Hôm nay,  

Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam ’04: Cinefest Việt Nam Ở Hoa Kỳ

06/12/200400:00:00(Xem: 5467)
(Rockville, MD-VATV) Năm nay, dân làng vùng thủ đô được thưởng thức một kỳ đại hội điện ảnh Việt Nam rất phong phú. Vài tuần trước, mọi người đã co ro, hồi hộp, run sợ trong cuốn phim "Oan Hồn" của Victor Vũ. Tuần này, vào lúc 6 giờ 30 chiều thứ Bẩy, mùng 4 tháng 12, 2004, đồng bào lại được thưởng thức phần hai của Đai Hội Điện Ảnh Việt Nam 2004 qua một loạt phim ngắn tại thính phòng Shady Grove thuộc chi nhánh đại học Maryland do Hội Văn Hóa và Khoa Học Việt Nam tổ chức cùng sự hỗ trợ của chương trình Vietnamese American TV.
Với chủ đề "Spotlight on Vietnamese American Cinema" nhằm mục đích giới thiệu tài năng của những nhà đạo diễn trẻ người Mỹ gốc Việt. Kỳ này, chương trình được chú trọng tới hai khía cạnh khác trong ngành phim ảnh. Phần đầu của buổi trình diễn phối hợp ba đoạn phim hoạt họa ngắn do nhà đạo diễn Nguyễn Kiến Tuấn cung cấp. "Sự Tích Quả Dưa Hấu" trong mầu sắc rực rỡ, tươi vui đem lại nét giải trí lành mạnh với ngụ ý đạo đức sâu xa cùng mang lại nét hào hứng cho khán giả đủ mọi lớp tuổi. "The Nguyen Bunch" được sử dụng với loại thể hoạt họa pha thêm một chút khôi hài, tạo cho người xem chút nụ cười nhẹ nhõm. Có thể nói, "Dear Dairy" tạo cho tôi một ấn tượng rất mạnh mẽ. Không hình ảnh, không tiếng nói, chỉ là những dòng chữ biểu lộ tính kỳ thị, chỉ trích, gây khích động mạnh cho người xem. Điều đó khiến chúng ta nhận thấy tác dụng mạnh mẽ của chữ khi chúng ta dùng những từ ngữ cực đoan, gây tổn thương tinh thần cho người khác.
Qua đoạn phim tường thuật lại cuộc hành trình của Tuấn Nguyễn cùng các anh chị Hưng Ca tại Thụy Sĩ để tưởng niệm 50 năm ngày chia đôi đất nước Việt Nam, chúng ta được nhắc nhở lại quãng thời gian đau thương 50 năm trước và 30 năm qua trong hai cuộc di tản lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đối với Tuấn Nguyễn, Hiệp Định Geneve 1954 hoàn toàn là một điểm mơ hồ cho tới khi anh thực sự được tham gia và chung sống với Nhóm Hưng Ca trong 2 tuần lễ tại Geneve. Để thực hiện được phần phim tài liệu này, anh đã tốn rất nhiều thì giờ học hỏi thêm về Hiệp Định Geneve trước khi lên đường sang Geneve và tiếp tục tìm hiểu sau khi về nước. Với một người trưởng thành tại Mỹ, cuộc hành trình này đã giúp anh mở rộng kiến thức về lịch sử Việt Nam. Anh cho biết cơ hội được tham gia và thâu thập tài liệu lịch sử này là niềm hân hạnh và món quà quí giá nhất đối với anh.
Tuấn cùng gia đình rời Việt Nam năm anh chỉ mới 2 tuổi. Người thanh niên trẻ 27 tuổi đời này là một trong những nhà làm phim trẻ người Mỹ gốc Việt, một phong trào anh tặng cho biệt danh là "Sự Phục Hư ng cho Nền Điện Ảnh Việt Nam" ("Vietnamese Renaissance"). Tuấn theo học tại Đại Học Maryland qua bộ môn "Imaging and Digital Arts". Anh cũng đã du học tại Ý để học hỏi thêm về nghệ thuật hội họa cổ điển. Sau khi ra trường, anh thành lập Tunahead Productions. Từ những đề án về hội họa, anh dần dần chuyển sang nghệ thuật dùng phim ảnh để sáng tác. Tuấn hiện đang hợp tác với VATV và dự định phát hành một bộ phim hoạt họa dựa trên những truyện thần tiên, cổ tích Việt Nam.
