Hôm nay,  

Thơ Thơ

03/01/200500:00:00(Xem: 5496)
Lạy Mẹ Maria

Viết theo dòng nhạc của tín hữu Nguyễn Quốc Quyền, mừng Giáng Sinh năm 2004

Quỳ nhìn lên Ngôi Ba, kính dâng lời Thiên Chúa,
Xin chứng minh lòng con đây, xin giữ gìn con trong tay.
Mang kiếp lưu đày, giờ con nhìn thấy.

Lạy Mẹ Maria, cúi xin Mẹ ban phước,
Ban phước cho người cưu mang. Qua hết đường đời gian nan
Ai cũng mơ rằng: Về chốn Thiên Đàng

Cầu xin Mẹ thương, con đây kẻ lầm đường
Phong trần bước còn vương...
Giờ con ăn năn,
Tâm hồn con trống vắng. Vâng nhớ mười điều răn...

Cầu xin Mẹ yêu. Chuông vang đổ về chiều.
Trong lòng thấy hiu hiu...
Mẹ nơi phương nao" Nghe hồn con rướm máu"
Con dâng lời kinh cầu...

Lạy Mẹ Maria, sáng như vầng trăng sáng
Ôm Thánh kinh vào tay con, con suốt đời người mang ơn
Dâng hết linh hồn, lạy xin Người đón!

Từ nay con xin vâng, kính yêu Người con khấn:
Đem trái tim vì tha nhân, con tiếc gì mà không dâng"
- Son sắt ân cần! Lòng xiết vui mừng!
- Sung sướng vô ngần! Nhờ thấy Thiên Thần!

Việt Nhi

*

Chuông Khuya

Đêm nay rộn rã tiếng chuông ngân
Nhớ lại năm xưa Chúa xuống trần
Vang tiếng kinh cầu đêm vắng lặng
Khiến lòng lữ khách chợt bâng khuâng

Nghe tiếng chuông ngân lặng lẽ xa
Nhói đau tâm cảm kẻ xa nhà
Bao đêm chuông đã ngân nga đổ
Mà cõi nhân gian vẫn chính tà"

Tiếng chuông văng vẳng giữa đêm thâu
Có lắng giùm cho cuộc bể dâu
Tội Tổ Tông còn hay đã hết
Mà sao nhân thế vẫn thương đau"

Chúa ngự trên cao, tận cõi trời
Bao giờ Người xuống nữa Người ơi
Để cho trần thế đang u ám
Thấy lại hào quang sáng tuyệt vời.

Trần Ngân Tiêu

*

Ngày Tháng Đong Đưa

Còn tôi
ngày tháng đong đưa
Như trời
chợt nắng lại mưa vô chừng
Bây giờ
phố lạ người dưng
Thơ buồn biết mấy
Đan từng sợi không
Xa trôi
một áng mây hồng
Biết đâu
là cuối dòng sông vô thường
Chiều rơi
chút nắng quê hương
Gió se
lạnh rớt mấy đường lá khô
Regen dòng chảy mơ hồ
Ghế băng mòn hẹn
đôi bờ thời không
Đất trời một cõi mênh mông
Riêng người một góc tạm dung cũng đành
Sông nào chẳng lắm khúc quanh
Nửa đời lên thác xuống ghềnh rong rêu
Hoàng hôn xao xác chim kêu
Tưởng chừng chim vịt kêu chiều thiết tha.

Nguyễn Song Anh

*

Đất Trời sao lắm phũ phàng!

