Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495hay qua email: [email protected]
Trong lần hội thoại mới đây của Văn phòng Robert Mullins International về vấn đề di trú qua liên hệ hôn nhân, chúng ta đã có dịp tìm hiểu về một số luật lệ chính yếu định nghĩa về "hôn nhân" dựa trên "hôn thú", và qua những chứng từ về luật hôn nhân của người bảo lãnh và được bảo lãnh. Sự kiện di dân sang Hoa Kỳ qua diện vợ-chồng đã, đang và sẽ luôn là một vấn đề nóng bỏng trong cộng đồng Việt Nam. Phần tiếp nối trong buổi hội thoại hôm nay sẽ nói đến một số khía cạnh khá "tế nhị" trong diện bảo lãnh hôn phối hiện nay...
Sự tồn tại của hôn nhân
Đối với một người di dân sang Hoa Kỳ qua sự liên hệ với người hôn phối, cuộc hôn nhân không thể chấm dứt hợp pháp một cách đơn giản được. Thêm vào đó, nếu hai bên ly thân và không dự tính sống với nhau như vợ-chồng nữa, một đơn xin nào đó của họ liên quan đến vấn đề di trú vẫn có thể bị từ chối.
Ở những nơi luật pháp xét xử những vụ ly dị không do lỗi lầm của hai bên, những nơi một vụ ly thân hợp pháp có thể đưa đến một vụ ly dị, thời gian ly thân sẽ hầu như được định nghĩa rằng cuộc hôn nhân đã không còn hiện hữu nữa.
Thế nào là hôn nhân chỉ vì mục đích di dân"
Hơn hai thập niên qua, quốc hội và cơ quan di trú Hoa Kỳ ngày càng gia tăng sự nghị ngờ về những cuộc hôn nhân. Từ năm 1986, một người vợ (hay chồng) sinh trưởng ở một nước khác, đã kết hôn với người bảo lãnh dưới 2 năm thì vẫn chỉ được cấp quy chế Thường trú nhân "có điều kiện" và có giá trị 2 năm mà thôi. Trên nguyên tắc, diện Thường trú nhân "có điều kiện" cũng giống như diện Thường trú nhân bình thường, nhưng mục đích của điều luật này nhằm bảo đảm rằng hai bên không kết hôn với nhau vì mục đích di dân. Điều luật này cũng có thể cho phép tước bỏ diện thường trú "có điều kiện" nếu cuộc hôn nhân không kéo dài hơn 2 năm.
Điều quan trọng cần ghi nhận trước hết là người ta sẽ không bị xem là phạm luật khi muốn di dân nên mới đưa đến quyết định kết hôn. Việc đặt ra vấn đề lợi ích di dân kể trên chỉ gặp trở ngại nếu việc di dân CHỈ LÃ LÝ DO DUY NHẤT để kết hôn, và không hề có những lý do hợp lý nào khác, nhất là tình yêu hoàn toàn vắng bóng trong cuộc hôn nhân. Vì thế, điều quan trọng cần phải biết là những yếu tố nào đã kiến cho cơ quan di trú nghi vấn những cuộc hôn nhân giả tạo.
Một số trường hợp cụ thể nhất là: Nếu những đôi vợ chồng này biết nhau quá ngắn ngủi trước khi kết hôn, hay chỉ gặp nhau vài lần ít ỏi trước khi làm hôn thú. Tương tự, nếu hai vợ chồng không sống chung với nhau, cơ quan di trú sẽ rất ngờ vực, và càng nghi vấn hơn nếu họ không hề sống với nhau ngày nào. Thêm vào đó, nếu những cuộc hôn nhân của những cặp khác nhau quá xa về trình độ kiến thức, nhất là khác biệt ngôn ngữ... thường tạo nhiều nghi vấn (quan niệm này của sở di trú có thể vi phạm luật pháp, nhưng thật khó chứng minh là cơ quan di trú đã quá vô lý khi có những quan điểm như vậy...)
Cơ quan di trú sẽ càng nghi ngờ hơn nếu cuộc hôn nhân xảy ra, sau khi một bên đang ở trong tình trạng chờ bị trục xuất, hay đang bị cơ quan di trú điều tra. Tuy nhiên, có nhiều loại chứng từ hỗ trợ có thể nộp để chứng minh cuộc hôn nhân là chân thật. Điều có thể chứng minh là những chứng từ cho thấy hai người có tên đứng chung các tài sản, và sự sống chung của họ; những chứng minh về con cái được sinh ra qua cuộc hôn nhân; chung tài chánh, hay những lá thư khai hữu thệ của bạn bè, và gia đình, xác nhận về cuộc hôn nhân trong sáng đó.
Những Thường trú nhân có được Thẻ Xanh qua cuộc hôn nhân với người có quốc tịch Hoa Kỳ, hay với một Thường trú nhân, nếu ly dị sẽ không được bảo lãnh vợ (hay chồng) mới trong 5 năm. Điều ngăn cấm này sẽ không áp dụng nếu người bảo lãnh có thể chứng minh thật rõ ràng và đầy thuyết phục rằng cuộc hôn nhân trước không vì lý do muốn có Thẻ Xanh. Điều ngăn cấm này cũng không áp dụng nếu người hôn phối trước qua đời.