Phần trình bày kế tiếp là cuộn phim tài liệu dài 82 phút của đạo diễn Cường Simon Phan với tựa đề "Tiếng Mẹ Trên Đất Cha". Với chính tôi, vấn đề "con lai' không gì xa lạ. Khi còn ở Việt Nam trước 1975, tôi đã nhìn thấy cảnh những "đứa con lai" trong xóm bị chọc ghẹo, xỉ vả. Tôi đã nhìn thấy những sự bất công mà họ phải gánh chịu. Khi ngồi trong thính phòng xem lại những hình ảnh kia, nghe lại lời thố lộ của họ, những hất hủi, chê bai, trêu ghẹo, khiến cặp mắt tôi hơi cay. Cái danh từ "Con Lai" hay "Amerasian" như đã gán cho họ một cái gì đó thừa thãi, ngoài xã hội. Họ chỉ là những cặn bã của xã hội, không ai đoái hoài. Khi nhắc tới, tạo một cảm giác như một mụt nhọn loen lở, hay một cái gai chướng mắt. Họ đã và đang gặp khó khăn tại Việt Nam, nhưng đối với số người sang Mỹ, cái vết thương lòng đó vẫn chưa lành hẳn. Bởi vì khi sang Mỹ, họ lại gặp phải vấn đề ngôn ngữ. Khi còn ở Việt Nam, đã không được ăn học bình thường, đừng nói chi cơ hội học Anh ngữ. Tuy nhiên, dựa trên những cuộc phỏng vấn, đa số cảm thấy may mắn đã được sang vùng đất mới tự do, có đời sống thoải mái hơn, có tương lai cho thế hệ sau của họ. Điều đáng kính phục là một số rất cố gắng. Từ một người gần như mù chữ, họ đã vươn lên học xong bậc trung học, đại học; có người ban đầu sống nhờ trợ giúp của chính phủ, dần dà cũng đều có công ăn việc làm. Tuy sanh sống trên vùng đất mà phân nửa dòng máu của họ gọi là quê hương, phân nửa dòng máu kia vẫn còn mong nhớ đến người mẹ đã một thời khổ sở vì bị xã hội phế thải.

Cường Simon Phan cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1975; lúc ấy anh chi mới 10 tuổi. Trong ký ức ấu thơ, anh nhớ một lần gặp một cô bé bất hạnh tóc vàng, mắt xanh. Thời ấy, anh không hiểu tại sao cô bé ấy không được đối đãi tử tế. 25 năm sau, anh trở về Việt Nam và trông thấy một cô gái tóc vàng đang bán bún ngoài chợ. Từ đó, như có một tiếng nói vô hình, thúc đẩy anh làm một việc mà có lẽ trong tiềm thức anh đã hằng mong muốn có cơ hội thực hiện. Đó là khởi điểm của cuốn phim này. Cũng cuốn phim đã giúp anh đạt được văn bằng Cao Học về "Film and Video" tại California Institute of the Arts khi anh đệ trình luận án của anh qua cuốn phim này. Cường Simon Phan hiện đang giảng dạy về mỹ thuật và sản xuất video tại St John's University thuộc thành phố Collegeville, Minnesota. Với Cường, việc dùng nghệ thuật phim ảnh là một món đồ nghề hữu hiệu để anh có thể áp dụng những giá trị triết lý và đạo lý mà anh đã học hỏi được trong 4 năm đầu tại đại học. Và từ đó, anh có thể tiến xa trong công tác tranh đấu cho vấn đề "Con Lai".