Ngày hăm sáu, tháng mười hai, năm hai ngàn lẻ tư
Bốn ngày cuối năm, tính lại còn dư
Một cơn động đất dậy trời, dưới lòng biển cả
Động đất ngay trên đất liền, đã nhiều tai họa
Động đất dưới lòng biển cả, mới tá hỏa tam tinh
Biến thành trận hồng thủy, giận dữ cựa mình
Trào biển động, sóng phủ đầu, tràn ngập
Những vùng ven biển tơi bời, vùi dập
Từ một quốc gia, đến năm bảy quốc gia
Tiếng cứu người, tiếng mất tích, tiếng khóc, tiếng la
Tiếng chết chóc, tiếng kêu thương, tiếng kinh hoàng, bão thổi
Rồi gió, rồi mưa, rồi nghiêng ngửa, cuốn chìm, trôi nổi
Rồi trào dâng, rồi tan nát, rồi nước xoáy, vỡ bờ
Những thắng cảnh, những phố phường ven biển, đẹp như mơ
Giờ như cơn ác mộng, hiện hình, đổ nát
Từ cơn chấn động trùng khơi xuất phát
Sóng triều dâng tràn ngập Sumatra, Nam Dương, Thái Lan
Rồi Mã Lai, Ấn Độ, Tích Lan
Đâu đâu cũng hoảng hốt, kinh hoàng
Đâu đâu cũng nổi trôi, nghiêng ngửa
Nước đổ trút thì còn chi nói nữa
Nước triều dâng thì đứng ngó, tới đâu
Cứ nhìn kia, nước cuốn, trút, phủ đầu
Ôi ngán ngẩm, hỡi những cơn hồng hồng thủy thủy
Biển giận dữ, bạo tàn hơn ác quỷ
Nước há mồm, đói khát hơn ác ma
Không những nuốt con người, mà còn nuốt cả phố sá, cửa nhà
Nuốt tất cả, cuốn trôi vào lòng biển cả
Nuốt không được, thì dập vùi tơi tả
Đổ nát tan tành, thúi rữa tợ thây ma
Trời hỡi trời! Có nghe tiếng kêu la
Đất hỡi đất! Khổ con người quá thế
Buồn trông cửa bể
Chỉ thoáng một hôm
Biển động căm hờn
Đất trời dậy sóng
Biển hỡi biển! Hãy dừng cơn biển động
Triều hỡi triều! Hãy ngưng sóng triều dâng
Con người quá đỗi phong trần
Trất trời quá đỗi, đến ngần thế sao
Thôi cơn sóng cả ba đào
Thôi cơn thịnh nộ, biết bao oán hờn
Còn gì nói nữa thiệt hơn
Tan hoang, đổ nát, sóng cồn đẩy đưa
Còn gì nói nữa nắng mưa
Nhân gian khốn khổ, hay chưa hở trời
Thương thay, vật đổi sao dời!
Thương thay, khốn khổ cuộc đời trần gian!
Đất trời sao lắm phũ phàng!!!

Mặc Giang (Ngày 27-12-2004)

*

Tiếng Gọi

Tổ Quốc là cha
Quê Hương là mẹ
Từ ruột máu sinh ra
Đức ông bà để lại

Tôi thành người nghĩa mẹ công cha
Lớn dần lên, dẫu mái nhà rơm rạ
Nắng hạ lời ru
Ôm mẹ ngủ, thơm thơm mùi bưởi đắng

Mồ hôi cha, đưa tôi vào xa lạ
Với trăng sao, ruộng lúa, sông dài
Trong chiến hào, tôi mơ làm Thánh Gióng
Nghe chim quốc vọng về
Đêm khuya càng rạo rực
Mắt mơ màng, say lúa ngã màu trăng

Tổ quốc lâm nguy
Thất phu hữu trách
Theo gương cha, tiếng gọi sơn hà
Xin phép mẹ, con đi
Thiết tha hồn tổ quốc
Xây quê hương, trả nghĩa lại ông bà

Bên gốc khế em chờ
Giây trầu nắng rọi
Long lanh màu mắt nhỏ gái vườn quê
Anh đỏ mặt
Nhìn buồng cau thèn thẹn
Vẫy chào em
Gió rơi sương, mấy hạt dính bàn tay
Như cả môi em, lẫn cả nét thân gầy
In trọn vẹn trong tay anh nắm chặt

Anh đi nhé
Hẹn em ngày trở lại
Bóng cờ bay
Tổ quốc gọi em ơi
Hương tóc em, bay theo mùi thơm lạ
Quyện hương dừa, xa mấy cũng không quên
Trước mộ ông bà
Tôi dừng chân lại
Hiên ngang thề:
Con cháu của Rồng Tiên.

