Hôm nay,  

Chiếc Gùi Tây Nguyên

23/08/200700:00:00(Xem: 4269)

Bạn

Theo báo quốc nội, ở vùng Cao nguyên Trung phần (Tây Nguyên), người già cho đến trẻ em, nam cũng như nữ, đi đâu cũng mang theo lưng chiếc gùi. Chiếc gùi không chỉ là vật dụng mà còn gửi gắm cả tình cảm, tâm hồn của chàng trai cho người bạn đời. Thế nên, ngoài việc săn bắn, làm nương rẫy giỏi, người đàn ông miền núi phải biết đan lát, nhất là đan những chiếc gùi để lên nương rẫy, cõng nước, cõng lúa, cõng ngô. Báo Tuổi Trẻ viết về những chiếc gùi của người Thượng ở Tây Nguyên qua đoạn ký sự như sau.

Truyền thuyết Êddê kể rằng chàng Y Rít là người đầu tiên biết đan đồ bằng mây tre, sáng tạo nhiều hoa văn đẹp mắt trên đồ đan. Anh ta cặm cụi tạo ra những đồ gia dụng bằng mây tre hoặc bằng lá lác với kỹ thuật làm nan và kỹ thuật đan phong phú. Mỗi sản phẩm bao giờ cũng đi đôi với một kỹ thuật làm nan, kỹ thuật đan độc đáo, được mọi người ưa thích và bắt chước. Người đời sau chỉ thêm thắt vào một ít để có được những chiếc gùi đẹp như hôm nay.

Có nhiều loại gùi trong nhà, gùi nhỏ để trang sức, để tuốt lúa, gùi lớn đan dày để dựng lúa, đựng ngô, gùi đan thưa để đi nương rẫy, lấy củi, đựng trái bầu để lấy nước. Mỗi dân tộc có những kiểu dáng gùi riêng. Người Bana có loại gùi dẹt sát vào lưng. Người Êddê dùng loại gùi bốn chân để lúc qua sông đặt xuống bãi cát nghỉ ngơi chốc lát. Có người ví cách tạo dáng của gùi Êddê như cái đài hoa pơlang (hoa gạo), loài hoa đẹp của buôn làng Tây nguyên. Người Chăm H'roi thích loại gùi ba ngăn như một chiếc ba lô bằng mây. Có loại gùi thưa dùng để mang củi, mang các ống nước từ rẫy, từ suối về nhà. Có gùi lớn để mang thóc, mang bắp. Chiếc gùi nhỏ xinh xinh cho các cô gái đựng quần áo đẹp. Loại gùi đựng đồ quí trong gia đình như tư trang thường có nắp đậy là một trong những vật dụng được trang trí hoa văn công phu nhất. Có loại gùi đan hai lớp, đổ nước vào không ngấm gỉ được.

Người Cơtu ở núi rừng Trường Sơn có nhiều loại gùi: gùi vận chuyển lúa (zôống) được đan nan lóng mốt, gùi củi thì được đan nan hình lục giác; gùi trẻ em Cơtu (p'reng) được đan bằng mây dày với nan lóng mốt, kết hợp với kỹ thuật chéo phức tạp, dáng gùi có hình ống, vành miệng tròn, đế gùi hình vuông. Riêng tà lét (gùi ba ngăn của đàn ông) và gùi đựng đồ dùng trang sức và thổ cẩm thì được đan nan lóng mốt kết hợp với nhiều kỹ thuật đan tinh xảo, nguyên liệu chủ yếu là dây mây, tạo cho gùi này có nét riêng là phụ thuộc vào sự sáng tạo cũng như tay nghề của từng nghệ nhân. Hai loại gùi này đan rất công phu và có độ bền rất cao, chỉ dùng làm quà biếu cho khách quí, tặng sui gia và đôi khi còn là vật sính lễ...

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, trên những chiếc gùi với hàng chục kiểu dáng khác nhau, bàn tay khéo léo của người thợ đan Tây nguyên tạo ra nhiều kiểu hoa văn trang trí rất đẹp mắt.

Với kỹ thuật đan tinh xảo, nghệ thuật tạo dáng, tạo hình tinh tế, đồ đan nói chung, gùi nói riêng của các sắc tộc ở Tây nguyên là công trình nghệ thuật độc đáo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.