Hôm nay,  

Sống Chung Với Bụi Than

07/11/200700:00:00(Xem: 2608)

Bạn,

Theo báo SGGP, từ nhiều năm nay, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, xỉ than từ các công ty, xí nghiệp đều được mang đi đổ sau khi đã sử dụng. Phát  giác cái bỏ đi là cái mình có thể kiếm thêm thu nhập, những người dân nghèo thuộc thành phần nhập cư ở xã Phước Kiến, huyện Nhà Bè, đã gom về bán lại cho các xưởng làm than tổ ong, vì đối với những người sản xuất loại than này thì xỉ than vẫn là thứ vật liệu còn xài được, kiếm ra tiền. Để có được một ký xỉ than, những người gom than phải "sống chung với bụi than" trong cuộc mưu sinh vô cùng gian khổ như ghi nhận của phóng viên SGGP qua đoạn ký sự như sau.

Phóng viên đến hai xưởng làm than tổ ong trên đường Phạm Hữu Lầu thuộc xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè. Gần 20 công nhân đang tất bật với công việc, mồ hôi nhễ nhại chảy xuống. Già trẻ gái trai, họ là những người không nghề nghiệp, không vốn liếng đến từ những miền quê nghèo khó và "gửi" mình vào cuộc sống chung với bụi than...Một cơn gió mạnh thổi thốc bụi than bay mù mịt khắp xưởng, đến nỗi không nhìn thấy bóng người, ấy thế mà không thấy ai mang khẩu trang; ngoại trừ đôi ủng để không bị xỉ than, bùn đất dính chân. Đến gần băng tải, hai mẹ con chị Nguyễn Thị Hạnh (quê Lâm Đồng) đang gom than mới ép mang đi phơi. "Sao không mang khẩu trang"", phóng viên hỏi. Chị Hạnh trả lời: "Tụi chị làm vậy quen rồi, giờ mà mang khẩu trang vào thấy vướng víu, khó làm lắm". Chị Hạnh tâm sự: "Trồng mì, trồng trà ở quê ngày càng thất bát, nợ nần tiền mua phân bón. Được người quen giới thiệu vào đây làm, ngày công hơn 40 ngàn đồng vậy mà ổn định, không lo lắng như trồng trọt". Được biết, cũng chính vì nợ nần mà con trai chị, em Nhi, 16 tuổi, cũng đã bỏ học vào đây làm cùng chị.

Anh Cư (quê Sóc Trăng) là người trực tiếp đứng máy ép than. Trong tiếng ầm ầm của máy nổ, vừa đưa xẻng xúc than cho vào máy trộn, anh vừa nói vọng ra: "Chú ra ngoài đi, ở trong này bụi lắm, không chịu nổi đâu...". Không ngại, phóng viên thử bước vào trong, nơi đặt chiếc máy ép và máy trộn. Chung quanh  rất nhếch nhác, nào bùn, than xỉ, than nguyên chất và mạt cưa. Chỗ làm việc rất tối vì được che chắn bởi những tấm bạt để tránh mưa. Một thanh niên cho biết: "Đứng máy ép, máy trộn chỉ có mình chú Cư làm được, tụi em làm trong đó một tiếng là... chạy liền do tiếng máy chát chúa quá và bụi than bay mù mịt... Những người khác phụ anh Cư cũng chỉ chuyển than ép bị hư vào trong ép lại rồi nhảy ra ngoài liền". Anh Cư tâm sự: "Việc nào cũng vậy cả thôi, muốn kiếm tiền thì phải chịu nắng, mưa, bụi bặm."Anh Cư  nói: “Biết làm nghề này thì tuổi thọ của mình giảm, không bệnh trước cũng bệnh sau thế nhưng giờ nghỉ thì lấy gì ăn, còn vợ con ở quê nữa chứ".

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, tiếp xúc với phóng viên, một công nhân nói rằng có những thứ được người ta xem như rác mang vứt đi nhưng những thứ bị vứt đi ấy lại nuôi sống được nhiều người.Nhiều công nhân của xưởng than cho biết họ không chỉ sống bằng tiền công mỗi ngày mà còn kiếm thêm sau giờ làm việc đi gom xỉ than.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.