Hôm nay,  

Imf Và Việt Nam

20/04/200400:00:00(Xem: 6581)
Chương trình viện trợ của IMF cho Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo đã bị IMF chấm dứt kể từ hôm 13 vừa qua, dù Hà Nội dùng chưa tới nửa ngân khoản dự trù. Vì sao"
Dưới đây là cuộc trao đổi giữa đài RFA với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về lý do của sự kiện đặc biệt ấy.

Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, vì sao tuần qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, gọi tắt là IMF, lại kết thúc chương trình viện trợ để thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo cho Việt Nam"
-- Thực ra, đây là một quyết định không bất ngờ vì được dự trù từ lâu. Trong khuôn khổ chương trình viện trợ ba năm, từ năm 2001 đến nay, nhằm “yểm trợ tăng trưởng và xóa giảm nghèo đói”, thì đến tháng Sáu năm 2002, nghĩa là một năm hai tháng sau khi quyết định viện trợ, IMF đã ngưng tháo khoán tiền viện trợ. Lý do là Hà Nội không tôn trọng một số cam kết về thông tin liên hệ đến Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng trung ương.

Hỏi: Trước khi tìm hiểu về vấn đề ấy, xin ông trình bày sơ lược về quỹ IMF.
-- Đây là định chế tài chính quốc tế thành lập đúng 60 năm trước, ngay sau Thế chiến II, nhằm giúp các nước hội viên ổn định tình hình kinh tế tài chính hầu tránh khủng hoảng, vốn cũng là nguyên nhân sâu xa của Thế chiến II. Miền Nam Việt Nam là hội viên của IMF từ tháng Chín năm 1956, tức là một tháng trước khi có bản Hiến pháp thành lập ra Đệ nhất Cộng Hòa. Sau khi Việt Nam Cộng Hòa bị diệt vong, chế độ mới đã mất một khoảng thời gian khá lâu để tìm hiểu và gia nhập bằng cách thừa kế vị trí của Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng, phải đợi tới sau cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến việc đổi mới, Việt Nam mới được IMF viện trợ, và việc viện trợ còn bị gián đoạn nhiều lần.

Hỏi: Xin ông nói về các loại viện trợ của IMF trước khi trình bày vì sao có sự gián đoạn.
-- Quỹ IMF được lập ra cùng lúc với Ngân hàng Thế giới, nghĩa là World Bank. Nếu World Bank thiên về viện trợ phát triển cho các nước nghèo, qua tín dụng nhẹ lãi cho các dự án đầu tư nhiều loại khác nhau, thì IMF thiên về việc yểm trợ các nước hội viên giữ được quân bình kinh tế, tức là ổn định được vật giá hầu đảm bảo tốc độ tăng trưởng khả quan và vững bền. Hai định chế này trực tiếp hợp tác cùng nhau khi cần viện trợ cho các nước. Về cụ thể thì IMF chú ý đến bốn lĩnh vực là thứ nhất đà tăng trưởng sản xuất so với dân số; thứ hai là địa hạt tiền tệ và qua đó là hệ thống tài chính ngân hàng; thứ ba là địa hạt tài chính công, nghĩa là quân bình công chi thu ngân sách; và thứ tư là lĩnh vực trao đổi với bên ngoài, qua đó là chính sách mậu dịch và hối đoái. Từ bốn lĩnh vực đáng quan tâm đó, IMF có thể viện trợ bằng hai hình thức. Thứ nhất là viện trợ kỹ thuật và kiến thức, qua thông tin và huấn luyện cho các hội viên thiếu khả năng quản lý, thứ hai là viện trợ tài chính cho các hội viên cấp thời cần tiền giải quyết những vấn đề về cơ cấu. Như vậy, chỉ có các quốc gia bị khủng hoảng thì mới cần đến viện trợ tài chính của IMF. Khi gia nhập IMF, các thành viên đóng góp một số tiền và căn cứ trên số tiền đó cùng với nhu cầu cấp thiết mà xin được vay lại, gọi là “quyền trích xuất đặc biệt” hay SDR. Hà Nội được viện trợ đến tối đa của quyền đó mà đều dùng không hết và ba lần việc viện trợ bị kết thúc. Lần thứ nhất vào tháng 11 năm 1994, một năm sau khi bắt đầu được viện trợ. Lần thứ hai là tháng 11 năm 1997; lần thứ ba là tuần qua, khi mới nhận có 42,8% của quyền trích xuất SDR.