Lan Cao

*

Đôi Mắt Đêm Giáng Sinh

Giáng sinh em đi dự lễ
Gió đùa làn tóc em bay
Em nép vào vai áo mẹ:
"Mẹ ơi, sao lạnh thế này!""

Nhìn em, xuýt xoa mẹ bảo
"Trời ơi, tội nghiệp con chưa!"
Rồi choàng thêm cho chiếc áo
Em cười, mắt biếc sao thưa...

Thánh ca thiêng từng nốt nhạc
Giữa bầu không khí trang nghiêm
Long lanh một đôi mắt sáng
Nhìn em đăm đắm, dịu hiền

Em chợt thấy lòng rộn rã
Nở trăm ngàn nụ bâng khuâng
Niềm vui từ đôi mắt lạ
Cho em đôi cánh thiên thần!

Em bay, bay không biết mỏi
Từng vùng trời lạ thơm hương
Bỗng đâu lời kinh sám hối
Đưa em về lại giáo đường

Nhìn Chúa nằm trong máng cỏ
Cơ hàn nhất cõi trần gian
Mong thức lòng người tỉnh ngộ
Dừng tay độc ác, tham tàn!

Em chắp đôi tay khấn nguyện
Bình an về với mọi người
Quê xa không còn tai biến
Em cùng... người ấy nên đôi...

Chợt nhận ra chàng bên cạnh
Hân hoan hé nửa môi cười
Mắt chàng nhìn em ý nhị
Làm em mắc cỡ quá trời!

Đường về xôn xao chi lạ
Lung linh vạn ánh nến hồng
"Mẹ ơi, áo đây con trả...
Lòng con ấm giữa mùa Đông!"

Song Châu Diễm Ngọc Nhân

*

Vạch Lá Tìm Thu

Vạch lá tìm thu tìm kỷ niệm
Một thời gươm súng trộn vào thơ
Và con mắt hỏa châu là bạn
Đến với chinh nhân chẳng hẹn giờ

Cơn gió thu về mát xứ xa
Mang theo bóng dáng một thu nhà
Xưa nơi khu chiến, chiều, vươn cổ
Ngóng bước quân hành vội vã qua

Một cõi rừng già khu chiến xưa
Đã thành thác lũ lụt mùa mưa
Tay tham giấu lửa tìm thiêu đốt
Hỏa táng rừng thu chẳng đắp mồ

Đây nắng thu vàng trải thảm hoa
Nhạo cười hình ảnh mới thu nhà
Y trang diêm dúa, hồn vay mượn
Xuống phố, đêm, đèn liếm thịt da

Vạch lá vàng thu tìm kỷ vật
Hữu hình đã mất với ngày xanh
Còn chăng hình ảnh chiều thu đó
Ai đã ngập ngừng vẫy gọi “Anh”

Rồi nhặt lá thu ta đối chiếu
Số tình thư giấu một tình thơ
Tình thư nay đã thành tro bụi
Giòng chữ câu thề cũng bụi tro

Còn chút tình thơ là kỷ vật
Vô hình vô giá, vượt thời gian
Bao nhiêu mùa lá thu rơi rụng
Kỷ vật, em còn giữ được chăng"

Lưu Thái Dzo

*

Nói Láo Có Môn Bài

Cô Gia tôi viết bài này để kính tặng ông Ngô Nhân Dụng, tác giả bài “Hai loại người nói láo” (SGT số 391, ngày 23.12.04). Đọc bài trên được biết bà Tôn Nữ Thị Ninh (là học sinh trung học thời VNCH và được cho đi du học) hiện là đại biểu quốc hội Việt cộng, trong chuyến đi Mỹ để “giải độc” cho Việt cộng, khi nói chuyện ở San Diego, (Cô Gia ghi thêm: Faculty Club thuộc Đại Học UCSD, ngày 17.12.04) y thị đã nói “Nhà nước với Đảng như một đại gia đình, là anh em một nhà, có gì thì vui vẻ bảo nhau chứ không cần tranh luận”. Trong phần cuối của bài viết, ông Ngô Nhân Dụng đã kết luận: ”... thấy những người có ăn học mà không có liêm sỉ thì thật đáng buồn”.

