến hồi hương thích nghi với hoàng gia hay ngôi sao nhạc rock hơn là một nhà sư. Khoảng 1,000 Phật Tử hay nhiều hơn đứng chờ trong buổi sáng lạnh giá ở Phi Trường Nội Bài, Hà Nội, ôm các bó hoa, hát các bài ca, và chen chúc để nhìn rõ hơn.
Đối với nhiều Phật Tử, họ xô đẩy tới hơn: khi HT Nhất Hạnh bước ra khỏi khu vực hải quan, họ vọt tới với sức mạnh làm dạt ra nhiều người và rớt cả dép, mũ, và găng tay của nhiều người khác. “Tôi chạm tới thầy rồi!” lời 1 phụ nữ hô lên, chị này bật ra nước mắt.
Việc nhà sư Thích Nhất Hạnh trở về VN tuần qua đã gợi lên các quan tâm đặc biệt bởi vì quá lâu rồi. Nhà sư 78 tuổi, 1 nhà hoạt động hòa bình nổi tiếng thời Cuộc Chiến VN, bị cấm về nước khi đi nói chuyện ở Hoa Kỳ năm 1966 bởi cả chính phủ VNCH Miền Nam và chính phủ CSVN Miền Bắc. Sống lưu vong ở Pháp, thầy thường xuyên đi Hoa Kỳ, giúp thúc đẩy Mục Sư Martin Luther King Jr. phản chiến, và lãnh đạo một phái đoàn Phật Giáo tới hòa đàm Paris 1969.
Sau cuộc chiến, HT Nhất Hạnh trở thành một thiền sư được kính trọng và là tên tuổi Phật Giáo thứ nhì chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thầy sáng lập 3 tu viện ở Mỹ và 1 ở Pháp, và dạy hàng chục ngàn tín đồ về các khái niệm ông gọi là “Phật giáo nhập thế,” trong đó nhấn mạnh thiền định, hòa bình và công lý xã hội. Số lượng 80 sách đã xuất bản của sư đã bán 1.5 triệu ấn bản. “Ở phương Tây, sư là một biểu tượng,” theo lời James Shaheen, chủ bút và là chủ nhiệm tạp chí Phật Giáo Mỹ Tricycle. “Tôi không thể nghĩ ra 1 Phật Tử Tây Phương nào mà không biết sư Nhất Hạnh.”
Bây giờ, người Việt đang có cơ hội làm quen lại với HT Nhất Hạnh. Sau khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975, nhà nước CS gom mọi giáo hội Phật Giáo vào một giáo hội do nhà nước kiểm soát, và các vị sư nào không chịu thì sẽ bị quản thúc tại chùa. Các tác phẩm của HT Nhất Hạnh bị nhà nước tịch thu, và sư không có thể xin 1 visa về thăm quê nhà trong gần 30 năm. Sau hơn 1 năm thương thuyết, Hà Nội cho sư và 200 đệ tử trở về trong 4 tháng thăm quê và giảng dạy. (Chính phủ cũng cho 4 sách của sư được in.)
Ngồi trên 1 tấm đệm trong ngôi chùa ngụ tạm, HT Nhất Hạnh không lộ vẻ dao động bởi mọi chú ý mà sư đang gặp. “Tôi biết chúng tôi sẽ bị quan sát bởi nhiều người, ngay cả bởi -- đặc biệt bởi -- công an,” sư nói với TIME. “Nhưng chúng tôi không bận tâm bởi vì chúng tôi tin công an cũng có Phật tánh. Nếu bạn phát ra niềm vui, yêu thương, hiểu biết, hòa bình và bình alng, họ sẽ có thể cảm kích và hưởng lợi từ đó.” Sư nói, sư dự định viếng thăm các nhà sư đang bị giam giữ [hay quản thúc] cũng như thăm các lãnh đạo giáo hội nhà nước, và hy vọng chuyến đi của sư sẽ làm dịu đi thái độ chính phủ đối với tôn giáo.
Đó sẽ còn là 1 bước về trước. Căng thẳng giữa chính phủ và các giáo hội tôn giáo ngoài chính phủ đã lên cao, tới nổi năm ngoái Mỹ đưa VN vào danh sách các nước quan ngại đặc biệt về tự do tôn giáo, cùng với Iran và Bắc Hàn. Các lãnh tụ của Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất, cơ chế mà HT Nhất Hạnh rời bỏ để lập riêng dòng thiền của sư, đã bị quản thúc tại gia hầu hết trong 20 năm qua.
Hồi tháng 11, chính phủ kết án 1 mục sư Tin Lành Mennonite 3 năm tù. Những người Tin Lành ở Tây Nguyên đã chứng kiến các lãnh tụ nhà thờ bị bắt và ít nhất một nhà thờ bị đốt, theo lời Hội Quan Sát Nhân Quyền HRW, nơi phổ biến bản tường trình tuần trước nói là công an lại mới bắt hàng chục nhà truyền giáo. (Hà Nội đã bác bỏ dữ dội các cáo buộc này.)
Nghịch lý chính là chỗ: nhiều triệu tín đồ đã có nhiều tự do hơn để thờ phượng hơn trước giờ -- khi nào họ còn bước vào các giáo hội nhà nước chấp thuận. Các phân tích gia nói là việc Hà Nội bố ráp các Phật Tử và Cơ Đốc Nhân ngoài-vòng không phải là vì lý thuyết vô thần CS, mà chỉ là lo ngại về chính trị. “Không phải chuyện lo sợ chuyện tôn giáo,” theo lời Tiến Sĩ David Koh, chuyên gia về VN tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore. “Đó là nỗi lo sợ tôn giáo bị lợi dụng bởi ngoại nhân để lật đổ chính phủ CSVN.”
HT Nhất Hạnh, với thái độ trầm lặng của 1 thiền sư, nói là sư không lo ngại về chuyện bị lợi dụng như 1 công cụ tuyên truyền. “Có thể như thế lắm,” sư nhìn nhận. “Nhưng cách suy nghĩ của tôi không bị ảnh hưởng bởi các chuyện đó.” Sư nói, mục tiêu của sư là để xua tan đi nỗi lo của chính phủ rằng tình hình Phật Giáo độc lập là một hiểm họa. Sư nói, “Để cho tự do được thành hình, chúng ta nên gỡ bỏ sợ hãi, ngộ nhận và kỳ thị [phân biệt].”
Để xua tan nhiều thập niên nghi ngờ, hẳn là một thách thức lớn, ngay cả đối với một thiền sư.
Send comment