Hỏi: Bây giờ xin ông cho biết lý do thực tế của việc kết thúc chương trình viện trợ này.
-- Quỹ IMF là một tổ chức quốc tế phải hợp tác với chính quyền các nước theo lối văn minh với ngôn từ ngoại giao cho nên khi có chuyện không vui, họ cũng trình bày rất lịch sự mà ta nên hiểu ra. Ngày sáu tháng Tư năm 2001, IMF cho Hà Nội vay 290 SDR, khi đó bằng 370 triệu đô la, ngày nay bằng khoảng 425 triệu, với lãi suất hạ là có 0,5%, thời gian hoàn trái là hơn 10 năm, thời gian ân hạn là năm năm rưỡi, tức là vay rồi đến hơn năm năm sau mới bằt đầu trả lại vốn, trước đó chỉ trả tiền lời có nửa phần trăm một năm. Mục tiêu viện trợ ưu đãi như vậy là để giúp Việt Nam cải cách cơ chế kinh tế cho tự do thông thoáng hơn, hầu yểm trợ nỗ lực xóa đói giảm nghèo cho người dân và đảm bảo một đà tăng trưởng khả quan lâu bền. Nhưng, y như lần viện trợ trước, được cam kết vào tháng 11 năm 1994 và bị hủy ba năm sau, Hà Nội vẫn trì hoãn việc cải tổ đã cam kết, cho nên từ tháng Sáu năm 2002, IMF chấm dứt giải ngân phần còn lại và đến hết thời hạn là ngày 12 tháng Tư vừa qua, họ thông báo là chương trình viện trợ này hết hiệu lực kể từ ngày 13. Lý do được nêu ra trong bản thông cáo chung là đôi bên không đạt nhất trí về các biện pháp khiến Hà Nội đáp ứng chính sách chung của IMF về thể thức kế toán và giám định kế toán, hay kiểm toán, của Ngân hàng Nhà nước. Nói vắn tắt, IMF muốn các thành viên vay vốn của mình phải công khai hóa và tiêu chuẩn hóa sổ sách kế toán của hệ thống ngân hàng trung ương nhưng Hà Nội không chịu.

Hỏi: Thiết tưởng rằng khi mình đi vay thì chủ nợ cũng hỏi mình về tình hình chi thu chứ, cho nên yêu cầu của IMF cũng có sự hợp lý. Thế vì sao Hà Nội lại không chấp hành"
-- Chẳng những không chấp hành mà giới hữu trách ở Hà Nội còn nói cho dư luận ở nhà là IMF “đột ngột” đòi điều kiện vi phạm khuôn khổ luật lệ của Việt Nam. Điều này rõ là sai vì IMF đã nêu vấn đề từ năm kia; tháng Giêng năm ngoái họ còn đề nghị lịch trình giải quyết đi cùng viện trợ kỹ thuật về kiểm toán cho Việt Nam mà bị Hà Nội từ chối. Lý do từ chối có thể là thứ nhất, phản ứng bảo mật thâm căn cố đế của những người quen sống trong thời chiến coi việc gì cũng là đấu tranh, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù nên muốn giấu tất cả. Lý do thứ hai có thể là vì kế toán của định chế quan trọng như Ngân hàng Nhà nước cũng thuộc loại thiếu khả tín, đến người có trách nhiệm còn chưa rõ hư thực ra sao. Lý do thứ ba là tinh thần độc lập đặt sau chỗ, tức là mặc cảm tự ti pha lẫn tự tôn, nên khi nào cũng phải từ chối đã, nhằm giữ thể diện, sau đó thì cũng phải học theo nếp văn minh mà làm ăn công khai minh bạch hơn. Trước đây, Hà Nội đã từng từ chối công khai hóa ngân sách quốc gia và sau rồi cũng đành chấp thuận với vài ba điều kiện linh tinh khác để che mắt bên ngoài. Hôm kia, đến cuối tuần, Hà Nội có lẽ đã tìm ra giải pháp gỡ thể diện là kế toán của Ngân hàng Nhà nước sẽ được giám định bởi công ty kiểm toán Việt Nam, nhưng dưới sự giúp đỡ kỹ thuật của IMF để theo sát với tiêu chuẩn quốc tế.