Cha mẹ sinh ra có “biệt tài”,
Mụ Ninh nói láo quả là hay.


Thi môn bịa chuyện, nường ăn đứt,
Tranh giải đặt điều, ả đoạt ngay.
Do đó xừ Lương(*) ban chứng chỉ,
Thế nên khứa Khải (*) cấp môn bài.
Hành nghề nói láo thay cho Đảng,
Liêm sỉ gì đâu cái mụ này!

Cô Gia

(*) Trần Đức Lương, Phan Văn Khải

*

Bài Thơ Cho Em, Cô Dâu Xứ Lạ

(Gởi đến những người con gái Việt Nam vô cùng tội nghiệp)

Em có buồn không, chiều nay mưa xám
Mưa phủ đường mây, kín nẻo chân trời
Chân trời đó, có má hồng nắng rám
Có bến sông xanh bên lở, bên bồi
Có mái nhà xưa, đơn sơ, khiêm tốn
Nằm dưới rặng dừa, gốc mận, hàng tre
Có bữa cơm chiều, thiếu khoai, thiếu sắn
Nhưng đủ mẹ cha, thân quyến, bạn bè
Có cội mai già, nụ xanh tháng Chạp
Nở vàng hoa vào đúng phút giao thừa
Mẹ thắp nhang, khói như lòng, tan tác
Cầu cho em, đất lạ, chuyến đò mưa. .
Và có những chiều thằng Ba, con Bốn
Nhớ thương em, ra ngõ đứng mong chờ
Ba tiều tụy trên luống cày, nhát cuốc
Xót em lạc loài, đất khách bơ vơ
Em có buồn không, cô dâu xứ lạ"
Ngôn ngữ nước người ngọng nghịu đầu môi...
Chồng bên cạnh nhưng lòng xa nhau quá
Đêm trắng, ngày đen, cay đắng, dập vùi!
Em, đã đủ!! Kià, môi khô, mặt tái
Chân tay em nứt nẻ vết thương đời
Kià, thể xác héo hon vì oan trái
Kià, tinh thần hoảng loạn cánh hoa rơi!!!
Hiên nhà cũ, mẹ vẫn nhìn mây trắng
Mây rong chơi, chim én khóc trong lồng
Mẹ lau vội lệ buồn trên hố mắt
Gọi tên em hoài, em có nghe không"""

Ngô Minh Hằng

*

Hồng Trần

Đông về nắn bút ngỏ lời than
Nợ nước ai kia cứ chẳng màng
Thương xót anh hùng lâm ngục tối
Chán chê nghịch tử lụy cầu sang
Tha hương đứt ruột, tâm không nản
Viễn xứ bền gan, chí ngập tràn
Dấn bước người ơi dù vất vả
Hồng trần thử thách tiếng còn vang.

Phạm Hoài Việt

*

Chờ Chết

Lá bài dân tộc tẩy lộ rồi
Phải nên tự hối chớ tiếp chơi
Nghị Quyết Ba Sáu không là thuốc
Bệnh nặng nhân hòa khó cầm hơi
Ngoại đây đánh tiếng nào ngăn ngại
Cờ Vàng nở rộ được phục hồi
Nội kia xa lánh dân ta oán
Trong ngoài tung hợp sức bằng trời.
Nguyễn Quang Minh
Nhớ Quên
Này em trời chửa vào thu
Mà sao vàng cả tâm tư vì buồn!
Trời không chớp bể mưa nguồn,
Mà sao u ám phủ trùm chân mây
Chung lòng còn được những ai"
Kể từ chung lối những ngày oan khiên
Còn ai trong nỗi nhớ quên
Vẫn nghe nặng trĩu ưu phiền tháng Tư"

Trần Ngân Tiêu

*


Thương đời hoa

(Cảm tác bài thơ "Này Em Hỡi" của Joseph Kiên Trung-SGT-391 và thân tặng Chiến hữu Lê Minh Phó để tìm niềm giao cảm trong tha thứ)

Thương biết mấy, một loài hoa ngộ độc
Nở trái mùa, hiu hắt cả sắc hương
Lỡ u mê, quên mất cõi thiên đường
Để lẫn lộn chánh, tà chung một cõi

