Hôm nay,  

Đạo Diễn Trẻ Lê Văn Kiệt Và Phim "bụi Đời"

06/11/200900:00:00(Xem: 9814)

Đạo Diễn Trẻ Lê Văn Kiệt Và Phim "Bụi Đời"

Trong vài năm trở lại đây, tại hải ngoại, khán giả mê phim đã được thưởng thức nhiều cuốn phim độc đáo và mang nhiều ý nghĩa, chẳng hạn như Ba mùa, Rồng Xanh, Ngày Giỗ, Oan Hồn, Vượt Sóng…Tất cả những cuốn phim này đã được cộng đồng người Việt hải ngọai đón nhận nồng nhiệt.
Hơn thế nữa, đa số còn đọat giải cao ở các cuộc liên hoan phim ảnh thế giới. Những đạo diễn của các cuốn phim này đều là những khuôn mặt trẻ người Mỹ gốc Việt, thuộc thế hệ di dân thứ hai ở Mỹ và lớn lên tại Hoa Kỳ. Mặc dù có trở ngại về tiếng mẹ đẻ, nhưng khi dựng phim, đã truyền tải được tất cả cái hồn và bản sắc riêng của người Việt Nam vào trong phim của mình.
Một điểm chung là các cuốn phim này đều khai thác từ khía cảnh chiến tranh hay hòan cảnh xã hội hiện nay ở Việt Nam, hoặc trong các trại tị nạn năm xưa… Riêng có một cuốn phim, hiện đang được chuẩn bị thật kỹ lưỡng về mọi mặt để đem đi tranh giải, xoáy vào mâu thuẫn của giới trẻ Việt Nam tại Hoa Kỳ và cha mẹ.
Ðạo diễn Lê Văn Kiệt
Đó là cuốn phim Bụi Đời của một đạo diễn rất trẻ và có cái tên rất mộc mạc, Lê Văn Kiệt. Quí vị vừa nghe một trích đọan ngắn từ cuốn phim Bụi Đời của đạo diễn Lê Văn Kiệt.
Theo lời anh, cuốn phim này nói về trở ngại và thử thách của những gia đình Việt Nam đến định cư tại Hoa kỳ, và điều đặc biệt nhất là sự khác biệt giữa hai nền văn hóa đã làm cho cha mẹ và con cái nảy sinh nhiều mối bất hòa…con cái bỏ nhà ra đi, tham gia vào băng đảng, cha mẹ đau khổ và cuối cùng, gia đình tan nát.
Chuyến vượt trùng dương sóng gió
Vào tháng 8 năm 1980, trên chiếc thuyền mỏng manh vượt trùng dương, có một cậu bé mới lên hai, trong vòng tay ôm chặt của bà mẹ, chỉ còn thoi thóp thở, trên thuyền, không một ai nghĩ nó có thể sống sót được khi sóng gió đang ầm ầm nổi lên giữa cơn bão.
Chiếc thuyền như chiếc lá chơi vơi giữa biển cả mênh mông, nhào lên trụt xuống để cố gắng chống chọi với những đợt sóng dâng cao như muốn ấn chìm con thuyền xuống lòng đại dương. Cuối cùng, trải qua 5 ngày lênh đênh đói khát trên biển cả, chiếc thuyền đã cập vào bến Mã Lai, và cậu bé từ từ hồi tỉnh như một phép lạ nhiệm màu.
Sau đó, cậu và cha mẹ được đưa vào trại tị nạn Pula Bidong, rồi một năm sau, định cư tại miền Nam California. 25 năm sau, không ai ngờ rằng, cậu bé đó lại trở thành một cố vấn đặc biệt, đặc trách về sáng tạo, của hãng sản xuất phim nổi tiếng NIPPON Harold, nơi đã tung ra bộ phim nổi tiếng The Lord of the Ring, mà chính anh là một trong những người đã quyết định sản xuất phim này.
Tâm sự về những ngày khởi đầu
Từ thành phố Orange County, bang California, anh Lê Văn Kiệt tâm sự về những ngày khởi đầu của mình
Bố mẹ em cũng không muốn em học cái gì về nghệ thuật, hay là những cái gì mà không có chắc ăn cho cái tương lai của mình. Em thất là thường thường bố mẹ tụi em thường khuyên mình học bác sĩ, kỹ sư hay là những cái gì có tiền để nuôi gia đình. Khi em học nghề phim này là học về viết truyện.
“Cái cơ hội em được học về phim, học những cái gì về computer điện tử ít lắm. Em cũng không nghĩ đến cái gì mà làm về nghệ thuật. Sống ở Mỹ này mà, chung quanh người Việt Nam thì nhiều, tại vì em ở Orange County là xứ nhiều Việt Nam nhất ở trong nước Mỹ này.
Bố mẹ em cũng không muốn em học cái gì về nghệ thuật, hay là những cái gì mà không có chắc ăn cho cái tương lai của mình. Em thất là thường thường bố mẹ tụi em thường khuyên mình học bác sĩ, kỹ sư hay là những cái gì có tiền để nuôi gia đình. Khi em học nghề phim này là học về viết truyện.”
Question: Vậy sau khi anh chuyển sang học về điện ảnh thì anh có cho gia đình biết không"
Lê Văn Kiệt: Dạ không, em cũng không cho cha mẹ em biết, lúc ấy, cha mẹ em chỉ nghĩ rằng em học về English….
Sinh viên Việt Nam duy nhất
Trong các hồ sơ nộp đơn theo học ngành điện ảnh và truyền hình tại trường đại học nổi tiếng Univerisity of Calirfonia năm 2002, thì chỉ có Lê Văn Kiệt là sinh viên Việt Nam duy nhất được nhà trường cho học bổng tòan phần trên tổng số 30 sinh viên trên toàn thế giới. Sau khi tốt nghiệp, Lê Văn Kiệt đã đọat giải phim ngắn xuất sắc với cuốn “The Silence” mà xin tạm dịch là Sự Im Lặng.
Rồi ngay khi rời ghế nhà trường, anh được hãng Nippon Harold tại Los Angeles, bang California nhận vào làm việc ngay với vai trò cố vấn đặc biệt, đặc trách về sáng tạo. Mặc dù rất bận rộn với công việc, nhưng vào những ngày cuối tuần, Lê Văn Kiệt vẫn dành thời gian về thăm nhà tại vùng Orange County, nơi gia đình anh có một cửa tiệm buôn bán nhỏ, và cũng là nơi anh đã trải qua thời niên thiếu.
Ý nghĩa của “Bụi Ðời”


