Hôm nay,  

Truyện kinh dị: Con Ma Nhà Xác

06/02/200700:00:00(Xem: 4555)

Truyện kinh dị: Con Ma Nhà Xác 

Trong mỗi bệnh viện, có một nơi không mấy ai thích lảng vảng đến, nếu chẳng có việc gì thật cần thiết, vì cái danh xưng luôn gợi cho người ta những sự tưởng tượng liên quan đến thế giới cõi âm với những câu chuyện ma quái rùng rợn, là nhà xác. Những cái xác chết nằm cứng đờ trên những chiếc giường sắt nhỏ, cao, thân thể được phủ bằng những tấm vải liệm trắng, im lìm trong một trạng thái bí ẩn đầy vẻ dọa nạt, luôn là đề tài được thêu dệt thành những chuyện kinh dị của người đời. Nhà xác ở những nước tân tiến thì là một khu kiến trúc khang trang, đèn đóm sáng choang, với những cái hộc lạnh dưới không độ bằng kim loại chứa những cái xác nằm trong những cái ngăn riêng, được khóa kín và chỉ được mở ra khi nhà quàn đến nhận đem đi làm thủ tục mai táng, hay cho những công việc điều tra hình sự nếu liên quan đến án mạng. Nhờ được thắp sáng ngày đêm, những cái hộc chứa xác bị khóa kỹ, rồi người ta xịt thuốc khử trùng, khử mùi thối rửa, không cách xa quá những khu điều dưỡng mà lúc nào cũng đông người qua lại, nên cái nhà xác của những bệnh viện của những nước giàu ấy đã giảm thiểu rất nhiều tính chất ma quái của chúng. Những bác sĩ khám nghiệm, những y tá, lao công và người gác nhà xác không có việc gì để sợ hãi cả. Nhưng những cái nhà xác ở bệnh viện của những nước nghèo thì hoàn toàn là chuyện khác hẳn...
Năm 1955, quân đội viễn chinh Pháp rút hết về nước, bệnh viện Cần Thơ được bàn giao lại cho chính phủ quốc gia của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Những năm cuối thập niên 1950, Bệnh Viện Cần Thơ còn hoang sơ, tiêu điều lắm, thành phố Cần Thơ, thủ phủ miền Tây trong thời điểm đó còn chưa phát triển mạnh, nên trong thành phố lẫn vùng ngoại ô còn nhiều khu đất đầm lầy hay bỏ hoang, rất ít người sinh sống ở đấy. Bệnh Viện Cần Thơ nằm ở ngay giao điểm của ba con đường lớn nhất thành phố là Hòa Bình, Nguyễn An Ninh và Quang Trung. Thuở đó, người dân thành phố hiếm khi gọi là bệnh viện, mà thường gọi là nhà thương. Về sau này, khi chiến sự bắt đầu lan rộng khắp miền Tây, thì chính quyền cho xây thêm một quân y viện nối tiếp phía bên trái của Bệnh Viện Cần Thơ, cổng chánh nhìn ra con đường Quang Trung. Một trung tâm hiến máu cũng được xây dựng sát về phía bên phải của bệnh viện, nhìn ra con đường đôi Nguyễn An Ninh. Chiếc cổng lớn có hai cái trụ gạch dầy, vuông của bệnh viện chịu đựng hai cánh cửa sắt chạm trổ hoa văn kiểu gautic Pháp, hướng về khu nghĩa địa Tây đối diện và nằm dựa bên đại lộ Hòa Bình. Khu nghĩa địa chôn cất người Pháp, bia mộ là những cây thập giá trang nghiêm bằng sắt hay xi măng, gợi cho người ta hình ảnh Đức Chúa cùng những thiên thần của ngài đang ngự trị ở trên cõi trời cao, nên người dân Cần Thơ còn gọi nó là khu Đất Thánh Tây. Đất Thánh Tây nằm lọt thỏm ở giữa lòng thành phố, là khu vực kỳ bí luôn thu hút trí tưởng tượng của bọn học sinh và lũ trẻ con về một cõi cấm kỵ huyễn hoặc đầy những hồn ma trỗi dậy từ đáy huyệt lúc nửa khuya trong những chiếc áo choàng trắng như khói như sương chập chờn trên những cây thập giá.