Thật đáng tiếc, Hoa sai đường lạc lối
Không gian buồn, lầm lũi kiếp thương vay
Đếm thời gian bên những giọt lệ cay
Mùa xuân hỡi, có còn chăng giấc mộng

Đi về đâu giữa khung trời gió lộng
Mãi lênh đênh không thấy được bến bờ
Về bên Tề, tằm đã hết nhả tơ
Trở lại Sở, chịu cảnh đời khinh miệt

Biến đi thôi, hỡi vòng giây oan nghiệt
Cho Hoa tìm được một cõi yên bình
Gẫm sự đời, vá lại mảnh hồn trinh
Ngồi trang điểm, tấm hình hài héo úa

Thôi! vĩnh biệt, bầy Cáo, Hồ hoang dữ
Lắng tâm hồn, trải rộng hết tâm tư
Mượn mõ, kinh, trau chuốt một vần thơ
Tìm giác ngộ, níu xuân hồng trở lại

Phạm thanh Phương

*

Lời trối trăng của một người cha

Kính tặng thân phụ của một loài hoa. Tặng anh Lê Minh Phó và thi sĩ Joseph Kiên Trung.

Trong cuộc đời lang thang dâu bể,
Ôm trong lòng những nỗi bi thương,
Của quê hương, đất nước, phố phường
Cha vẫn luôn hướng về phía trước,
Cùng tấm lòng tin tưởng ở con tôi...
Ôi người con, cha đã ấp ủ
Và tin con khi con khóc tiếng chào đời
Một niềm tin sáng soi sự thật,
Một niềm tin chắp cánh bay cao...

Cha đã đặt tên con,
Tên một loài hoa qúy,
Ngan ngát hương bay trên đất nước mình
Như cổ tích nghìn năm tinh túy hóa hương trầm
Như vạn năm anh hùng hóa chim Hồng Lạc Việt
Cha ấp ủ cho con một niềm mơ ước,
Dù ở đâu, con vẫn ngát hương hoa
Dù khi nào, con vẫn bước theo cha.
Như hướng dương vĩnh viễn đi theo ánh mặt trời
Như dòng sông đầy ắp phù sa mãi mãi trôi về biển
Như tấm lòng cha mãi mãi ấp ủ Cờ Vàng của tổ quốc.

Trong những tháng năm dài u tối
Của quê hương, đất nước, con người,
Vẫn tấm lòng son, cha gìn giữ,
Cùng tổ quốc, cha vẫn trung thành,
Và mai sau, trên đôi cánh thời gian
Con có đi khắp mọi miền nơi đất lạ,
Vẫn tự hào khi nghĩ đến một người cha,
Vẫn tự hào khi nghĩ đến một loài hoa.

Hôm nay, trong lòng đất lạnh,
Thân thể này đã thối rữa
Thịt da này đã nát tan
Nhưng vong linh cha vẫn còn đây mãi mãi
Để mãi mãi xót xa khi con bước lạc đường"""...

Giang Châu

*

Gởi những khỉ con

Ngươi chỉ là con khỉ dại khờ
Được chồn dậy dỗ lúc ban sơ
Âm thầm tu luyện thành ma xó
Xuất động giương oai phá cuộc cờ
Khoác áo chính nhân hù mặt mẹt
Giả danh cọp giấy dọa tay mơ
Này! Này! Ta bảo cho ngươi biết!
Khỉ vuốt râu hùm sẽ xụi lơ!!!

Lâm Hoài Vũ

*

Bắc Chõ Nghe Hơi

Bắc chõ nghe hơi! Tội nghiệp thay!
Ta nên tha thứ lũ ngu này:
Sủa hùa ngứa mõm đâm trơ mặt
Cắn bậy ghê răng hóa dại mày
Lúc trẻ ăn phân nghe xúi bậy
Khi già mất nết thích thày lay
Mong rằng chúng gặp người khuyên bảo
Sẽ nhận chân ra các bực thầy

Quỷ Trào Phúng

*

Giả Vờ

Hơn 60,000 cô gái Việt lấy chồng Đài Loan, chịu thảm cảnh bất hạnh khi lấy phải các ông chồng già hoặc tật bệnh. Có người phải phục vụ tình dục cho cả nhà ba thế hệ xài chung. Họ bị ngược đãi chà đạp nhân phẩm và đối xử như nô lệ. Có người bị đánh đập, bị bỏ đói, bị tống ra đường. Có người lết được tới Sứ Quán VC ở Đài Loan kêu cứu nhưng nhân viên Sứ Quán vờ không nghe và dịch vụ buôn gái qua Đài Loan vẫn tiếp tục do các quan chức VC điều hành. Nay xin viết mấy dòng thô lậu...

