Hôm nay,  

Xóm Nghèo

15/03/200800:00:00(Xem: 5366)

Lúc ở trong con hẻm kế hãng thuốc lá Basto, nhà tui đâu lưng nhà Thanh.

Thanh là con trai trưởng của bác Ba Trạc. Thanh nhỏ hơn tui vài tuổi thành ra tui đâu thèm chơi với nó. Lúc đó nó còn là một thằng bé hay bận quần xà lỏn chạy sòng sọc ngoài đường tắm mưa, với nhỏ Ngọc Anh em tui. Gia đình nó đông anh em lắm. Thanh là anh cả, đám em sanh năm một. Nhà tui có một bầy con gái, một đứa con trai. Nhà nó có một bầy con trai và chỉ một đứa con gái quèn !

Bác Ba trai người khoẻ mạnh to con, đi đứng chững chạc đàng hoàng, ít nói trầm lặng dễ thương. Ngộ cái là nghề nghiệp của bác hổng ăn khớp với con người chút nào hết á. Mới đầu, gia đình tui hồi từ cư xá dọn lại, từ một cư xá gần gũi với mấy gia đình “thầy chú” tới cái xóm lao động này, quá khác biệt, chưa thích hợp với hoạt cảnh hổn loạn ồn ào của dân tứ xứ thượng vàng hạ cám  rồi nghe nói bác làm nghề thọc huyết heo ở lò heo Chánh Hưng, nghe bắt ớn! đâu dè! Dòm bộ dạng của bác tui cứ tưởng bác cũng là công chức như ba tui.

Bác Ba trai đi làm thím Ba ở nhà chơi hụi góp hụi làm chủ hụi với lại lâu lâu gây lộn với lối xóm chơi. Mỗi lần nghe tin phóng thanh của đám con nít  từ đầu trên xóm dưới “bác Ba gái lên đài tụi bây ơi ra coi” là tui phóng ra khỏi cửa. Chuyện lạ hay ho như phim cao bồi đánh nhau với mọi da đỏ (ảnh hưởng của mấy phim Mỹ hồi đó mấy chị em hay đi coi tại rạp hát thường trực Lạc Hồng gần đường Trần Hưng Đạo mua vé 5 đồng coi hai phim) dễ gì tui bỏ sót. Thường thường gây gổ về những chuyện  nhỏ mọn hổng gì, chỉ là hụi hổng góp đủ, “mấy con mẹ nầy hẹn hoài hà, mấy má...” tiền “dùm” (tức là tiền cho người ta mượn làm vốn) hổng trả, trả hổng đủ, con cái úinh nhau, binh con..., hay chuyện lớn hơn thì là chuyện ai đó nghe ai đó nói xấu ai đó, hay là ai đó thấy chồng bà này vô nhà cô kia cười dỡn lúc chồng cô ta hổng có ở nhà... nổi nóng úinh ghen dùm... úinh ghen hùn, “nắm đầu con đỉ ngựa đó cho tao, cái đồ có chồng rồi mà còn muốn dựt chồng ngừơi ta, cái đồ rượn đực đồ đỉ chó... (chửi từ tốn từ câu từ câu nhiều tiếng mình chưa từng nghe và nhiều tiếng hổng hiểu nghĩa là gì có vần có điệu nghe dòn tan rởn tóc gáy) hoặc là “mới để cây chổi quét nhà trước cửa con nào thằng nào lẹ như ăn cướp thò tay mặt thọc tay trái chớp của bà nội mầy.... đồ con cái nhà ai mất dạy đồ hổng biết dạy con cho nó đi phá làng phá xóm tới lớn thế nào cũng thành tụi đá cá lăn dưa tổ bà nội mẹ nó...” đại loại là vậy.

