Hôm nay,  

Trình 2 Hồ Sơ Biển Csvn Bị Tq Phản Đối

5/9/200900:00:00(View: 7985)

Trình 2 Hồ Sơ Biển CSVN Bị TQ Phản Đối

BEIJING/GENEVA (VB) -- Nhà nước CSVN hai lần -- trong hai ngày, ngày 6-5-2009 và ngày 7-5-2009 -- đã đệ trình  lên Liên Hiệp Quốc  bản phúc trình về ranh giới biển và thềm lục địa. Và cả hai lần đều bị chính phủ Trung Quốc  phản đối.

Lần trình bản phúc trình đầu tiên là hôm <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />6-5-2009, lúc đó chính phủ CS Việt Namrình chung với Mã Lai về vùng biển phía nam Biển Đông. Lập tức, hôm 7-5-2009, Bắc Kinh phản đối.

Lần trình hồ sơ thềm lục địa đứng tên riêng của CSVN là ngày 7-5-2009. Lần này trong hồ sơ có khẳng định chủ quyền của VN đối với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập tức, Bắc Kinh vào ngày 8-5-2009đã phản đối ngay.

Bản tin Xinhua cho biết TQ hôm Thứ Sáu đã phản bác hồ sơ của VN đệ trình LHQ về thềm lục địa, nói hồ sơ này đã lấn chủ quyền biển của Trung Quốc ở vùng Biển Nam Trung Hoa, nên hồ sơ này “bất hợp pháp và vô giá trị.”

Bản tin Xinhua dẫn lời phát ngôn nhân Bộ Ngoaị Giao TQ Ma Zhaoxu nói hôm Thứ Sáu là, “TQ có chủ quyền bất khả tranh cãi đối với các đảo Xisha và Nansha và vùng biển lân cận các đảo này, và có chủ quyền lãnh hải và thẩm quyền trên vùng đáy biển và dưới đất của khu vực.”

Đảo Xisha, còn dịch là đaỏ Tây Sa, thực ra tên tiếng Việt là đaỏ Hoàng Sa, nguyên đã bị hải quân TQ chiếm từ năm 1974 sau trận hải chiến với hải quân VNCH.

Còn đảo Nansha, dịch là đảo Nam Sa, tên tiếng Việt thực ra là đảo Trường Sa, nơi nhiều nứơc chiếm nhiều phần và đang tranh chấp ít nhất là giữa 6 nứơc.

Cả hai vùng biển quanh 2 đảo đều được tin là có các giếng dầu khí lớn.

Bản tin đaì VOA kể về trường hợp CSTQ “phản đối việc VN, Malaysiađăng ký thềm lục địa mở rộng” như sau.

Ủy ban Thường trực của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã gửi một công hàm lên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hôm thứ Năm, đề nghị Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa gọi tắt là CLCS, không xem xét hồ sơ chung mà Việt Nam và Malaysia cùng đệ trình lên Liên Hiệp Quốc về ranh giới bên ngoài thềm lục địa 200 hải lý, còn gọi là thềm lục địa mở rộng.

Bản tin hôm thứ Năm của Tân Hoa Xã trích công hàm của Ủy ban này nói rằng hồ sơ mà Việt Nam và Malaysia đã cùng đệ trình lên Liên Hiệp Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc cũng như luật pháp về Biển Nam Trung Hoa.

Người phát ngôn của Ủy ban này nói rằng chính phủ Trung Quốc đề nghị CLCS không xem xét hồ sơ này theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và các Qui tắc Thủ tục của CLCS.

Hồ sơ chung của Malaysia và Việt Nam được nộp 1 tuần trước hạn chót  mà Liên Hiệp Quốc qui định đối với các quốc gia muốn đăng ký thềm lục địa mở rộng.   

Theo Qui định về Thủ tục của CLCS thì trong trường hợp có tranh chấp về lãnh hải, uỷ ban sẽ không xem xét và phê chuẩn hồ sơ của bất cứ bên liên quan nào trong vụ tranh chấp. 

