Hôm nay,  

Truyền Thuyết Cây Thông Trong Mùa Giáng Sinh

12/12/200400:00:00(Xem: 5487)
Cây thông được trang trí bằng đèn màu rực rỡ và các loại đồ chơi thu nhỏ đủ màu sắc, đủ cỡ là biểu tượng của niềm vui và tin lành trong mùa Giáng Sinh nên còn được gọi là cây Nô-en. Trước đây, người ta vẫn thường sử dụng cả cây anh đào, cây sồi, và các loại cây khác để làm "Christmas Tree" và dùng những ngọn nến nhỏ để thắp sáng cây vào những đêm Giáng Sinh lạnh giá. Ý tưởng sử dụng đèn điện thay thế cho những ngọn nến li ti này được Edward Johnson, người phụ tá của nhà khoa học Thomas Edison, cha đẻ của đèn điện, thực hiện lần đầu tiên vào năm 1882, nhưng mãi đến năm 1890, đèn điện trang trí cho cây Nô-en mới xuất hiện trên thị trường.
Giáng Sinh và Cây Nô-en truyền thống từ bao giờ đã đi vào trái tim hân hoan của hằng triệu người nhưng ít ai tự hỏi tại sao chúng ta lại trang trí cây Nô-en" Truyền thuyết kể lại rằng vào thế kỷ thứ 7, một vị tăng đồ của vùng Crediton thuộc tỉnh Devonshire ở Anh Quốc, đến nước Đức để truyền giảng về Lời Chúa. Ở Đức, vị tăng đồ này đã đi nhiều nơi và rao giảng Tin Lành cho rất nhiều người, nhưng đặc biệt ông dành nhiều thời gian cho dân chúng vùng Thuringia và nơi này đã trở thành cái nôi của nền công nghiệp trang trí của mùa Giáng Sinh. Tại đây, vị tăng lữ đã sử dụng hình dáng ba cạnh của cây linh sam, loại cây xanh có lá hình kim mọc ở các chồi non, để mô tả Chúa Ba Ngôi hợp nhất của một Cha, Con và Thánh Thần. Bắt đầu từ đấy, những người cải đạo sang Thiên Chúa Giáo bày tỏ lòng sùng kính của họ bằng cách nhận cây linh sam là biểu tượng của Thiên Chúa. Trước đó, người dân Đức, nhất là cư dân vùng Thuringia rất tôn sùng cây sồi và xem loại cây này là một loại cây có liên hệ đến truyền tích thần thánh. Người dân sinh sống ở trung tâm Châu Âu mãi đến thế kỷ thứ 12 sau Thiên Chúa Giáng Sinh vẫn theo tập tục treo ngược cây Nô-en trên trần nhà vào dịp lễ Giáng Sinh và xem đấy là biểu tượng của Cơ Đốc Giáo.
Nhưng phải đợi đến 300 năm sau cây thông Giáng Sinh được trang trí được đặt ở nơi công cộng, lần đầu tiên tại thành phố Riga của Latvia. Theo truyền thuyết kể lại, chính thánh Martin Luther vào đầu thế kỷ thứ 16 là người đầu tiên đã trang trí cây Nô-en bằng những ngọn nến nhỏ, để giải thích cho trẻ em những ngôi sao trên bầu trời đêm lấp lánh như thế nào. Và hơn nửa thế kỷ sau cây Giáng Sinh mới được người dân đem từ sân Nhà Thờ đến bày bán ở các phố chợ ở Đức. Thời kỳ này đã khởi đầu cho nền công nghiệp đồ trang trí cây Nô-en. Ở các lễ hội Đức, người ta bắt đầu bày bán đủ mọi thứ, từ quà tặng, thức ăn, những vật dụng chuyên dụng như dao gọt để mài sắc các lưỡi dao dùng để đẽo các con ngỗng gỗ trang trí trên cây Nô-en và quanh nhà vào dịp Giáng Sinh. Các ông thợ bánh mì thì trổ tài làm những ổ bánh mật hoặc bánh quy có vị gừng cay để ganh đua với những tay tiểu thủ công khéo léo cung cấp đủ loại đồ chơi kỷ niệm nhỏ xiú bằng sáp. Người dân đi chợ ngày hội để xem và chọn những ổ bánh đặc biệt cho những ngày nghỉ cuối năm và mua những món quà nhỏ ngộ nghĩnh về treo trên những cành thông thơm trưng bày ở nhà.