Chứng kiến hoàn cảnh thực tế của những gia đình Việt Nam đến định cư tại đây, có con cái tham gia vào băng đảng hay bị lôi cuốn vào những tệ nạn xã hội, anh đã viết một kịch bản phim, dựa trên những câu chuyện có thật của những gia đình này rồi dựng phim do chính tay anh đạo diễn. Đó là cuốn phim có tựa Dust of Life, xin tạm dịch là Bụi Đời. Khi hỏi anh lý do tại sao lại lấy tên là Bụi Đời, anh cho biết
Bụi đời có hai ý nghĩa: một là những người con lai, những người homeless…còn ở Mỹ này, bọn trẻ tụi em hiểu bụi đời là đời mình không có gì hết...
Bụi đời có hai ý nghĩa: một là những người con lai, những người homeless…còn ở Mỹ này, bọn trẻ tụi em hiểu bụi đời là đời mình không có gì hết… Thưa quí vị và các bạn, cũng theo lời anh, trong phim Bụi Đời, anh chú trọng đến một sản phẩm mà chiến tranh đã tạo ra cho nó, đó là những người Mỹ gốc Việt, nạn nhân của cuộc chiến tranh Việt Nam, và điều đặc biệt là mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái của họ,những thế hệ trẻ Việt Nam lớn lên ở Hoa Kỳ, chỉ vì sự khác biệt giữa hai lối giáo dục, sống giữa hai nền văn hóa, để rồi có những gia đình đi đến chỗ tan cửa nát nhà.
Vì phim được kết hợp từ những câu chuyện có thật, nên thay vì tìm những tài tử chuyên nghiệp, anh lại đi tìm những người chưa bao giờ đóng phim, nhưng đã có kinh nghiệm bản thân, đã trải qua những hoàn cảnh tương tự để thể hiện vai trò của những nhân vật trong phim.
Nội dung phim
Được biết, trong phim này, có tới 60 vai diễn và chỉ qui tụ một số ít các diễn viên Mỹ gốc Việt. Các diễn viên còn lại đều chưa bao giờ có kinh nghiệm diễn xuất.
Tụi mình giống như trong một nhà thôi, cùng một băng với nhau, cùng ăn cùng ngủ với nhau, chia xẻ ngọt bùi đắng cay với nhau, cùng chỏang nhau với bọn chúng. Tụi mình cùng giống nhau ở chỗ là khi đến cái xứ sở lạ hoắc này ngay từ lúc không nói được tiếng nào của cái thứ ngôn ngữ quái đản này, đã từng bị tụi nó khi dễ, còn có thằng rủa tụi mình là đồ ngu, có đứa còn bảo tụi mình là cút về nước mày đi…
“Tụi mình giống như trong một nhà thôi, cùng một băng với nhau, cùng ăn cùng ngủ với nhau, chia xẻ ngọt bùi đắng cay với nhau, cùng chỏang nhau với bọn chúng. Tụi mình cùng giống nhau ở chỗ là khi đến cái xứ sở lạ hoắc này ngay từ lúc không nói được tiếng nào của cái thứ ngôn ngữ quái đản này, đã từng bị tụi nó khi dễ, còn có thằng rủa tụi mình là đồ ngu, có đứa còn bảo tụi mình là cút về nước mày đi… Nhưng may quá, hai đứa mình đã gặp nhau, bọc lót cho nhau.. mày cũng biết rồi, tao chỉ có mày là bạn mà thôi...
