THÔNG CÁO BÁO CHÍ TẠI PARIS NGÀY 22.5.2000
Nhân danh Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam kiêm Phó Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, ông Võ Văn Ái đã gửi thư phản đối đến các ông Jacques Chirac, Tổng thống Cộng hoà Pháp, Lionel Jospin, Thủ tướng, Christian Poncelet, Chủ tịch Thượng viện, và ông Raymond Forni, Chủ tịch Quốc hội Pháp.
Qua thư, ông Võ Văn Ái tiếc rằng nước Pháp đã tiếp đón thủ lãnh Đảng phái như một Quốc trưởng “kẻ đang tự cho phép tự chuyên nắm hết quyền hành và đặt ách độc tài lên xã hội Việt Nam”. Điều cần nhớ “Ông Lê Khả Phiêu không là Quốc trưởng mà là một viên tướng hiểm độc điều hành các cuộc đàn áp”. Qua trung gian những tên Công an, chẳng ai khác hơn là “Lê Khả Phiêu đặt súng lên màng tang một nữ ký giả, cũng như lên màng tang hầu hết các ký giả ngoại quốc tại Việt Nam” (...) “Chưa đầy một tháng sau khi trục xuất ra khỏi Việt Nam và đối xử ô nhục với một nữ công dân Pháp, bà Sylvaine Pasquier, cuộc đón tiếp hôm nay là điều lăng nhục cho nước Pháp. Một nước Pháp chẳng dám hó hé. Đây là hành động chẳng mấy cao thượng mà nhà cầm quyền Pháp giáng xuống nền tự do báo chí”.
Bức thư nêu lên sự kiện Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khủng bố “mọi khác biệt chính kiến và tự do ngôn luận, kể cả tiếng nói của các tôn giáo vốn chẳng hề tranh giành quyền lực hay cạnh tranh với Đảng”, và rằng những quyền căn bản được Hiến pháp Việt Nam bảo đảm cũng chỉ là những chiếc bánh vẽ, bởi lẽ bất cứ ai cất tiếng bảo vệ các quyền này “liền tức khắc bị sách nhiễu, bị thẩm vấn điên đảo, bị đưa ra đấu tố công cộng theo lối hành xử của các toà án nhân dân thời đen tối trước đây, hoặc bị đưa vào trại cải tạo sau những phiên xử bất chính”. Ông Võ Văn Ái tự hỏi có hợp thời chăng “sự tiếp rước rình rang viên tướng đầm đìa máu dân Việt mà chẳng bắt y phải tính sổ"”
Về vấn đề tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo, ông Võ Văn Ái tố cáo rằng cuộc đặc xá trên 12.000 người nhân dịp kỷ niệm 25 năm đánh chiếm Saigon: “Nhà cầm quyền Hà Nội khoe khoang đã trả tự do, nhưng những tù nhân này vừa ra khỏi trại họ liền bị Công an đưa vào cơ chế “quản chế hành chính”, một thứ nhà tù không chấn song, không án lệnh, không lý do”. Ông Ái chất vấn Tổng thống Pháp, Jacques Chirac, về điều ông này đặc cược tại Thượng đỉnh khối Pháp ngữ tổ chức ở Hà Nội hồi tháng 11 năm 1997, là nên can thiệp kín đáo chuyện Nhân quyền hơn là làm ồn trên báo chí, truyền thông: “Hai năm rưỡi sau, thật quá rõ để chân nhận rằng sự im lặng có tính toán của Ngài trên vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam chỉ đổ dầu vào lửa cho nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục cuộc đàn áp... trong bóng tối”.
Năm 1997, nhân cuộc công du tại Việt Nam, Tổng thống Pháp đã trao cho nhà cầm quyền Hà Nội một danh sách tù nhân. Sau đó, một vài tù nhân vì lương thức trong danh sách này được trả tự do, nhưng họ đã bắt buộc phải lưu vong ra nước ngoài hoặc bị đưa vào thứ nhà tù mệnh danh là “quản chế hành chính”.
Kết thúc bức thư, ông Võ Văn Ái yêu cầu Tổng thống Cộng hoà Pháp, Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Quốc hội Pháp lên tiếng về vấn đề vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam, đặc biệt “công khai xác định quan điểm của Cộng hoà Pháp trong việc bảo vệ tính phổ quát của Nhân quyền, yêu sách chấm dứt đàn áp các tôn giáo và để cho hàng giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được tự do hành đạo, trước tiên là trường hợp của Đại lão Hoà thượng Thích Huyền Quang (bị giam giữ không lý do từ 18 năm qua) cũng như trả tự do cho tất cả tù nhân tôn giáo thuộc các Giáo hội Hoà Hảo, Cao Đài, Công giáo và Tin Lành”.
Kèm với các bức thư trên, Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam cũng chuyển theo cuốn “Bạch thư về tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam - Điều mà Tướng Lê Khả Phiêu sẽ chẳng hé răng” (Livre Blanc sur les Droits de l’Homme - Ce dont ne parlera pas le Général Lê Khả Phiêu). Cuốn Bạch thư dày 30 trang này tố cáo chính sách mặt dày mày dạn của Đảng cộng sản Việt Nam xem khinh cộng đồng quốc tế, những vi phạm liên tục và quy mô các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, những điều kiện giam giữ khốc liệt tù nhân trong các Trại cải tạo, hoặc cơ chế “quản chế hành chính” (loại nhà tù ngoài nhà tù), xử án tử hình bừa bãi, các cơ chế kềm kẹp nhân dân, những vi phạm quyền kinh tế-xã hội, cùng nạn tham nhũng kếch sù làm trở lực cho sự phát triển quốc gia và chận đứng sự ra đời của một xã hội công dân.
Bạch thư này cũng đã được gửi đến cho tất cả các vị Thượng Nghị sĩ và Dân biểu Quốc hội Pháp và báo chí, truyền thông, trước khi Tướng Lê Khả Phiêu bước chân xuống Paris.
Làm tại Paris, ngày 22.5.2000
Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam