Hôm nay,  

Dòng Văn Hóa Việt

03/04/200900:00:00(Xem: 4432)
Dòng Văn Hóa Việt
Vi Anh
Nhơn  thời gian kỷ niệm 30 tháng tư thứ 34 này, hai bất ngờ đầy thích thú về dòng văn hoá VN, người viết bài này ghi nhận được,xin cùng chia xẻ. Một là Lê văn Duyệt Foundation, Tiến sĩ Nguyễn thanh Liêm, Cựu Thứ Trưởng Giáo dục VNCH cùng một số nhân sĩ  sẽ tổ chức Tuần Lễ Văn Hoá Ba Mươi Tháng Tư Đen, từ 18 đến 25 tháng Tư, năm 2009, tại trụ sở số 15361 Brookhurst St., suite 207, Westminster, CA 92683 (ở phía tận cùng bên trong khu nhà hàng Seafood World). Để  trình bày cho đoàn hậu tấn thấy văn hoá giáo dục nhân bản, dân tộc, khai phóng của người Việt Quốc gia khác với CS theo văn hoá ngoại lai Mac, Lê, Mao. Để lớp trẻ biết mình là ai, từ đâu đến, do ai đưa đón để có cơ hội vạn lần hơn người đồng trang lứa  trong nước.
Hai là truyền hình SBTN lấy 30 tháng Tư Đen làm chủ đề thông tin, nghị luận trong tháng Tư này. Trong một cuộc họp đặc biệt những người dẫn chương trình chánh trị, xã hội và ban biên tập của đài Truyền hình SBTN ngày Thứ Sáu 27, sau khi thảo luận mấy tiếng đồng hồ, hầu hết đồng thuận với đúc kết của Trúùc Hồ, một người ở thế hệ một rưởi.  Đại ý. Như "em" sanh ở VN, hồi nhỏ học tiểu trung học ở trong nước thời CS, em đâu có biết nhiều về văn nghệ, văn học VN. Mãi đến khi đến Mỹ, nhờ  tìm hiểu qua một số đàn anh, báo chí, cộng đồng, em mới biết chính trong thời Việt Nam Cộng Hòa âm nhạc, kịch nghệ, văn học chẳng những đã nối tiếp được dòng văn hoá VN của tiền nhân truyền lại, mà con phát huy vượt bực.
Hai tin trên liên quan đến một vấn đề văn hoá VN rất đáng phân tích và suy gẩm. Tại sao"
Chánh yếu, tại vì sản phẩm tinh thần  thời VNCH đã thể hiện được văn hoá của người Việt Quốc Gia là một dòng sống liên tục của tiền nhân để lại được người đi sau phát huy trong lòng dân tộc. Nên CS có cào bằng mà cào không được. Trái lại được lòng dân yêu thích, người dân nuôi nấng, nên tuy len lỏi nhưng đều đăïn phổ biến trong môi trường khô căøn của CS, CS cấm mà không được. Tại vì đó là văn hoá, văn học, giáo dục, văn nghệ, âm nhạc  thời VNCH, là, nhân bản, dân tộc và khai phóng.Tại vì nhờ có môi trường tư do, dân chủ của VNCH dù chưa hoàn thiện vì chiến tranh, nên văn hoá, văn học, văn nghệ của VNCH dễ phát triển, trong khi văn hoá ở Miền Bắc CS vì ngoại lai, mất gốc nên đượm mùi Tàu rất nặng. Tại vì định luật văn hóa xã hội , văn hoá nào cao sẽ lấp văn hoá thấp như nhà Thanh cai trị Trung hoa nhưng văn hoá Mãn Châu thấp nên nhà Thanh bị Hán hoá. 