Truyền thuyết về cây thông Giáng Sinh vừa mang màu sắc tôn kính vừa mang tính thực tế của đời thường mà vẫn truyền đạt được đầy đủ những truyền thống của nếp sinh hoạt của từng dân tộc ở khắp nơi trên thế giới. Cây Nô-en không chỉ là biểu tượng riêng của người dân Đức hay Châu âu dù nơi đây là điểm khởi đầu của biểu tượng này. Truyền thống sử dụng cây Nô-en như biểu tượng của mùa Ban Ơn và Hồng Ân ngày nay rất phổ biến và chung nhất ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tại Gia Nã Đại, khi những người Đức đầu tiên đặt chân lên vùng đất băng giá này từ biên giới Hoa Kỳ vào những năm đầu thế kỷ thứ 18, họ cũng mang theo đủ mọi thứ để trang trí cho cây Giáng Sinh y như chúng ta thưởng thức ngày nay. Khi ông Hoàng Albert, người gốc Đức, chồng của nữ hoàng Victoria, dựng cây Nô-en đầu tiên bên ngoài lâu đài Windsor vào năm 1848, cây Giáng Sinh đã trở thành một truyền thống chung cho cả ba quốc gia Anh Quốc, Hoa Kỳ và Gia Nã Đại.
Ở những nơi khi mùa Giáng Sinh đến không rơi vào mùa đông như nước Ba Tây, Nam Mỹ, người ta vẫn dựng lên những cây thông vào mùa hè và kết lên đó những miếng bông nhỏ, trắng phau để biểu tượng cho tuyết rơi. Ở đảo quốc Phi Luật Tân vì cây thông tươi rất mắc, phần lớn người dân xứ này sử dụng các nhành cây khô hay cây thông giấy để trang trí và bày tỏ lòng thành kính cùng chia xẻ niềm vui với nhau trong mùa Giáng Sinh. Ở Trung Quốc, tuy chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ người Trung Quốc đón mừng lễ Giáng Sinh, nhưng cây Nô-en vẫn xuất hiện đó đây trong nhà, ngoài ngõ và ở nơi công cộng như nhà thờ và hội thánh. Khi những ngọn gió động lạnh se sắt thổi vào lục địa mênh mông cổ kính này, những cái chuông nhỏ, những giải giấy gắn đồ trang kim và hoa lá cùng những chiếc đèn lồng theo nhau rung rinh trong gió và người Hoa gọi cây Giáng Sinh là cây đèn treo (trees of light).
Ở Hoa Kỳ, cây Giáng Sinh thực sự là một sản phẩm rất Mỹ (all-American Product) vì loại cây linh sam được trồng ở khắp 50 tiểu bang của Hoa Kỳ, ngay cả ở Alaska và Hawaii. Còn lại phần lớn các cây Nô-en nhân tạo được sản xuất và mang vào Mỹ từ các nước khác ở Châu Á như Triều Tiên, Đài Loan hay Hồng Kông. Ngành công nghiệp cây Nô-en tươi ở Hoa Kỳ hằng năm do khoảng 15 ngàn nhà nuôi trồng chuyên nghiệp cung cấp, cung cấp hơn 100 ngàn công nhân làm việc trọn và bán thời gian quanh năm. Để có được một cây thông cao 6 feet, 1m7 tính theo thước Tây, phải mất đến 15 năm, và thường nhà nuôi trồng thu hoạch thông để bán ra thị trường trong nước và thế giới ở độ 7 hay 8 tuổi. Oregon đứng đầu danh sách các tiểu bang ở Hoa kỳ về trồng và thu hoạch cây linh sam có chất lượng tốt nhất và số lượng cao nhất. Các thứ tự xếp hạng tiếp theo dành cho Wisconsin, Pennsylvania, California, và North Carolina. Hằng năm, trung bình Oregon sản xuất được từ 8 đến 8 triệu rưỡi cây linh sam dùng để trang trí trong mùa Giáng Sinh. Công nghiệp cây thông cho Christmas mang về cho Oregon 151 triệu mỹ kim như trong năm 2001. Diện tích đất dùng để trồng loại cây công nghiệp này lên đến 50,970 mẫu tây.
Oregon, ôi Oregon của những người tiên phong, tiểu bang của những khám phá và kỳ tích, với mọi chiều không gian, ở mọi góc độ và ngõ ngách, bàn tay và sức sống như mạnh mẽ lạ thường ở vùng đất chẳng giống như những vùng đất khác. Khi gió đông thổi về, mưa thay vì tuyết trắng lất phất khắp phố phường. Người tha phương trong đêm khẽ nhích cao cổ áo, rụt sâu đầu tìm hơi ấm dưới lớp áo khoác nhẹ trơn khi thả hồn đi lang thang trong đêm Giáng Sinh giữa phố vắng kín đèn, hay lúc rảo bước trên đoạn đường đồi thấp thoáng đây đó. Tôi thấy mình như đang ở đâu đó trong sương chiều Đà Lạt, trên phố vắng Sài Gòn, và giữa th ành nội Huế xưa khi bước đi trong cơn mưa chiều nay ở Portland.
(Hạ Miên - Mùa Giáng Sinh 2004)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.