 Miệng mồm bác thế đó chớ trong xóm ai cũng thương nói bác khẩu xà tâm Phật độc miệng mà tốt lòng, nhà ai có gì là có bác chạy tới giúp đở, vừa giúp vừa cằn nhằn chửi rủa nhức xương. Hồi ba tui chết năm Mậu Thân, xe chở xác Ba vừa đậu trước hẽm đả thấy bác đứng sẵn ngay đầu hẽm đón vừa khóc vừa quẹt nước mắt vừa quở “anh Ba ơi làm sao mà để cho tuị việt cộng nó bắn vầy nè anh Ba ơi người hiền hậu sao vắn số vầy nè anh Ba ơiii…”    bác nhỏ xíu ốm nhom mà cũng ráng ôm một chân ba tui phụ với mấy người thanh niên hàng xóm khiêng Ba vô nhà dì Năm tui.

Bác gái vậy còn bác trai thì, hồi đó tui còn ngu quá, nghe nói bác làm nghề "sát heo" tự nhiên sao mà tui sợ ổng quá chừng. Thấy cặp mắt của ổng lúc nào cũng đỏ tươi, cứ nghĩ là "Đôi Mắt Kẻ Sát Nhân" (tui tưởng tượng theo mấy cuốn phim trinh thám gián điệp hay bắt chuớc lấy ý theo mấy cuốn tiểu thuyết đường xa xứ lạ đó) Bây giờ nghĩ lại, mắt ông đỏ chắc tại vì ông làm ca ban đêm, ban ngày xóm lao động ồn ào khó ngủ thiếu ngủ nên mắt ông lúc nào cũng đỏ chớ gì.

Tui hông nhớ nhà Thanh có mấy đứa, nhưng hết thẩy con trai đều còn sống, mà con gái, nghe người lớn nói lại thì bác sanh được đứa nào là chết đứa đó. Lần sau cùng, sanh đứa út là con gái, nó sống tới bây giờ được ba tuổi, bởi vậy cả nhà cưng như cục vàng cẩn hột xoàn.

Con bé nhỏ xíu hà, tên Lan. Tuy nhỏ tí nị mà lanh dàn trời ngộ gì đâu. Tụi tui hay kêu nó là út tiêu, tối ngày ê út tiêu út tiêu lại đây chơi cưng, nó chạy lại chọc cho nó nói chuyện tía lia... Tui có em đông mà thấy nó mình cũng thương như thường, vì nó dễ thương cách gì.

Bác trai đô con bác gái thì ốm nhom ốm nhách lanh chanh lóc chóc, lúc nào miệng mồm cũng tía lia tía lia.

Út tiêu Lan hay bận bộ đồ xẩm, ưa dạo cùng làng cuối xóm, mặt mày tánh tình y chang mẹ.

Nó lút chút loi choi, hai ống chưn ốm nhom ưa chạy lăng quăng qua nhà tui, miệng thì lúc nào cũng cười chành bành, dòm muốn nựng!

Nhà nó toàn là con trai mình nó là gái thành ra nó hay lảng vảng bên nhà tui chơi "nhà chòi" với mấy đứa em gái tui.

Nhà nghèo thì nghèo sặc gạch, mấy thằng anh "mang chài mang lưới" chớ con gái cưng của hai bác thì lúc nào cũng tươm tất, áo quần toàn là nguyên bộ bông hoa tươi tắn lắm. Mái tóc nó đen tuyền hơi dợn dợn, hổng biết dòng máu ông bà của gia đình nầy có lai gì hông nữa.

Rồi có một bữa, nghe má nói "tội nghiệp quá con Lan đau nặng, nằm rồi"

Đau bịnh gì tui cũng hông biết, mới thấy chạy chơi đây mà... bữa sau, hồi xế xế  đi học về thì nghe tiếng khóc rên xé ruột.

Má tui ứa nước mắt, nói:

- Tội nghiệp. Con Lan chết rồi. Trời đất! bộ có huông hay sao mà con gái thì nuôi hổng được" Mới ba bốn tuổi hà. Lạ thiệt. Hổng tin cũng phải tin. Con qua thăm nó chút đi con.

Tự nhiên nước mắt tui ứa ra. Trời.

Tui chạy qua nhà bác ba nhìn mặt nhỏ Lan lần cuối trước khi người ta liệm vô hòm.