Quí vị vừa nghe lời tâm sự của nhân vật Johny Võ với người bạn thân của mình trong phim Bụi Đời do Gia Minh chuyển âm. Trong phim, Johny Võ là một học sinh của một trường trung học, có người anh tham gia vào băng đảng rồi bị bắn chết.
Tại trường, Johny đụng chạm với những học sinh bản xứ, cộng thêm những sự khác biệt giữa nền giáo dục Đông và Tây, cô đơn và lạc lõng, cuối cùng gặp những người bạn Việt Nam và cũng theo vết chân của người anh mình: tham gia băng đảng…
Trong phim, không hẳn chỉ có Johny mà còn nhiều em khác, mỗi một hòan cảnh đều có những đắng cay khác nhau, nhưng tựu trung lại, đều chung một điểm: đó là niềm khắc khoải của thế hệ trẻ, sinh ra hay lớn lên tại Hoa Kỳ, hàng ngày phải va chạm giữa hai nền văn hóa khác biệt… mà các bậc làm cha mẹ khó có thể cảm thông được.
Tâm sự của người đạo diễn trẻ
Cũng được biết rằng cuốn phim này sẽ được chiếu giới thiệu vòng quanh nước Mỹ ở các thành phố lớn và các trường đại học. Trở lại với đạo diễn trẻ Lê Văn Kiệt, khi hỏi anh nguyên nhân nào đã thôi thúc anh thực hiện cuốn phim về đề tài này, anh cho biết
Thì giống như em đó, có rất nhiều người như em, lớn lên ở bên Mỹ, không biết tiếng Việt được, không ăn đồ ăn Việt nhiều, hay ăn đồ ăn Mỹ nhưng cho dù như thế nào chăng nữa bọn em bao giờ cũng vẫn là người Việt Nam , dù ở bất cứ nơi nào đi chăng nữa, bọn em bao giờ cũng là người Việt Nam…
Thì giống như em đó, có rất nhiều người như em, lớn lên ở bên Mỹ, không biết tiếng Việt được, không ăn đồ ăn Việt nhiều, hay ăn đồ ăn Mỹ nhưng cho dù như thế nào chăng nữa bọn em bao giờ cũng vẫn là người Việt Nam , dù ở bất cứ nơi nào đi chăng nữa, bọn em bao giờ cũng là người Việt Nam…
Và thưa quí vị và các bạn, vì trở ngại về ngôn ngữ, nên khi muốn diễn tả một tâm tư rõ hơn, Lê Văn Kiệt bắt buộc phải dùng đến tiếng Anh, và chuyển dịch như sau:
Quá khứ của chúng ta luôn còn đó, quá khứ luôn đuổi theo chúng ta. Cho dù chúng ta có cố tình bỏ hay cố quên nó đi chăng nữa, quá khứ luôn là một phần đời của chúng ta và ảnh hưởng lên đời sống của chúng ta.
Bụi Đời
Phim của đạo diễn Lê-Văn Kiệt
Ra Mắt Thứ Sáu Ngày 06 Tháng 11 Năm 2009
Tại Star Performing Arts Center, Fountain Valley
Đêm Ra Mắt Gây Quỹ Cho Hội Ung Thư Việt Mỹ (Vietnamese American Cancer Foundation – VACF) và Project MotiVATe (Chương Trình Cố Vấn Thanh Thiếu Niên Mỹ Gốc Việt)
*  Và chiếu thường xuyên mỗi ngày từ Thứ Bảy 7 tháng 11 năm 2009

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.