Hôm nay,  

Tạp Ghi: Tháng Năm, Nhớ Những Linh Hồn Uổng Tử

17/05/200900:00:00(Xem: 3802)

Tạp ghi: Tháng Năm, Nhớ Những Linh Hồn Uổng Tử – Huy Phương

Những ngày bị tập trung ra vùng Việt Bắc, trong thời gian đi “lao động” qua những xóm làng, tôi có dịp dừng lại đôi phút nơi các ngôi nhà của dân. Trong làng trừ những nhà kho hay chuồng heo của hợp tác xã nông nghiệp được xây bằng gạch, còn lại những ngôi nhà của dân, chỗ ăn chỗ ngủ, nhà bếp đều nghèo nàn, rách nát. Chỗ duy nhất trong gian nhà gợi sự chú ý của chúng tôi nhất là bàn thờ ngay giữa gian nhà , nơi có màu sắc đỏ chóe, tương phản với màu xám xịt của vách đất, mái rạ. Trên bàn thờ không có bát nhang hay chân đèn mà chỉ có một bức ảnh “bác” đã ố vàng trong chiếc khung gỗ, chung quanh là những bằng liệt sĩ màu đỏ, hoặc được đóng khung, hoặc được treo trang trọng trên vách. Ít có nhà nào vắng bằng liệt sĩ, sự đóng góp xương máu cho công cuộc “giải phóng miền Nam”, sự an ủi cho đời sống nghèo đói, tăm tối, vô vọng.
Từ sau hiệp định Geneve, Bắc Việt đã chuẩn bị tiến hành cuộc chiến  thôn tính miền Nam, bằng cách gài lại một số cán bộ cao cấp trong các thành phần chính quyền, tôn giáo và đảng phái của miền Nam. Đối với những binh sĩ và cán bộ tập kết ra Bắc dưới sự kiểm soát của Ủy Ban Quốc Tế Đình Chiến, thì họ được chỉ thị kết hôn, cố gắng để lại những bào thai, là sợi giây liên lạc cho một ngày nào đó họ trở lại để “giải phóng”miền Nam. Sau đó, quân đội miền Bắc được huy động xâm nhập vào miền Nam trong một cuộc chiến “trường kỳ”. Theo nguồn tin AFP, con số báo  cáo của chính phủ cộng sản đưa ra lần đầu tiên, vào ngày 5 tháng 5 năm 1995, trong 21 năm phát động cuộc chiến tranh, quân đội cộng sản miền Bắc đã tổn thất 1,1 triệu người và có 600,000 bộ đội bị thương. Theo một nguồn tin khác về phía Hoa Kỳ, quân đội VNCH mất 220,000 người và con số bị thương là 1 triệu 170 nghìn người. Xin chú ý đến con số bị thương của Miền Bắc chỉ bằng hơn 1/2 số người chết, trong khi miền Nam số người bị thương cao gấp 5 lần số người chết. Con số này cho chúng ta thấy, “bộ đội” Cộng Sản rất ít thương binh. Một phần Việt Cộng  xâm nhập miền Nam xa hậu phương, một mặt phát triển chiến thuật du kích, Việt Cộng không có phương tiện và thời gian đem thương binh về mật khu hay những vùng an toàn. Thương binh không tự di chuyển được có thể đã bị “xử lý” ngay tại chỗ, vì việc di chuyển, bôn tập khó khăn cũng như không muốn thương binh lọt vào tay quân đội VNCH để có thể tiết lộ những tin tình báo nguy hiểm cho họ.
Khẩu hiệu “sinh Bắc tử Nam” không cho miền Bắc có được hình ảnh “ngày trở về anh bước lê trên quãng đường đê” nữa, mà tất cả đều đã nằm lại mặt trận với cái chết bằng cách này hay cách khác, có khi một vài năm sau gia đình mới nhận được tin báo tử cùng với cái bằng liệt sĩ dùng để trang trí trên bàn thờ. Sau chiến tranh, cộng sản Việt Nam muốn xoa dịu nỗi đau của những gia đình  đã đi theo tiếng gọi của chủ nghĩa, bỏ mình trên chiến trường, đã tốn phí xây dựng nhiều “nghĩa trang liệt sĩ” cùng khắp, quận huyện, làng xã. Các nghĩa trang này xây dựng rất quy mô, có diện tích lớn rộng, với tháp cao, tường gạch vây bọc, ở trong san sát các mộ phần xây bằng xi măng, trang trí lòe loẹt và phần lớn có chủ ý xây dựng ở hai bên quốc lộ để người qua đường hay khách du lịch phải chú ý đến chính sách “tổ quốc ghi công” những anh hùng đã chết và để cho đảng khỏi mang tiếng vong ân bội nghiã.