Người phát ngôn của Ủy ban Thường trực Trung Quốc nói rằng với sự phản đối của Trung Quốc, CLCS sẽ không xem xét hồ sơ chung của Malaysiavà Việt Namchiếu theo Qui định này.

Cũng cần nhắc rằng, bản tin Việt Báo sáng Thứ Sáu có ghi, rằng danh sách các hồ sơ ranh giới biển trình lên LHQ, nơi trang

http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/commission_submissions.htm cho biết nơi hồ sơ thứ tự 33, Mã Lai và VN đệ trình chung về phần phía nam Biển Nam TQ ngày 6-5-2009.

Hồ sơ thứ 34 là bản đệ trình chung giữa Pháp và Nam Phi về vùng quần đảo Crozet và đảo PrinceEdwardIslandscũng ngày 6-5-2009.

Tới hồ sơ 35 là Kenya, trình ngày 6-5-2009; hồ sơ 36 là Mauritius  về vùng đảo RodriguesIslandngày 6-5-2009.

Và hồ sơ 37 là Việt Nam, vùng phía bắc, đệ trình ngày 7-5-2009. Bản văn được nộp như thế là kịp thời hạn, trứơc hạn chót do LHQ quy định là ngày 13-5-2009.

Bảnû văn mới này dài 8 trang, viết bằng Anh ngữ ghi rõ rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam(ngay ở đoạn văn đầu của phần Introduction).

Độc giả có thể đọc toàn văn và xem bản đồ ở trang nhà LHQ: http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/vnm2009n_executivesummary.pdf

Chưa thấy phổ biến bản Việt Ngữ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
WASHINGTON - World Economic Outlook (WEO), là tài liệu thẩm định tiềm lực của kinh tế thế giới của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, hạ thấp đáng kể dự báo về tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm của 2 nước Hồi Giáo Iran và Saudi Arabia.
PARIS - 5 thành viên của 1 tổ khủng bố nằm vùng toàn nữ bị trừng phạt bằng án tù 5 đến 32 năm, trong mưu toan đánh bom bất thành nhà thờ Notre Dame- dấu ấn của thủ đô Pháp vào năm 2015.
ISTANBUL - Bỏ ngoài tai cảnh cáo của TT Trump, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tự bênh vực can thiệp quân sự tại Syria, xác quyết nhu cầu đánh SDF cho tới khi đạt mục tiêu.
MEXICO CITY - Vào ngày 14/10, công xa đưa cảnh sát đi cưỡng chế lệnh bắt của tòa án bị phục kích tại tỉnh bang Michoacan, miền tây Mexico, khiến ít nhất 14 cảnh sát thiệt mạng.
IDLIB - Lực lượng của chế độ Assad tại Syria tiến đánh SDF tại vùng đông bắc đã nắm quyền kiểm soát thị trấn Manbij và trại định cư gần bên, theo tin quân sự Nga.
SANAA - Viên chức Yemen báo tin: binh lính từ lân bang Saudi Arabia đã nắm quyền kiểm soát phi trường và cảng tại khu vực Aden, là thủ đô tạm.
MANILA - Giới phê bình nhận xét: Tướng Oscar Albayaldes - tư lệnh cảnh sát Philippines- nghỉ phép trươc ngày về hưu là tìm kiếm “xuất ngũ mềm”, khi ông bị tố dính líu tai tiếng về thuộc cấp bán ma túy tịch thu, gọi bằng tên “ninja cops” từ vài tháng qua.
HONG KONG - Các nguồn tin báo trước: các sáng kiến phúc lợi xã hội, gồm hỗ trợ gia cư sẽ là điểm quan yếu trong diễn văn về chính sách năm thứ 3, sẽ được đọc vào tuần tới của đặc khu trưởng Carrie Lam.
Ước tính có khoảng 50 quả bom hạt nhân được lưu trữ tại căn cứ không quân Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, đang trở thành những quân bài mặc cả tiềm năng trong mối quan hệ căng thẳng giữa Washington và Ankara, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào miền Bắc Syria.
Trước khi phát hành, iOS 13 từng được kỳ vọng giúp những mẫu iPhone đời cũ có thể hoạt động mượt mà, ổn định hơn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.