Khi những người lính Pháp cuối cùng lên tàu trở về cố quốc, thì nghĩa địa Đất Thánh Tây cũng bắt đầu chuỗi ngày hoang phế của nó. Những mấm mồ không còn người đến chăm sóc đã sụt lún tang thương, những cây thập giá sét rỉ hay loang lở ngả nghiêng giữa những lùm bụi rậm, chìm khuất trong những đám cỏ dại vàng úa cao hàng thước. Những vũng nước đọng váng phèn vàng đục rải rác khắp khu đất, như những cái ao nhỏ, mà bọn trẻ thường rủ nhau đem vợt đến tìm xúc những con cá đá gọi là Cá Ta. Cá Ta nhiều vô số kể trong những vũng nước đọng dưới chân những bia mộ, chúng chui rúc trong những bụi cỏ ngập nước đến ngang ống chân. Bọn trẻ lội lỏm bỏm từng bước một, đôi mắt chăm chú tìm những bãi bọt hình chiếc nấm tròn nổi lềnh phềnh trong một hốc nước, vì ở đâu có bọt, thì ở đó có Cá Ta. Cá Ta sống trong nghĩa địa đá nhau rất dữ, chúng không ngán sợ loại Cá Xiêm người ta nuôi bán trong những cái lọ, hay keo, bằng thủy tinh. Một loại cá giống hệt và đẹp mỹ miều như Cá Xiêm được tìm thấy rất nhiều trong những vũng nước nghĩa địa, là những con cá Bảy Trầu. Tuy có bộ vó hùng hổ rất dễ lòe thiên hạ nhà cá như thế, nhưng những anh chàng Bảy Trầu rất nhút nhát. Thả chúng vào so vi so vẫy với Cá Ta hay Cá Xiêm, đối phương mới quạt cho vài đường chào mừng, thì những cái vẩy màu sắc rực rỡ của mấy chú cá Bảy Trầu thật tội nghiệp ấy đã tái nhợt, trở nên thành những sọc xám đen, tìm đường bỏ chạy trối chết. Thành ngữ "Sọc dưa" xuất phát từ đấy. Về sau thành ngữ đã được áp dụng cho cả con người, để ngụ ý khi người ta ở trong một hoàn cảnh ngỡ ngàng, không đường tiến thoái đầy chất khôi hài.
Phía sau bệnh viện Cần Thơ và quân y viện, được đặt tên là Phan Thanh Giản để tưởng nhớ và tôn vinh một vị đại thần triều Tự Đức đã gắn bó cuộc đời ông với miền Lục Tỉnh, là một khu đất hoang vu nhiều đầm lầy rộng mênh mông. Ở trên đất gò cao, chính quyền tỉnh cho xe ủi đất san bằng làm sân vận động để khuyến khích phong trào thể thao trong chính sách vận động chung của chính phủ Việt Nam, được mệnh danh là Phong Trào Khỏe Vì Nước. Một bài hát cùng tên đã được sáng tác để cổ xúy thanh niên, học sinh tham gia rèn luyện thân thể và ý chí, hầu góp phần kiến thiết xứ sở sau một trăm năm dài yếu nhược dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.