- Hỏi: Bà chị dâu của tôi sang Mỹ theo diện fiancee, sau khi làm hôn thú với anh ruột của tôi, chị ấy đã rời khỏi gia đình đến nơi khác ở, với lý do không thích hợp chung sống với anh tôi. Chị dâu tôi còn nói chỉ cần có hôn thú thì chị ấy có thể ở lại Mỹ hợp pháp . Xin cho biết sự thật thế nào "
- Đáp: Có lẽ vì không hiểu rõ về luật di trú đối với diện bảo lãnh hôn thê/hôn phu (fiancee) nên người chị dâu đã có quyết định như vậy. Sự ràng buộc hai vấn đề xin Thẻ Xanh và cuộc hôn nhân bền vững của diện fiancee rất quan trọng. Ngoại trừ những trường hợp quá đặc biệt, người chị dâu của bạn sẽ không thể nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường trú nhân và dĩ nhiên, không thể sống hợp pháp tại Hoa Kỳ.
- Hỏi: Thật là bất công khi sở di trú cho rằng những cặp tình nhân mới gặp nhau một vài lần và đi đến kết hôn đều là "giả", hay lợi dụng hôn nhân với người có quốc tịch Mỹ để được di dân sang Hoa Kỳ. Có cách nào làm họ thay đổi quan niệm cứng ngắc, thiếu tình cảm này không"
- Đáp: Cơ quan di trú Hoa Kỳ mỗi ngày đều phải giải quyết quá nhiều việc liên quan đến vấn đề di trú, và vấn đề di dân của diện vợ/chồng chỉ là một phần rất nhỏ. Họ cũng dựa vào các thống kê về vấn đề di dân qua hôn phối từ các văn phòng hộ tịch tại Hoa Kỳ để có thể biết rằng số vụ ly dị sau khi người được bảo lãnh có Thẻ Xanh khá cao. Đó là cũng một trong những lý do khiến cơ quan di trú, hay các nhân viên phỏng vấn của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ luôn luôn có cái nhìn "thiếu tình cảm" như vậy. Tuy nhiên, cũng có nhiều hồ sơ bảo lãnh diện vợ/chồng, dù hai người chỉ gặp nhau có một, hai lần, vẫn được cấp chiếu khán di dân, vì họ có rất nhiều bằng chứng thuyết phục về mối liên hệ chân thật của họ.
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, OaklanđSan Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: [email protected].
Trong lần hội thoại mới đây của Văn phòng Robert Mullins International về vấn đề di trú qua liên hệ hôn nhân, chúng ta đã có dịp tìm hiểu về một số luật lệ chính yếu định nghĩa về "hôn nhân" dựa trên "hôn thú", và qua những chứng từ về luật hôn nhân của người bảo lãnh và được bảo lãnh. Sự kiện di dân sang Hoa Kỳ qua diện vợ-chồng đã, đang và sẽ luôn là một vấn đề nóng bỏng trong cộng đồng Việt Nam. Phần tiếp nối trong buổi hội thoại hôm nay sẽ nói đến một số khía cạnh khá "tế nhị" trong diện bảo lãnh hôn phối hiện nay...
Sự tồn tại của hôn nhân
Đối với một người di dân sang Hoa Kỳ qua sự liên hệ với người hôn phối, cuộc hôn nhân không thể chấm dứt hợp pháp một cách đơn giản được. Thêm vào đó, nếu hai bên ly thân và không dự tính sống với nhau như vợ-chồng nữa, một đơn xin nào đó của họ liên quan đến vấn đề di trú vẫn có thể bị từ chối.
Ở những nơi luật pháp xét xử những vụ ly dị không do lỗi lầm của hai bên, những nơi một vụ ly thân hợp pháp có thể đưa đến một vụ ly dị, thời gian ly thân sẽ hầu như được định nghĩa rằng cuộc hôn nhân đã không còn hiện hữu nữa.
Thế nào là hôn nhân chỉ vì mục đích di dân"
Hơn hai thập niên qua, quốc hội và cơ quan di trú Hoa Kỳ ngày càng gia tăng sự nghị ngờ về những cuộc hôn nhân. Từ năm 1986, một người vợ (hay chồng) sinh trưởng ở một nước khác, đã kết hôn với người bảo lãnh dưới 2 năm thì vẫn chỉ được cấp quy chế Thường trú nhân "có điều kiện" và có giá trị 2 năm mà thôi. Trên nguyên tắc, diện Thường trú nhân "có điều kiện" cũng giống như diện Thường trú nhân bình thường, nhưng mục đích của điều luật này nhằm bảo đảm rằng hai bên không kết hôn với nhau vì mục đích di dân. Điều luật này cũng có thể cho phép tước bỏ diện thường trú "có điều kiện" nếu cuộc hôn nhân không kéo dài hơn 2 năm.