Nhớ rõ ràng, nó nằm chèo queo trên cái giường trải chiếc chiếu bông, bận bộ đồ bộ cũng bông rằn ri xanh đỏ hoa lá cành, bộ đồ Tết của nó. Thân hình nhỏ xíu ốm nhom. Lạ một cái, nguyên cái đầu của nó bị trùm kín bằng một cái lưới, cột ngang cổ. Cái lưới từa tựa như lưới để người ta đánh cá đó.

Đứng ngay ngạch cửa ngó nó lâu lắm nghe ngừơi ta xì xầm “con nhỏ ốm nhách mà có lãi, con lãi đũa dài bây dai vầy nè bò ra thấy ớn chắc tại bị lãi mà lớn hổng nổi...” sợ quá tui lùi dần ra ngoài rồi thấy bác ba khóc vật vã quá tui lẻn về nhà. Khóc.

Tui lấy làm lạ hết sức, chạy về hỏi má sao người ta ác quá người ta lấy lưới trùm đầu út tiêu chi vậy má thì má nói là, tại vì cứ đẻ con gái là hổng nuôi được, bác Ba sợ "thần trùng" "con ranh con lộn" mới trùm đầu nó lại bằng lưới để nó hông đầu thai trở vô nhà  đặng bắt đứa khác nữa!


Tội nghiệp bé Lan. Thiệt tình! Đó là một chuyện mê tín dị đoan phản khoa học phải hông". Hồi đó tuy còn nhỏ nhưng tui cũng nghi ngờ, hông tin. Ba tui nói với má chắc con Lan nó bịnh, hay là dòng họ có bịnh gì di truyền con trai hổng sao chỉ ảnh hưởng tới con gái thôi, chớ làm gì có chuyện đầu thai trở vô nhà đó nữa. Làm sao mà biết nhà nào để trở đi trở lại đầu thai vô cùng một gia đình"

Má nói chuyện huyền bí làm sao hiểu được!

Bởi vậy, thấy xác thân Lan út tiêu đã chết rồi mà còn bị trùm đầu kín mít, sợi dây cột chặt ngang cần cổ thiệt là tội nghiệp hết sức vậy đó. Tui cứ nhớ cái hình ảnh bất nhẫn đó hoài.

Về phần Thanh, lúc lớn lên nó là bạn thân của Ngọc Anh.

Thanh tánh tình hiền hậu ít nói giống hịt cha, còn mấy thằng em thì lưu manh thấy ghét, thường hay nằm sắp lớp bị đòn. Má tui hay xuýt xoa “Trời ơi anh ba ảnh thấy hiền hiền mà sao đánh con tàn nhẫn quá, ý chaaa...”

Lúc ba tui chết, từ Phú Lâm được đưa về xóm nầy, chòm xóm bu lại lo lắng mọi điều. Má tui kể lại, tối xuống, lúc đó đang còn giới nghiêm, 10 hay 11 giờ khuya gì đó là thiết quân luật rồi, ai ra đường là bị bắn, sợ lắm.

Hàng xóm có người chạy đi xin xỏ làm sao với quận xã gì đó, dễ dãi "xả" giới nghiêm cho xóm đó thôi, đặng những người hàng xóm có thể tới lui cúng kiến đốt nhang với mướn ban nhạc lễ, thổi kèn, đờn, tụng kinh suốt đêm.

Bác Ba gái là người bỏ tiền ra tặng mấy thầy đờn nhạc lễ gần như suốt đêm, bác nói "cho hương hồn thầy ba vui!". Mỗi lần mấy thầy đờn buồn ngủ thì bác móc túi dúi dúi cho ông thầy, thì ông ôm thùng đờn lên, đờn tiếp.

Bác Bảy Dương mới đáng nói. Bác nghèo "sát ván" nghèo tận mạng. Bác chuyên nghề đi gánh nước mướn. Nguyên ngày đầu còn quàng thi thể ba trên cái ghế bố trong nhà, vì chưa có giấy phép để liệm vô hòm, bà con hàng xóm còn tới nhìn mặt lần cuối, bác Bảy cứ gánh đổ đầy lu, hủ, hồ.