Nằm biệt lập ở một góc tối tăm, xa nhất và vắng người nhất của nhà thương, là một căn nhà vách gạch đơn sơ, mái lợp tôn, ẩn mình trong những khóm chuối rậm rạp và dưới táng lá của những cây sao cổ thụ, nên lúc nào nhà xác Bệnh Viện Cần Thơ cũng chìm ngập trong bóng tối ảm đạm. Những người có việc vãng lai qua đấy, từ đàng xa mấy mươi thước đã có thể rùng mình ngửi thấy mùi tanh tưởi của những cái xác chết nằm trong nhà xác, bởi làm gì có đủ hộc chứa lạnh cho tất cả mọi cái xác. Những cái thây người được đặt nằm lên những chiếc giường chắc hiếm khi lau rửa, lúc nào cũng nồng nặc mùi thối. Còn nguyên vẹn thì không nói làm gì, có nhiều cái xác do án mạng, máu chảy nhầy nhụa lên mặt ván, chất mủ vàng xềnh xệch thấm vào tấm vải phủ loang lổ thành những vệt nham nhở, luôn dậy lên mùi tanh khẳm, khiến cho những người không quen phải hối hả thoa lên mũi chút dầu gió. Nhưng thật lạ lùng và kỳ dị, dẫu có trút cả chai dầu, thì cái mùi thối rửa nồng nặc ấy vẫn cứ xồng xộc tuôn vào mũi, xuống tận đến dạ dày, làm cho người ta khó chịu muốn nôn ọe. Nào đã hết đâu, cái mùi ghê rợn ấy đã thấm đậm lên quần áo, nằm tiềm ẩn trong từng sớ thịt, nên khi đã trở về nơi cư ngụ rồi, người ta vẫn ngửi thấy mùi nhà xác từ tất cả những mùi thơm hay thối ở trong nhà.
Trông coi nhà xác thường là một ông già. Bệnh viện dành một căn phòng nho nhỏ đâu đó gần nhà xác cho ông ăn ở luôn, như là một cư dân vĩnh viễn của bệnh viện. Công việc gác nhà xác của ông kể cũng nhàn, chỉ phải cái tội quanh năm cứ hít thở mùi xác chết. Dù vậy, ông đã có được cái kinh nghiệm từ những người phu mai táng của nhà quàn, rằng chỉ có dầu phọng thoa lên mũi là có thể khử được cái mùi kinh khiếp ấy. Nói là nói thế, chứ ông già gác nhà xác, mà người ta gọi là bác Tám, vẫn phải chấp nhận cái mùi thối thoang thoảng kinh niên đó như một phần trong cuộc sống thường nhật của bác. Bác Tám sống cô độc trong căn nhà gạch nhỏ, không vợ con, không thân thích. Những người bạn thân thiết của bác Tám là những người y công, họ khiêng những cái cáng có những cái thây người trên xe bệnh viện xuống đem vào, lau rửa qua loa để coi cho được một chút.
Những cái xác chết này từ đâu đến" Là những người từ trần trong bệnh viện mà thân nhân chưa kịp đem về hay nhà quàn chưa đến nhận ra để đem đi an táng. Hay những cái xác vô thừa nhận chết vất vưởng trên những hè phố tối tăm, thường thường là những ông bà cụ già ăn xin hoặc sống neo đơn. Hoặc những cái xác do những vụ giết nhau được nhà chức trách gởi tạm. Cuối cùng là những cái thây, đa số là những người đàn bà và cô gái tự tử bởi một lý do thảm thương nào đó, nhưng hẳn phải là vì tình phụ từ tình nhân, người chồng phụ rãy để theo bóng hình đàn bà khác, mà người ta vớt được từ dưới sông, hay đem xuống từ một sợi dây treo cổ.