34 năm qua thế hệ thứ nhứt và một rưởi đã làm tất cả những gì có thể làm được và không từ bỏ cơ hội nào để làm điều ấy. Số đầu sách xuất bản ở hải ngoại, tỷ lệ quá cao so vớùi dân số người Việt hải ngoại. Vắt tim óc ra viết, để dành tiềân ra in, bán thường không đủ vốn nhưng người Việt hải ngoại vẫn làm.  Số tờ báo ở hải ngoại ra rất nhiều, người làm báo làm là vì muốn đem thông tin, nghị luận đầy đủ đến cho đồng bào khi truyên thông quốc tế không coi VN là tiêu điểm nữa -- hơn là làm để kiếm tiền. Phát thanh hải ngoại cũng thế đổ  mồ hôi với quảng cáo để có đủ tiền trả tiền mướn phát sóng để giữ tiếng nói của người Việt Quốc gia hơn là nghề sống. Truyền hình còn khó hơn, vặt gấu vá vay để người Việt có tin, có hình đầy đủ hầu có thể nhận định đúng đắn bộ mặt thật của nhà cầm quyền CS. Các cá nhân và hội đoàn, cộâng đồng đi năn nỉ hết chỗ này đến chỗ khác để có nơi  bỏ thì giờ, kiến thức và kinh nghiệm truyền đạt tiếng Việt cho thế hệ thứ hai và ba. Sau 34 năm định cư, cho đến bây giờ, sắc tộc Việt là một sắc tộc đầu tư thời giờ, tiền bạc và tâm huyết để bảo tồn và phát huy văn hoá Việt, trong xã hội đa văn hoá, đa sắc tộc Mỹ.
Và 34 năm qua, dù bi quan thế mấy, người ta cũng thấy người Việt hải ngoại đã thành công. Văn hoá VN, tiếng Việt không bị chìm trong Anh văn, Pháp văn, mà vươn lên bầu trời tự do, vào lòng người tự do, mà còn chuyển ánh sáng tự do, dân chủ vể nước nhà VN. Đài truyền hình trung ương  Hà nội, VT4, đài quốc nội làm công tác " thông tin đối ngoại" cho CS Hà Nội, coi miển phí mà chẳêùng mấy ai người Việt hải ngoại găn dĩa để xem. Trái lại hết đài SBTN, đến VHN, rồi Hồn Việt của người Việt hải ngoại xem phải đóng lệ phí, mà riêng SBTN theo chỗ người viết bài này được biết, ở Mỹ và Canada đã có khoảng 100.000 gia đình gắn dĩa, trả nguyệt phí để xem. Nơi ít người Việt lại nhiều người Việt xem viø muốn sống chung với cộng đồng Việt lớn như một Việt Nam hải ngoại.
Được thế, thế hệ thứ nhứt và một rưởi không thể không nhớ ơn di sản văn học, nghệ thuật mà VNCH là truyền  nhân trực tiếp và gần nhứt đã tiếp nối tiền nhân từ Hán, Nôm qua Quốc ngữ và truyền thừa cho thế hệ thứ nhứt và một rưởi của người Việt hải ngoại.
Sau cùng, phần còn lại là lớp trẻ thế hệ thứ hai, thư ba. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhờ người đào giếng. Nếu không có ngày 30-4-75, dù du học đậu bằng tiến sĩ, bác sĩ ở Mỹ muốn xin ở lại, định cư ở Mỹ, cũng không được. Nếu không có 30-4-75, dù có cả triệu Đô la xin định cư ở Mỹ để kinh doanh, cũng chưa chắc được. Nếu không có 30-4-75, nếu không có những người CS bắt đi tù cải tạo, đi kinh tế mới, bị trấn lột qua bao lần đổi tiền và đánh tư sản, không  có những thuyền nhân dũng cảm và dứt khoát không sống với CS đã dùng thuyền nan vượt đại dương. Thì đâu có nhưng bác sĩ, kỹ sư, dân biểu, nghị viên gốc Việt tham chánh  trong chánh quyền Mỹ bây giờ.
Thế hệ cha anh của những người trẻ có học đó đã giữ văn hoá Việt, không để bị trốc gốc nơi quốc gia định cư mà còn vươn tay vun bồi cho nền văn hoá nhân bản, dân tộc, khai phóng đang trong lòng người dân Việt ở nước nhà VN. Thế hệ cha anh đến Mỹ với hai bàn tay trắng mà còn có thể bảo tồn và phát huy văn hoá Việt được, lẽ nào thế hệ trẻ được thừa hưởng bao nhiều cơ hội tiến thân ở Mỹ lại không làm được như cha anh. Thế hệ cha anh đã  hy sinh mạng sống, những ngày  hoa niên của cuộc sống, hy sinh cho con cháu để đưa con cháu đến bến bờ tự do để có cơ hội vạn lần hơn so với người đồng trang lứa ở VN, và tạo nhiều kỳ tích văn hoá cho dân tộc Việt, lẽ nào lớp trẻ không biết ơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Ngấp nghé bước lên hàng năm, mắt nhiều vết chân chim, da cổ chùng, da bụng nhão… Mỗ cảm nhận cái già đã hiện tướng, cái vô thường đã lãng đãng… nên phát tâm tu học đặng kiếm chút phước huệ về sau.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Thứ Bảy ngày 16/11/2019 tại Toà Thị Chính, thành phố Asolo, một buổi lễ kỷ niệm 40 năm người Việt tỵ nạn tại Ý được diễn ra do hội đoàn (Pro Loco) và chính quyền địạ phương tổ chức, cùng với sự hợp tác của hội Đông Sơn - Cộng Đồng Người Việt tại Ý.
Westminster (CA) - Hội Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật PSCVN sẽ tổ chức triển lãm nhiếp ảnh nghệ thuật học viên vừa mãn khóa năm 2019 trong 2 ngày cuối tuần tuần này, Thứ Bẩy và Chủ Nhật ngày 23 và 24 tháng 11, 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt 14771 đường Moran, Westminster, California.
Việc đàn hặc tại Hoa Kỳ cũng như trong các nước dân chủ là tiến trình dân chủ bảo vệ quyền của người dân trong việc quản trị đất nước. Quyền này được ghi trong hiến pháp Hoa kỳ và được tôn trọng do sự hiện diện của hai đảng tạo sự quân bình quyền lực mà không đưa đến độc tài, độc quyền.
Miền Nam trước đây gọi nhạc vàng là tân nhạc để phân biệt với cổ nhạc. Sau chiến tranh, bên thắng cuộc mở “mặt trận” tấn công vào nền văn hóa miền Nam, cả tân nhạc lẫn cổ nhạc đều bị nghiêm cấm và bị hủy diệt.
Hình ảnh cảnh sát Hong Kong tràn vào đại học đàn áp đánh đập sinh viên Hong Kong ngày 19-11-2019 lan truyền khắp thế giới gây xúc động nhiều người. Nhạc sĩ Trần Chí Phúc vừa viết xong ca khúc mới nhất Cám Ơn Hong Kong, đàn hát, quay video bằng Iphone và đưa lên Youtube.
California là vùng đất của giấc mơ vàng đã trở thành cơn ác mộng nhà cửa tồi tệ nhất của nước Mỹ. Những trận cháy rừng gần đây chỉ nâng cao giá nhà đối với một tiểu bang có vẻ không thể xây cất đủ nhà mới.
RIO DE JANEIRO - Dữ liệu mới do “National Institute for Space Research – INPE” cung cấp cho hay mức độ phá rừng nhiệt đới tại Brazil là rộng lớn nhất từ 2008, có ảnh hưởng từ chính quyền phái hữu của TT Bolsonaro.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.