Nhà Nước cho Tàu tuyển gái tơ
Lựa như lựa cá giữa Thành Hồ
Chệt già "Cụ Rể" tay run rẩy
Óc bệnh "Tân Lang" mắt trõm lơ
Đóng phí rước dâu vài triệu Bạc
Chi tiền mua vợ mấy trăm Đô
Quê chồng gặp họa nàng kêu cứu
Nhà Nước bịt tai cứ giả vờ.

TamThang3

*

Xin Hỏi

Quê hương ngưng chiến đã lâu rồi
Sao vẫn đói nghèo mãi bạn ơi"
Gởi đến nước ngoài "lao động tốt"
Bán ra ngoại quốc gái xuân tươi
Coi thường luật pháp, quan tham nhũng
Xem nhẹ nhân dân, cậu hiếp người
Chẳng lẽ lương tâm ta đã chết
Để phường phản loạn hại quê tôi"""!!!

Phan Hoài Nam

*

Nếu Đứa Nam Man Hay Sớm...

Kính họa vận bài “Làm người thất tín, ai tin cà"” của Cô Gia đại gia trong mục “Thơ Thẩn Mà Chơi” (SGT số 391) nói về hội Đồng Thành Phố Fairfield thất tín trong việc hứa cho treo cờ vàng ba sọc đỏ vĩnh viễn ở Cabra Vale Park.

Sự việc treo cờ của chúng ta,
Vô cùng chính đáng thiệt kia mà.
Cư dân họ rất là mê lắm,
Chánh khách ai đều cũng nể ha.
Ngặt cái thằng Liêu theo phá mãi,
Buồn là mợ “đốc” cứ ngăn à"
Việc này nếu bác cho hay sớm,
Chắc chắn em đâu chịu nhịn cà.

*

Đứa Nam Man Lầm

Tớ vẫn lầm “ông bé hạt tiêu”,
Thành ra bị hố cũng hơi nhiều.
Đâu dè bác tựa loài muông thú,
Mới biết ông như hạng cú diều.
Đã dám đâm sau lưng chiến sĩ,
Còn toan quậy trước mặt đồng liêu.
Hôm qua chứng kiến ngay phiên họp,
Bác chẳng hơn gì mấy lão nhiêu.

*

Chống Cộng Bằng Mồm

Chống Cộng mà theo kiểu mấy ông,
Chèn ơi, biết tới lúc nào xong.
Đã không chịu đến cùng đoàn thể,
Mà chẳng thèm lo với cộng đồng.
Muốn kiếm vài “quan” ra nhận việc,
Cần tìm ít “xếp” để phân công.
Thì “quan” và “xếp” đều lo né,
Chỉ nói cho suông lỗ miệng không.

Tớ biết nhiều cha... rất “bí zì”,
Nằm nhà úm vợ cứ đều chi.
Đã “meo”, đã “phét” không thèm đọc,
Từng thỉnh, từng mời chẳng chịu đi.
Khiến những đồng hương ta chán nản,
Mần cho Việt Cộng nó khinh khi.
Càng ngày càng lúc càng thao túng,
Nó chẳng coi em ra thá gì.

Nam Man nực lắm chớ sao không,
Nực nhất là nghe thấy cộng đồng.
Đến lúc này mà còn những đứa,
Ngay khi ấy vẫn có nhiều ông.
Không nhìn thấy được điều nguy hiểm,
Chẳng nhận ra ngay sự bại vong.
Miệng cứ om xòm la chống Cộng,
Không thèm chịu góp sức ra công.

Nam Man

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.