Càng làm cho khu nhà xác trở nên một nơi chốn cấm kỵ của những con người sống, phía sau khu nhà có một khoảnh đất trống tiếp giáp với một cái ao nước lềnh phềnh váng phèn vàng đầy những lùm bụi hoang sơ, người ta chôn những cái xác chết đã trương phình, hay những cái bào thai sanh non bị chết yểu. Khu điều dưỡng gần nhất cũng cách khu nhà xác mấy mươi thước. Đó là Trại Lao. Người Việt ốm yếu, thiếu ăn, lao lực nhiều nên dễ bị vi trùng lao hoành hành, nhưng ít khi chịu đi khám bệnh, bởi lẽ nhà nghèo đào đâu ra tiền đi bác sĩ tư. Đi khám ở nhà thương thì phải chờ chực suốt ngày, công ăn chuyện làm bị bê trễ, nên người ta rất dễ chán nản và bỏ cuộc. Chỉ đến khi những cơn ho khủng khiếp bật ra những giọt máu tươi loang lổ trên chiếc khăn tay, thân nhân người bệnh cuống cuồng đưa vào nhà thương, thì đã quá muộn. Người ta xây Trại Lao gần bên nhà xác cũng là có lý do chính đáng, bởi số người chết cao vì lao hơn bất kỳ khu điều dưỡng nào khác. Ngày nào những người y công cũng được gọi mang băng ca vào khiêng người chết sang khu nhà xác chờ thân nhân đến nhận về.
Với một thành phần xác chết đa dạng như thế, nên dễ dàng cho nhân viên bệnh viện và con người thành phố tưởng tượng ra những câu chuyện rùng rợn. Mấy người y công trực đêm ở nhà xác quả quyết rằng họ có trông thấy nhiều cái bóng ma đi quanh nhà xác, hay lang thang trong cái nghĩa địa trong những đêm trăng. Có lúc người ta trông thấy một cô gái ngồi bó gối trên bậc tam cấp nhà xác lúc nửa khuya, mà mới buổi chiều đó người ta vớt cái thây của một cô gái đã phềnh to, bập bềnh trong đám lục bình ở dưới chân cầu. Còn ai vào đó nữa, nếu không phải là cái hồn ma chưa được siêu thoát của xác chết cô gái hiện ra. Có con người sống nào mà dám ra tận cái nhà xác lúc nửa đêm ngồi ngắm trăng đâu. Bác Tám, nếu giữa khuya không có xe bệnh viện chở xác vào, người ta gõ cửa gọi bác ra nhận, thì ông già cũng cài then ẩn trốn trong căn nhà nhỏ của bác. Chính Bác Tám cũng kể cho những người hiếu kỳ kinh nghiệm của mình, rằng hằng đêm bác có nghe tiếng lịch kịch dị thường từ căn nhà xác, tiếng cánh cửa kẽo kẹt mở ra, đóng vào, dù bác đã cẩn thận khóa kỹ. Rồi, trời ơi, có khi còn nghe có tiếng bước chân nhè nhẹ của một hay nhiều người đi qua đi lại trước cửa căn nhà của bác nữa. Ở giữa bóng tối mù mịt và khoảng không gian nồng nặc mùi tử khí của cõi âm, ông lão cô độc chỉ còn có thể trùm chiếc mền kín từ đầu đến chân, lắp bắp niệm hồng danh Phật A Di Đà và câu thần chú Úm Ma Ni Bát Di Hồng bác học lõm được ở đâu đó để xua đuổi tà ma. Bác Tám hay những y công trực đêm ở nhà xác còn nghe tiếng trẻ con nô đùa ngoài nghĩa địa nữa. Lũ trẻ con chết non, chúng biến thành những con ma đầm mình nghịch nước trong cái ao nước hôi thối đầy rong rêu và váng phèn ấy.