Hỏi: Mà vì sao IMF đặc biệt đòi minh bạch hóa kế toán của cơ quan nhà nước như vậy"
-- Quy cách của IMF thực ra không đổi, nhưng họ tiếp thu bài học khủng hoảng Đông Á năm 1997-1998 nên muốn đề phòng khủng hoảng bằng cách minh bạch hóa hệ thống thông tin cho xác thực, nhất là thông tin từ lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ và tư bản tài chính. Chẳng những cần dữ kiện mà chất lượng của nguồn tin còn phải khả tín, theo tiêu chuẩn được các xứ văn minh áp dụng. Một thí dụ là trong địa hạt tín dụng, đến kỳ hạn, các ngân hàng không thu được nợ thì cải danh loại nợ ngắn hạn thành dài hạn hơn là trương mục nợ chưa trả vẫn không thấy bút ghi loại trễ hạn, loại có vấn đề và có thể bị mất. Trường hợp này có xảy ra cho các ngân hàng Trung Quốc và Việt Nam. Vì vậy, phải có sổ sách hẳn hoi và sổ sách đó còn phải được giám định cho trung thực hơn.

Hỏi: Cho đến nay, IMF đánh giá thế nào về việc cải cách kinh tế tại Việt Nam"
-- Theo lối người lớn thông thường dành cho trẻ hờn và bướng, là xoa đầu khen ngoan đã, sau đó là lời khuyến cáo với hứa hẹn tưởng thưởng nếu chịu khó chấp hành. Viên chức IMF hàng năm vẫn qua Việt Nam kiểm điểm tình hình kinh tế và trở về lập phúc trình báo cáo rồi trở qua trao đổi với giới hữu trách ở Hà Nội về nhận xét của họ, với một số đề nghị về những gì nên xúc tiến, những gì cần cải tiến, những gì cần trợ giúp. Trên một số phương diện, tình hình kinh tế của Việt Nam có khá hơn so với trước đây, như có tăng trưởng và quân bình vĩ mô vững hơn xưa, lạm phát giảm, bội chi ngân sách thấp, chính sách ngoại hối đủ linh động. Nhưng, cũng như Ngân hàng Thế giới và nhiều tổ chức viện trợ khác của quốc tế, IMF có nêu vấn đề để Hà Nội quan tâm và cải sửa. Báo chí của nhà nước Hà Nội thì chỉ trình bày phần đầu và lấp lửng bỏ qua phần khuyến cáo nên dư luận có khi không hiểu vì sao lại có chuyện kết thúc một chương trình viện trợ như vừa qua.

Hỏi: Câu hỏi cuối, thưa ông, IMF đã khuyến cáo Hà Nội những gì"
-- Xuyên qua nhiều báo cáo của IMF, người ta có thể tổng lược như sau về những điều đã được đề nghị cho Hà Nội. Về cơ cấu kinh tế nói chung, IMF nhắc Hà Nội là ngân sách quốc gia lệ thuộc quá nhiều vào ba nguồn thu chính là từ lĩnh vực dầu khí, thuế mậu dịch, tức là hải quan, và phần đóng góp của doanh nghiệp nhà nước. Căn bản tính thuế và khả năng hành thu của Việt Nam còn quá hẹp, quá thấp. Tức là chính quyền không mạnh vì sức thâm nhập và tiếp cận với kinh tế còn quá nông, quá mỏng. Khi Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới và chấp nhận tự do mậu dịch thì các nguồn thu đó sẽ giảm. Thứ hai, Hà Nội phải chuyển dần chế độ sở hữu lẫn quyết định kinh tế từ nhà nước ra tư nhân nhưng còn quá chậm. Tư doanh chưa được giải phóng, môi trường đầu tư và kinh doanh chưa được khai thông cho hấp dẫn và hữu hiệu hơn, cải cách doanh nghiệp và ngân hàng của nhà nước còn bị trì hoãn. Nói chung, vì sự chậm trễ trong cải tổ mà kinh tế Việt Nam chưa có sức cạnh tranh đáng kể và sẽ bị giao động một khi mở cửa hội nhập với thế giới. Đấy là tổng hợp ngắn gọn về những khuyến cáo liên tục của IMF cho Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.