Điều quan trọng cần ghi nhận trước hết là người ta sẽ không bị xem là phạm luật khi muốn di dân nên mới đưa đến quyết định kết hôn. Việc đặt ra vấn đề lợi ích di dân kể trên chỉ gặp trở ngại nếu việc di dân CHỈ LÃ LÝ DO DUY NHẤT để kết hôn, và không hề có những lý do hợp lý nào khác, nhất là tình yêu hoàn toàn vắng bóng trong cuộc hôn nhân. Vì thế, điều quan trọng cần phải biết là những yếu tố nào đã kiến cho cơ quan di trú nghi vấn những cuộc hôn nhân giả tạo.
Một số trường hợp cụ thể nhất là: Nếu những đôi vợ chồng này biết nhau quá ngắn ngủi trước khi kết hôn, hay chỉ gặp nhau vài lần ít ỏi trước khi làm hôn thú. Tương tự, nếu hai vợ chồng không sống chung với nhau, cơ quan di trú sẽ rất ngờ vực, và càng nghi vấn hơn nếu họ không hề sống với nhau ngày nào. Thêm vào đó, nếu những cuộc hôn nhân của những cặp khác nhau quá xa về trình độ kiến thức, nhất là khác biệt ngôn ngữ... thường tạo nhiều nghi vấn (quan niệm này của sở di trú có thể vi phạm luật pháp, nhưng thật khó chứng minh là cơ quan di trú đã quá vô lý khi có những quan điểm như vậy...)
Cơ quan di trú sẽ càng nghi ngờ hơn nếu cuộc hôn nhân xảy ra, sau khi một bên đang ở trong tình trạng chờ bị trục xuất, hay đang bị cơ quan di trú điều tra. Tuy nhiên, có nhiều loại chứng từ hỗ trợ có thể nộp để chứng minh cuộc hôn nhân là chân thật. Điều có thể chứng minh là những chứng từ cho thấy hai người có tên đứng chung các tài sản, và sự sống chung của họ; những chứng minh về con cái được sinh ra qua cuộc hôn nhân; chung tài chánh, hay những lá thư khai hữu thệ của bạn bè, và gia đình, xác nhận về cuộc hôn nhân trong sáng đó.
Những Thường trú nhân có được Thẻ Xanh qua cuộc hôn nhân với người có quốc tịch Hoa Kỳ, hay với một Thường trú nhân, nếu ly dị sẽ không được bảo lãnh vợ (hay chồng) mới trong 5 năm. Điều ngăn cấm này sẽ không áp dụng nếu người bảo lãnh có thể chứng minh thật rõ ràng và đầy thuyết phục rằng cuộc hôn nhân trước không vì lý do muốn có Thẻ Xanh. Điều ngăn cấm này cũng không áp dụng nếu người hôn phối trước qua đời.
- Hỏi: Bà chị dâu của tôi sang Mỹ theo diện fiancee, sau khi làm hôn thú với anh ruột của tôi, chị ấy đã rời khỏi gia đình đến nơi khác ở, với lý do không thích hợp chung sống với anh tôi. Chị dâu tôi còn nói chỉ cần có hôn thú thì chị ấy có thể ở lại Mỹ hợp pháp . Xin cho biết sự thật thế nào "
- Đáp: Có lẽ vì không hiểu rõ về luật di trú đối với diện bảo lãnh hôn thê/hôn phu (fiancee) nên người chị dâu đã có quyết định như vậy. Sự ràng buộc hai vấn đề xin Thẻ Xanh và cuộc hôn nhân bền vững của diện fiancee rất quan trọng. Ngoại trừ những trường hợp quá đặc biệt, người chị dâu của bạn sẽ không thể nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường trú nhân và dĩ nhiên, không thể sống hợp pháp tại Hoa Kỳ.
- Hỏi: Thật là bất công khi sở di trú cho rằng những cặp tình nhân mới gặp nhau một vài lần và đi đến kết hôn đều là "giả", hay lợi dụng hôn nhân với người có quốc tịch Mỹ để được di dân sang Hoa Kỳ. Có cách nào làm họ thay đổi quan niệm cứng ngắc, thiếu tình cảm này không"
- Đáp: Cơ quan di trú Hoa Kỳ mỗi ngày đều phải giải quyết quá nhiều việc liên quan đến vấn đề di trú, và vấn đề di dân của diện vợ/chồng chỉ là một phần rất nhỏ. Họ cũng dựa vào các thống kê về vấn đề di dân qua hôn phối từ các văn phòng hộ tịch tại Hoa Kỳ để có thể biết rằng số vụ ly dị sau khi người được bảo lãnh có Thẻ Xanh khá cao. Đó là cũng một trong những lý do khiến cơ quan di trú, hay các nhân viên phỏng vấn của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ luôn luôn có cái nhìn "thiếu tình cảm" như vậy. Tuy nhiên, cũng có nhiều hồ sơ bảo lãnh diện vợ/chồng, dù hai người chỉ gặp nhau có một, hai lần, vẫn được cấp chiếu khán di dân, vì họ có rất nhiều bằng chứng thuyết phục về mối liên hệ chân thật của họ.
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, OaklanđSan Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: [email protected].
Gửi ý kiến của bạn