Những người được cắt cử trực đêm sợ những con ma nhà xác lắm, họ nằng nặc đòi phải có ít nhất hai người xuống ngủ chung. Khu nhà xác được chia làm ba căn nhỏ. Một căn phòng, eo ơi, sát bên cái nghĩa trang, hai chiếc giường sắt quân đội kê ở hai bên chiếc cửa sổ cho nhân viên trực, mà chẳng biết có phải thần hồn nhát thần tính hay không, thỉnh thoảng trong cơn mê ngủ, họ nghe có tiếng gõ cồm cộp bên ngoài cánh cửa, nhưng khi rọi đèn pin vào cõi bóng tối âm u đầy lau lách ấy, thì chẳng thấy bóng dáng một ai. Chiếc đèn bóng đung đưa trên trần nhà, tỏa ánh sáng vàng vọt trong căn phòng, càng làm cho bầu không khí thêm ảm đạm và ghê rợn. Căn giữa lớn nhất được dùng làm phòng tiếp nhận xác chết và quàng tạm. Căn phòng kế tiếp tương đối khang trang nằm dưới bóng tối của cây sao cổ thụ, có thiết kế vài cái hộc lạnh chứa xác chết đặc biệt, thường là dành cho những buổi thực tập mổ xẻ của những sinh viên y khoa nội trú trong bệnh viện. Những cái xác vô thừa nhận được đại học y khoa xin với bệnh viện, dành cho sinh viên có cơ hội học hành.
Thuở ấy, Cần Thơ chưa có trường thuốc, những học sinh tốt nghiệp trung học có ước vọng trở thành những người bác sĩ, với lý tưởng xoa dịu những nỗi đau khổ vì bệnh hoạn của nhân loại chỉ có thể lên học trên Trường Y Khoa Sài Gòn. Những sinh viên chọn ngành ngoại khoa và phẫu nghiệm từ năm thứ tư đã được gởi đến những bệnh viện lớn để thực tập. Ông bác sĩ giám đốc, một người gốc gác miền Tây, con nhà giàu, được gia đình gởi ra học mãi tận ngoài Trường Thuốc Hà Nội, vừa tốt nghiệp ra trường thì cuộc phân chia đất nước cũng bắt đầu. Chính phủ quốc gia tìm mọi phương tiện để đưa những thành phần trí thức ưu tú vào Nam. Làm việc trong một bệnh viện ở Sài Gòn được vài năm, vị bác sĩ được bổ nhiệm về trông coi Bệnh Viện Cần Thơ. Ông giám đốc thật là một vị bác sĩ có tấm lòng với thế hệ đàn em, đã cho sửa sang lại khu nhà xác và dành thêm chỗ thực tập cho họ. Ở giữa căn phòng có hai chiếc giường có thể nâng lên hay hạ xuống, hoặc điều chỉnh độ nghiêng để dễ dàng trong công tác giảng dạy và thực nghiệm của những giáo sư và đám học trò. Trong một góc phòng, có đặt hai chiếc ghế bố kiểu quân đội, trường hợp có những sinh viên tự nguyện ở lại để học hỏi thêm, hay gần đến ngày thi muốn ôn lại kiến thức giải phẫu của mình, thì các chàng hay nàng được hoan nghênh ngủ đêm ở đấy. Có một câu chuyện thú vị và hài hước về ông giám đốc mà vẫn được những cô cậu sinh viên kể cho nhau nghe mãi để rút tỉa kinh nghiệm, có lúc được ông chiếu cố đến thì phải rất thận trọng, nếu không muốn bị sụp bẫy. Câu chuyện khôi hài của ông bác sĩ giám đốc được truyền tụng như sau.
Trong những lúc không bị vướng bận vì công việc ở văn phòng hay ở trong những khu trại bệnh, ông giám đốc thường hay tìm đến thăm những sinh viên nội trú để giúp đỡ với tư cách của một người đàn anh đối với những người đàn em. Trong giờ thực tập về khoang bụng, ông giám đốc trong vai trò một giáo sư thỉnh giảng của Trường Thuốc Sài Gòn đã biểu diễn mấy đường dao tài tình, những ngón tay của ông chạy thoăn thoắt trên chiếc bụng của cái xác chết khéo léo như một nghệ sĩ dương cầm đang say sưa nhấn lên những phím nhạc. Khi cái bụng của cái xác đã được mở toang, lớp mỡ vàng nồng tanh mùi formal được tách ra làm đôi, phô bày những cơ quan nội tạng nằm xếp lớp dầy đặc bên trong, vị giáo sư đặt chiếc dao mổ lên cái khay bạc trên chiếc xe kim loại không rỉ sáng loáng, trịnh trọng nói với bọn đàn em:
-Quan sát cẩn thận là một đức tính tối cần của người sinh viên y khoa, các em phải luôn quan sát không những bằng giác quan mà còn với lý trí nữa, để biết chắc rằng các em đã quan sát đúng, từ đó định đúng vị trí mổ xẻ.