Bác nói:

- Để cho bà con tới phúng điếu thầy Ba có nước mà rửa mặt.

Má trả tiền Bác hông lấy. Nhứt định hông là hông. Bác la má một cách nhẹ nhàng:

- Có nhiêu đâu cô Ba. Đừng có bầy đặt đưa tiền đưa bạc gì hết á.

Rồi mỗi lần đi ngang, bác dòm tấm hình của ba tui, bác vừa quẹt nước mắt vừa nói:

- Chời ơi chời, ngừ hiền như thầy ba sao chết sớm dzị, sao ngừ như thằng chồng tui hổng chết thế ngừ như thầy ba... ông chời ở hổng công bằng...chời ơi là chời hu hu...

Khuya khuya khi bác ba Ba đi làm về, bác qua hỏi nhỏ má tui:

- Cô ba có đủ tiền chôn anh ba hông" nếu hổng có đủ thì để tui qua hội... (quên tên rồi) bên Cầu Muối tui quyên tiền phụ vô cho.

Má tui trả lời:

- Dạ thôi, mẹ con tui có nhiêu làm nhiêu khỏi quyên làm chi mang thêm nợ người ta anh ơi. Mang nợ phúng điếu vậy rồi làm sao mấy mẹ con trả đây... Ảnh chết rồi là tháng tháng đâu còn lương phạn gì nữa lấy gì mà trả anh ơi...

Rồi Má tui khóc...!!!

Lòng tử tế của dân nghèo giản dị mà cao đẹp làm sao!

Những tấm lòng vàng!

Đó là lần thứ nhì trở lại tá túc xóm nầy. Chỉ ở đó có vài tháng, nhà tui dọn trở lại Phú Lâm.
...

Về sau, Thanh trở thành võ sư tam đẳng huyền đai và làm cận vệ trong phủ Thủ Tướng.

Thanh được du học qua Mỹ, trở về có vợ là một giáo viên.

Mấy thằng em trai du đãng du côn nghe đâu cũng đã đứa chết đứa mất tích hồi thời náo loạn Sài Gòn đứt phim. Có đứa đi lính tuốt qua bên Miên.

Về phần vợ chồng bác Ba Trạc, nghe dì tui nói hai bác đã mất lâu rồi. Người trước người sau cách hổng bao lâu....

Còn chuyện "tình"""" giữa Thanh với Ngọc Anh trước khi Thanh lấy vợ ra sao, tui hông được rõ....

Nếu Ngọc Anh còn nhớ thì để nó kể nghe hay hơn,

Lưu Bút Ngày Xanh không phải chỉ nói về những chuyện tình mà còn nhiều chuyện bao quanh mình.

Chuyện gia đình, hàng xóm, bạn bè, trường học, rồi mới tới chuyện cá nhân và trường đời.

Những điều đó đã ăn sâu trong tâm khảm rồi, dù cho có trải qua bao nhiêu vật đổi sao dời, dù còn sống trên đất mẹ hay lưu lạc trên đất lạ quê người cũng không vì đó mà quên đi những câu:

"Tiên học lễ, hậu học văn"
"Ăn coi nồi, ngồi coi hướng"
"Im lặng là vàng"
...

Có nhiều chuyện mà hồi đó khi còn mắc trong cái vòng lẩn quẩn, nó làm cho mình khổ sở bứt rứt đau khổ thì bây giờ ngó lại, thời gian đã làm lạt bớt chất mặn, đắng, cay, chỉ còn lại cái âm hưởng của tuổi thơ, quả thật, thời gian làm dịu đi biết bao nhiêu vết thương lòng!
...
Tôi mượn trang Lưu Bút Ngày Xanh đễ nhớ lại chuyện xưa.
...
Khuya nay chưa ngủ được, vặn tivi coi phim.
Tình cờ coi cuốn phim thấm thía quá.
.........
Đó là phim Đường Về Quê. Thôi để hẹn lại kỳ sau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.