Nhưng với một quân đội không có thương binh thì liệu với những người chết trận, xương cốt của họ còn đâu để mang về chôn cất trong những khu đất trang trọng, tốn phí này, nếu không là xương trâu xương bò thì cũng với những chiếc quan đầy đất cát với những tấm bia mộ mang hai chữ Vô Danh.
Một người bạn trẻ về thăm Việt Nam đã cho tôi biết cảm tưởng khi anh vào thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, dù trong khung cảnh hoang phế vẫn có một điều gì đó thiêng liêng bao trùm mà anh tự cảm nhận được, vì dưới vùng đất kia, còn có những nắm xương tàn của những người lính miền Nam. Trái lại nơi  những “nghĩa trang liệt sĩ VC” hình như vôi gạch xếp hàng ngang hàng dọc vô hồn giả dối, không nói lên được một điều gì cả.
Trong những vùng đất miền Bắc, không có nhà nào là không có mất mát, nhưng không có nhà nào có được nấm mồ để thăm viếng, có một bát nhang để thờ cúng. Một triệu thanh niên miền Bắc đã phơi xác trên đường Trường Sơn, trong những địa đạo, hầm hố, cánh rừng với lý tưởng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Chiến thắng toàn vẹn vào ngày 30 tháng 4-1975 có an ủi được linh hồn những thanh niên miền Bắc đã nằm xuống, có làm cho gia đình họ nghĩ rằng cái chết của con cái họ đã được đền bù và sự hy sinh, mất mát ấy có ý nghĩa gì cho đất nước không" Khi cánh cửa miền Nam được mở rộng cho người miền Bắc được chiêm ngưỡng cuộc sống ở đây, họ thấy miền đất này không có gì cần phải giải phóng. Và họ cũng nhận thấy rằng, không phải trong những ngày cuối tháng 4- 1975, trong cơn hốt hoảng mà người miền Nam phải bỏ nước ra đi. Làm sao giải thích được với quần chúng, là đúng mười ba năm sau (tháng 5-1988), khi chế độ Hà Nội đã “đem no ấm, tự do, độc lập cho nhân dân”, người ta lại phải chen chúc nhau trên một con tàu mỏng manh để chạy thoát chế độ cộng sản như tấn thảm kịch Bolinao với 110 người trên tàu chỉ còn sống sót 52 người.
Chúng ta hãy nghe, không phải là những người bỏ nước ra đi từ năm 75, lên án cộng sản mà là những người đã theo cộng sản. Ông Trương Như Tảng đã nói: “Bây giờ nhìn lại cuộc chiến Việt Nam, tôi chỉ cảm thấy buồn rầu cho sự ngây thơ của mình khi tin rằng cộng sản là những người  cách mạng và xứng đáng được ủng hộ. Trên thực tế, họ đã phản bội nhân dân Việt Nam và làm thất vọng các phong trào tiến bộ trên toàn thế giới”. Kết luận của ông về tình hình hiện nay tại Việt Nam là: “Gia đình ly tán, đạo đức suy đồi, xã hội phân ly, ngay cả đảng cũng chia rẽ”. (A Vietcong Memoire- Vintage Books -1986).
Nói những lời cay đắng, một người miền Nam đã theo cộng sản, ông Nguyễn Văn Tăng, người đã bị Pháp bỏ tù 15 năm, thời ông Diệm 8 năm, thời ông Thiệu 6 năm, rồi ở tù sau năm 1975: “Ước mơ của tôi bây giờ không phải là được thả ra, không phải là được gặp lại gia đình. Tôi chỉ mơ ước trở lại nhà tù của Pháp 30 năm về trước”. (Đoàn Văn Toại - 1986). Đau đớn và mỉa mai tột cùng.
Ngày 30/4 chúng ta xót xa ngậm ngùi vì  mất miền Nam. Nhưng hơn một triệu thanh niên miền Bắc đã chết trong tội lỗi vì họ đã góp phần trong cuộc chiến dài 21 năm để có một đất nước VN điêu tàn và bất hạnh như ngày hôm nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.