Ông giám đốc nhìn từng người sinh viên một bằng một ánh mắt nửa hóm hĩnh nửa chế giễu:
-Bây giờ tôi muốn các em hãy quan sát thật rõ và suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động. Tôi muốn các em trau dồi đức tính đó, bởi nếu trong một giây ngắn ngủi quyết định sai, sinh mạng người bệnh dưới tay các em có thể bị nguy hiểm và không còn gì có thể sửa chữa được. Các em có thấy rõ ngón tay của tôi không"
Người giáo sư đưa cao bàn tay, để các sinh viên có thể nhìn rõ năm ngón của ông.
-Bây giờ tôi sẽ nhúng ngón tay trỏ của tôi vào khoang bụng của bệnh nhân.
Nói đến đâu ông biểu diễn đến đó. Bọn sinh viên căng thẳng theo dõi ngón tay của ông thầy đã thực sự ngập lún trong chất dịch màu xam xám, nhầy nhụa.
-Các em hãy cùng tôi mút cái ngón tay này, để chi vậy" Các em nên biết nếm chất dịch để định bệnh cũng là một phương pháp của ngành ngoại khoa. Rồi, các em nhúng ngón tay vào bụng bệnh nhân đi.
Trước ánh mắt nghiêm khắc của ông thầy, những cô cậu sinh viên líu ríu làm theo.
-Tốt lắm , bây giờ chúng ta hãy cùng nhau mút ngón tay xem mùi vị của bệnh nhân thế nào.
Bọn sinh viên e dè nhìn ông thầy đưa ngón tay vào miệng thật bình thản, trời ơi, ông còn gật gù tỏ vẻ thích thú nữa chứ, cứ y như là ông đang mút kem cây không bằng. Bằng một động tác trong vô thức, bọn học trò ngoan ngoãn đưa ngón tay mà họ vừa chấm vào bụng cái xác chết cho vào miệng mút chùn chụt. Thối quá và hôi tanh nồng nặc. Một vài sinh viên nhăn mặt ôm bụng nôn ọe. Vị giáo sư chặc lưỡi lắc đầu nhìn bọn đàn em bằng ánh mắt thương hại:
-Tôi đã bảo các em phải quan sát kỹ. Tôi nhúng ngón tay trỏ vào, nhưng tôi lại mút ngón tay giữa. Còn các em thì... chặc... chặc... nhúng ngón nào là chơi ngay ngón đó...
Ông thầy quý hóa còn muốn nói nữa thì bọn đàn em khốn khổ của ông đã ùa chạy ra ngoài bụi chuối sau hè ụa mửa dữ dội, ói đến lúc mật xanh trào theo những bãi nước bọt phún khỏi vòm miệng. Ông giám đốc chơi khăm bọn đàn em, bởi chính ông đã từng là nạn nhân đau khổ của ông giáo sư Pháp già lúc ông còn theo học ở Trường Thuốc Hà Nội. Rồi mai đây, trong số sinh viên này, có nhiều người sẽ trở thành giáo sư, thì cái truyền thống "mút tay" của y khoa chắc chắn sẽ được tái diễn một cách hết sức ngoạn mục cho mà xem. Được cái bù đắp lại, ông thầy là con người khả kính với trái tim đầy lòng bao dung, ông tận tụy dạy dỗ bọn đàn em, ông phê tốt trong bảng thành tích thực tập của họ để trình lên Trường Y Khoa Sài Gòn. Nên các sinh viên đã sẵn lòng tha thứ ông sau cái trò chơi chết người đó.
