Hôm nay,  

Tạp Ghi: Về Việt Nam

22/09/200800:00:00(Xem: 2665)

Những ngày đau khổ sau tháng 4-1975, khi "nếu cột đèn biết đi thì cũng đã ra đi", nên thiên hạ gặp nhau, câu hỏi thăm trước tiên là: "Trong gia đình có ai đi vượt biên không"" Bây giờ cơm no áo ấm rồi, thì câu hỏi lại có phần xoay chiều 180 độ: "Anh chị về Việt Nam mấy lần rồi"" Hèn chi ông Du Tử Lê đã ngâm nga: "Đi với về cùng một nghĩa như nhau!"

Vậy thì người ta về Việt Nam làm gì"

Tết vừa rồi, chính phủ Việt Nam loan báo có hơn 350,000 Việt Kiều (phải hiểu là người Việt ở ngoại quốc) về ăn Tết. Đây là những người đi làm ăn xa, năm hết Tết tới, khăn gói về quê hương thăm bà con, cha mẹ, mồ mả, thắp nén nhang, sum họp với đại gia đình trong mấy ngày Tết. Xong ba ngày Tết, lại khăn gói trở lại nơi làm việc hay chỗ cư ngụ tạm thời của mình. Chẳng thế mà vào những ngày giáp Tết chúng ta thấy quang cảnh ngập người trên các sân ga lớn ở Việt Nam như Saigon, Hà Nội hay các thành phố lớn bên Tàu, cái cảnh dân chúng chầu chực, ăn ngủ ở các sân ga vì phương tiện hỏa xa vẫn là phương tiện di chuyển rẻ tiền nhất. Tết mà không về quê ăn Tết được, đối với người xa quê hương cũng buồn, vì vậy mà mỗi năm nghe câu hát "Xuân này con không về..." cũng chạnh lòng nhớ cố hương.

Ở ngoại quốc kể cả Mỹ, Úc, Tây, Gia Nã Đại, người Việt về quê ăn Tết không đi xe lửa mà  chẳng phải đường thủy, tất cả đều dùng máy bay. Vé máy bay đi Việt Nam vào những dịp Tết Nguyên Đán có khi đắt gấp đôi ngày thường mà người ta vẫn chen chúc và vẫn có tiền đi, mua chậm thì hết vé. Người Việt ở tại các nước phương Tây sau biến cố tháng 4-75 là "định cư", có hẳn quốc tịch, đã trở thành công dân của các nước này rồi, chứ không phải là người đi làm ăn xa, hay trú ngụ tạm thời như những người Việt trong nước hay những người Tàu về ăn Tết ở ngay quê hương của họ. Nhưng đối người Việt tỵ nạn đã bỏ nước, cứ hai người vượt biển, một vùi thây dưới biển sâu, bỏ cửa bỏ nhà quyết chí ra đi, thì mấy danh từ "về Việt Nam ăn Tết" nghe mỉa mai quá chừng!

Không lấy lý do về Việt Nam ăn Tết thì đi du lịch Việt Nam. Người ta muốn kết hợp một vài tuần nghỉ hè với việc thăm viếng bà con xem như những ngày nghỉ hằng năm. Nếu tính tổng số người Việt hải ngoại lấy những ngày nghỉ hằng năm của mình để di du lịch thì có thể nói 75% về Việt Nam với lý do là đi ra nước ngoài trở ngại vì nơi ăn chốn ở, trong khi về Việt Nam lại được nói tiếng nước mình, chi phí mua sắm rẻ và có bà con thân quen. Quý vị cao niên bình thường đi du lịch trong nước Mỹ hay ngoại quốc phải có người hướng dẫn như con cháu hay bạn bè, nhưng nếu về VN thì con cái có thể đưa hay đón ở phi trường là đủ. Theo quy định của chính phủ Hoa Kỳ hiện nay thì những người hưởng trợ cấp xã hội, gọi nôm na là tiền già, được rời nước Mỹ tối đa là 29 ngày. Quý cụ có thể đi VN một năm vài cái 29 ngày hay lỡ đi hơn 30 ngày, bị mất trợ cấp, lúc về Mỹ làm đơn xin hưởng lại cũng không thiệt thòi bao nhiêu.

Ở phần trên tôi chỉ nói chuyện ăn Tết và đi du lịch hay thăm thân nhân. Ở nước Úc vì gần với Việt Nam nên số người về ăn Tết rất cao. Ở thành phố Perth, miền Tây nước Úc bay về Saigon chỉ mất bảy tiếng, chỉ bằng số giờ lái xe tà tà từ Phước Lộc Thọ đi San José, nghe mà ham. Không về ăn Tết, không đi du lịch thì cũng có cả nghìn lý do mà biện bạch. Thăm cha mẹ sắp lâm chung, dời mồ dời mả, bán nhà mua đất còn nghe được, nhưng với những lý do xả tang, dự đám cưới con ông chú, bà bác thì thà nói "đi Việt Nam chơi" còn hơn, còn chơi gì thì tùy ý thích của Quý Vị. Người ta nói con gái VN bây giờ rất đẹp, "anh hoa" sau bao nhiêu năm chiến tranh, chịu đựng bây giờ mới "phát tiết" ra ngoài. Chẳng thế mà lãnh đạo đã mời mọc Việt kiều về thăm quê hương, nơi có con gái đẹp, cũng như đang cố gắng bỏ bạc triệu để đưa cái "duyên dáng VN" ra ngoài để câu khách.