Sau phần trình chiếu các đoạn phim hoạt họa và tài liệu là diễn đàn bàn thảo về chủ đề "Con Lai và Cuộc Hành Trình của họ" với 4 diễn giả là đạo diễn Cường Simon Phan, Thu-Hiền Lâm, Padraic Collins, và Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng. Cả hai Lâm Thu-Hiền và Padraic Collins đền mang hai dòng máu Mỹ Việt. Năm cô 3 tuổi, mẹ ruột của Thu-Hiền lo sợ cô sẽ không có tương lai vì cô mang dòng máu lai da đen. Cô rời Việt Nam năm 1973 và được một gia đình quân nhân Mỹ nhận nuôi. Năm 1997, cô trở lại Việt Nam để tìm mẹ và may mắn tìm thấy trọn gia đình. Khi trở về Mỹ, cô sáng lập hội "The Lamb"--với chữ "Lam" là họ của mẹ cô--để giúp đỡ các trẻ em con lai trên thế giới. Từ đó cô được mời xuất hiện trên nhiều diễn đàn trên khắp thề giới. Năm 2000, cô hoàn tất bằng Cao Học về "Organizational Dynamics" tại American University và được đặc nhiệm vào Pi Alpa Alpha thuộc Hội National Honor Society của School of Public Affairs.
Padraic Collins, tên Việt là Nguyễn Quốc Vũ, rời Việt Nam theo chương trình "Baby Lift Operation". Năm 7 tuổi, mẹ anh đưa anh và một người em trai vào viện mồ côi Holt tại Sài Gòn. Người em trai, Nguyễn Vui, mang chứng bệnh sán lải trầm trọng, có thể nguy hại đến tánh mạng nếu không có thuốc chữa. Hai anh em Vũ được gia đình ông bà Robert & Nora Collins nhận nuôi và sanh sống tại Albany, New York. Vũ cho biết anh rất may mắn có được bố mẹ nuôi tốt và yêu thương anh. Nhưng anh vẫn mong mỏi được gặp mẹ ruột. Từ năm 1986, anh khởi đầu đi tìm mẹ. Nhờ Hồng Thập Tự quốc tế, năm 1991, anh tìm được mẹ ruột, bà Nguyễn Thị Hội hiện cư ngụ tại Đà Nẵng.
Đối với Padraic/Vũ và Thu-Hiền, việc tham gia các công cuộc hỗ trợ Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng trong việc tái lập cuộc vận động yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ ban chuẩn bằng quốc tịch tự động cho các con lai đã và đang định cư tại Mỹ là một điều cần phải hợp tác. Vừa rồi, chính phủ Hoa Kỳ đã đồng ý mở sổ tiến hành việc xem xét giấy tờ, đệ đơn của những con lai còn kẹt tại Việt Nam. Chương trình này đã bị đình hoãn vì biến cố 911. Sau 1975, ước lượng có khoảng 45,000 trẻ con lai ra đời. Đa số bị bỏ bê trong cuộc sống nghèo nàn, không được ăn học. Theo Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, có khoảng 23% trong số những người "Con Lai" này không hề được đến trường; 63% chưa học hết bậc tiểu học. Dựa theo thống kê, tính đến nay đã có khoảng 26,000 người con lai đã được sang định cư tại Mỹ. 4 phần trăm tìm được cha, nhưng chỉ độ phân nửa con số ấy được đoàn tựu với cha đẻ của mình. Điều đáng buồn là khi chính phủ Hoa Kỳ phê chuẩn cho diện "Con Lai' được nhập cảnh vào năm 1991, thì hàng ngàn người không họ hàng thân thiết chi cả với "đám con lai" đã từng bị bỏ bê, khinh rẻ, dùng tiền bạc để mua chuộc xưng họ hầu có thể được sang Mỹ. Thế thì cả đời những người "Con Lai" này chỉ là công cụ cho những kẻ có tiền, ham danh lợi mặc sức dẵm lên.
(Lê Thùy Lan tường thuật tại Shady Grove Auditorium, Rockville)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.