Những cô cậu sinh viên đã lỡ dại, hay khôn ngoan, chọn môn ngoại khoa mổ xẻ, muốn hay không, dù dạn dĩ hay nhát sợ, vẫn phải cắn răng đi vào nhà xác làm bạn với những cái thây ma và nghe những câu chuyện kể về những con ma nhà xác. Những đêm có sinh viên ở lại, bác Tám và bọn y công vui mừng lắm, vì có thêm nhiều con người trần thế cùng chia sẻ cuộc sống về đêm trong thế giới huyền hoặc của cõi âm đầy dẫy những linh ảnh ma quái chung quanh. Những đêm như thế, bọn sinh viên cùng các chú bác y công mỗi người một ít tiền hùn với nhau nấu một nồi cháo gà ăn khuya, vừa sì sụp những muỗng cháo váng đầy mỡ vàng béo ngậy, những sợi thịt gà xé nhỏ trắng ngần bập bềnh giữa những lát hành tươi và những cọng ngò xanh thơm phức, dưới chiếc đèn bóng đong đưa, vừa kể cho nhau nghe những câu chuyện ma. Sợ thì có sợ đến nổi da gà và tóc gáy dựng đứng lên như những cọng lông nhím, nhưng được cái đông người ấm áp, nên càng nghe càng thấy thích thú.
Một đêm, đến lượt trực phẫu nghiệm của Công và Lệ. Công là nam sinh viên, người Mỹ Tho, vui tính và khá dạn dĩ. Có đêm người bạn trực viện một lý do khả tín nào đó để tránh không xuống nhà xác, thì Công vẫn làm tròn trách nhiệm của chàng. Chẳng những thế mà Công còn nhờ bác Tám mở mấy cái hộc lạnh chứa những cái xác của trường để chàng tự thực tập lấy. Dưới ánh đèn vàng vọt, Công say mê theo từng đường dao. Những vết cắt từ những ngón tay khéo léo của Công sắc ngọt, chính xác và đẹp như mơ. Có một cái thây ma chẳng rõ vì lý do gì, đôi mắt cứ mở trừng trừng, cầu nguyện và khấn mấy cũng không chịu nhắm lại cho, nên Công hí hoáy mổ xẻ trước cặp mắt theo dõi chằm chằm của cái xác. Làm việc đến nửa khuya Công mới chịu xếp dao kéo vào ngăn tủ và leo lên giường ngủ. Trong giấc ngủ nhiều mộng mị kinh dị, Công mơ hồ có cái cảm giác một trong những cái thây ma trong ngăn lạnh, bằng cách nào không rõ, đã chui được ra ngoài. Cái xác chết đứng bất động trong một khoảnh khắc như để xác định hướng đi và mục tiêu của nó, cái đầu khô đét xoay qua xoay lại tìm kiếm, rồi nó lửng thửng từng bước một nặng nề đến vén mùng chàng sinh viên đang say giấc bên trong, lom khom người nhìn vào. Trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, Công biết mình đã chết cứng như hóa đá vì sợ. Một khuôn mặt xám xịt với đôi mắt trợn trừng áp đến gần phả vào mũi Công một luồng hơi tanh tưởi. Chàng sinh viên nhận ra nó chính là cái xác chết có đôi mắt mở trợn trừng mà chàng vừa tàn phá không thương tiếc thân thể của nó. Công vùng dậy hét lên kinh hoàng:
-Á...