Chỉ vì Việt Nam mở cửa, mở toác hoác mà bao gia đình người Việt ở hải ngoại đã đổ vỡ. Có ông bác sĩ vài lần đi nghiên cứu "địa hình địa vật" Việt Nam, sau khi trở về Mỹ, quyết định đóng cửa phòng mạch, chia đôi tài sản, "theo tiếng gọi của tình yêu" và nhấn mạnh đây mới thật là tình yêu. Có nhiều cụ "trâu già" tom góp tiền Mỹ, theo tiếng gọi của "cỏ non", đã trở lại Hoa kỳ không phải "trên chiếc băng ca" mà trên chiếc xe lăn, chịu đựng nỗi cay đắng khinh khi của vợ con. Thế mạnh hiện nay của Việt Nam là thân thể của người phụ nữ, thứ này đã xuất cảng khá nhiều với giá rẻ nhưng vẫn còn đủ để có ma lực hấp dẫn với giới nam nhi hải ngoại. Hồi xưa đi ra ngoại quốc chơi bời thì gọi là "trả thù dân tộc", bây giờ không biết có ông H.O. nào về trả thù Việt Cộng hay không"

Chúng ta đã biểu tình, chúng ta đã chống Cộng, nhưng chúng ta lại thích về Việt Nam, vì lý do này hay lý do nọ, thì  Cộng Sản không bao giờ sợ. Đừng nghĩ là đi biểu tình thì Cộng Sản chụp ảnh, quay phim làm khó dễ khi về Việt Nam, nếu bị bắt hay bị làm khó dễ thì một đồn mười, ai mà dám về Việt Nam nữa. Cộng đồng chúng ta rất dễ dãi, "chín bỏ làm mười", chống thì cứ chống, về thì cứ về. Ca sĩ Việt Nam qua Mỹ trình diễn với trung tâm nào có lập trường chống Cộng, tôn vinh là cờ VNCH thì về nước y như là bị khai trừ, bị VC chế tài, bị cấm hát. Trái lại ca sĩ hải ngoại cũng về Việt Nam hát xướng, tuyên bố khen ngợi nhà nước Cộng Sản bên đó trở lại hải ngoại cũng không ai tẩy chay, vì chúng ta không có "nhà nước hải ngoại" và chúng ta tự do.

Chúng ta có sức mạnh của đô la mà chúng ta chưa xử dụng hết mười phần công lực của nó. Nhà nước Cộng Sản thương yêu gì đồng bào hải ngoại đã bỏ nước ra đi, họ chỉ yêu đồng tiền của chúng ta như thành ngữ "đồng tiền liền khúc ruột", khúc ruột đó là "khúc ruột ngàn dặm" trong "bài ca con cá". Chúng ta ủng hộ công cuộc đấu tranh dân chủ, ủng hộ Thái Hà, chống Việt Nam dâng đất dâng biển cho Trung Quốc mà vẫn về Việt Nam nườm nượp, vẫn đi qua các phi trường, kẹp tờ $10.00 vào trong pass-port, nở một nụ cười "xã giao" với bọn "công an cửa khẩu".

Chúng ta xử dụng sức mạnh của chúng ta thử một lần, dù là một lần thôi. Tôi không dám đề nghị đồng hương tỵ nạn Cộng Sản đừng về Việt Nam nữa, về thời gian nào cũng được, mà hiệp sức cùng không về Việt Nam trong một tháng thôi, như một ví dụ, đó là tháng 4-2009. Chúng ta đã gọi là "Tháng Tư Đen" vì sao chúng ta lại về Việt Nam trong tháng đó, chúng ta gọi là "mất nước" thì nước đâu nữa mà về" Nếu trong tháng 4-2009, tất cả đồng bào tỵ nạn hải ngoại không về thì chuyện gì sẽ xẩy ra ở Việt Nam" Phi trường vắng vẻ, khách sạn ế khách, hải quan đói meo, hàng quán thưa thớt, mãi lực của Saigon xuống thấp. Điều này có thể ảnh hưởng đến quần chúng lao động của các dịch vụ, nhưng đây là lúc đồng bào trong nước chia xẻ tâm tình hải ngoại và họ đang biết hải ngoại đang muốn gì, chống lại điều gì của đảng Cộng Sản trong nước, tùy theo điều mà chúng ta muốn chống hay muốn tỏ thái độ như việc CS dâng Hoàng Sa cho Tàu, việc Cộng Sản đàn áp các nhà tranh đấu dân chủ hay đây là dịp bày tỏ biểu đồng tình với đồng bào Thiên Chúa giáo Thái Hà.

Hải ngoại không có lãnh đạo, hải ngoại có nơi đoàn kết nhưng cũng có nơi cấu xé nhau, hải ngoại nói và làm không đồng nhất, chúng ta có dám nhìn sự thật như vậy không"

Huy Phương

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.