Công phóng người ra khỏi chiếc mùng vải như một cơn gió cuốn, thì cái khuôn mặt ghê rợn ấy đã biến mất, chàng run lẩy bẩy tiến đến những cái hộc lạnh chứa xác. Những ổ khóa vẫn còn đóng kín. Chẳng một dấu vết nào chứng tỏ cái thây ma vừa mở được cửa và chui ra ngoài. Nỗi sợ hãi vẫn còn vướng vất trong nhịp đập dồn dập của trái tim, Công ôm mùng mền sang gõ cửa phòng trực của mấy chú y công xin được ngủ chung. Căn phòng chỉ có hai cái giường sắt nhỏ, nên Công đành phải trải chiếu nằm ngủ dưới đất. Từ cái đêm kinh hoàng đó, Công chỉ xuống nhà xác khi có một người bạn cùng đi. Trực với ai thì còn khá, chứ với Lệ thì lại thêm gánh nặng cho chàng. Lệ là cô nữ sinh viên duy nhất trong toán sinh viên nội trú. Ngoại khoa có gì thích thú đâu, máu me và xác chết, cùng những câu chuyện ma quái. Lẽ ra Lệ nên theo ngành nhi hay phụ khoa thì thích hợp hơn. Mỗi lần trực phẫu nghiệm với Lệ, Công rầu rĩ vô cùng, vì nàng có tính sợ ma dữ lắm, Công đi đâu thì nàng theo đến đó, như chiếc bóng của chàng. Có việc đi ra khỏi nhà xác một tí, Lệ cũng chạy theo, bởi nàng sợ ở lại một mình với những cái xác chết trong căn phòng vắng dưới ánh đèn vàng vọt và cái bóng của chính nàng đong đưa trên sàn nhà. Lệ sợ luôn cả cái bóng của nàng. Lúc ngủ thì Lệ bảo Công khiêng chiếc giường ra chận phía bên ngoài để nàng được an toàn nằm bên trong. Có nghĩa là Công lãnh đủ và lãnh trước, nếu những cái xác chết biến thành những con quỷ nhập tràng sống dậy bắt hồn người. Nhưng đêm nay Công và Lệ đã gặp may. Vừa xuống đến khu nhà xác thì hai chú y công, chú Ba và chú Sáu đã hớn hở chạy ra chào:
-Cô cậu, tối nay mình ăn cháo vịt với tiết canh nghe.
Chú Sáu khoe:
-Lúc sáng tụi tui được một thân nhân cho con vịt ta cổ lùn mập ú. Bác sĩ biết không, một dĩa tiết canh đầy đó nghe, tụi tui mua rau răm, lá quế, đậu phọng đủ hết rồi. Cô cậu bác sĩ cứ lo trực đi, để tụi tui làm, khi nào xong tụi tui hú qua.
Trực đêm mà được ăn một tô cháo vịt thì là nhất trên đời, lại thêm dĩa tiết canh nữa, nhưng Lệ đã xua tay:
-Cháu không ăn được tiết canh, mất vệ sinh quá, vi trùng thương hàn trong đó không đó!
Chú Sáu nhe hàm răng có mấy chiếc bịt vàng cười hề hề:
-Cái đó là tùy bác sĩ, con vịt chỉ có dĩa tiết canh là quý nhất thôi đó cô.
Chú Ba quay qua hỏi Công:
-Có tiết canh thì phải kèm vô vài xị đế, bác sĩ nhậu được không"
Công đành lắc đầu cười:
-Ăn thì cháu rất giỏi, nhưng nhậu thì cháu xin thua, thôi xin nhường dĩa tiết canh cho mấy chú, cháu chỉ xin một tô cháo vịt là đủ!
Lệ hỏi xen vào:
-Hôm nay có cái xác nào để phẫu nghiệm không mấy chú"
Ông già Tám từ trong phòng chứa xác bước ra, trông thấy hai cô cậu sinh viên, bác vẫy tay gọi:
-À, chào nhị vị bác sĩ, tui vừa mới nhận một cái xác chết vì án mạng, bác sĩ có việc làm tối nay rồi đó.
-Nam hay nữ vậy bác"
-Nữ, còn trẻ lắm. Trời ơi, tội nghiệp cổ quá, bị ai đâm chết, máu me tùm lum, con dao còn cắm trên bụng đó cô! (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.