Hôm nay,  

Bỏ Học Đi Đào Quặng

01/05/200700:00:00(Xem: 2808)

Bạn,

Theo báo quốc nội, trong 3 tháng vừa qua, trên địa bàn tỉnh Hà Giang, miền Bắc VN, có hàng ngàn người dân đang đổ về mỏ quặng crôm lộ thiên  thuộc  huyện vùng giáp ranh của 3 xã thuộc Đồng Văn để khai thác quặng. Và cũng  từ khi mỏ quặng ra đời, hàng trăm trẻ em người Mông tại huyện này đã bỏ sách vở, trường lớp để lên mỏ,bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.

Trên "công trường" mỏ crôm giáp ranh 3 xã Vần Chải, Hồ Quáng Phìn và Sùng Trái (huyện Đồng Văn) thường có khoảng 200 đứa trẻ, tuổi từ 12-16. Ở độ tuổi này, lẽ ra ngày ngày chúng phải ngồi trước phấn trắng bảng đen, thế nhưng ngược lại, điểm đến của các em lại là... mỏ crôm và làm việc như những "công nhân" thực thụ! Cách khu mỏ 2km là điểm tập kết bao đất. Ở đây luôn thường trực khoảng 20 xe máy đợi đất quặng chuyển từ mỏ ra, cũng là bãi dừng chân của những đứa trẻ. Vừa vác bao đất nặng tới 40kg ra điểm tập kết, Giàng Mý Pâu (16 tuổi, người Mông, ngụ ở Phố Cáo) ngồi thở hổn hển. Pâu và 3 người bạn cùng tuổi ghép thành một nhóm cửu vạn, chuyên nhận vác đất quặng thuê vào ban đêm. Pâu bắt đầu vào mỏ lúc 18 giờ, đến từng hố quặng hỏi việc và chỉ mang theo dụng cụ duy nhất là chiếc đèn pin soi đường. Tiếng Kinh nói câu được câu mất, cậu bé cho hay: "Đường mòn từ mỏ xuống trơn, hay bị ngã lắm, ngã nhiều thành quen. Nhưng vác đất được nhiều tiền, mỗi bao được trả 30 ngàn đồng". Cậu bé cũng cho biết đã bỏ học từ lớp 6 để theo cha mẹ lên khai quặng crôm. Ban đầu, công việc của cậu là mang dao lên đào đất rồi đem đất về đãi lấy crôm. Sau đó, Pâu chuyển sang làm cửu vạn, vác đất thuê lấy tiền công. Mỗi đêm em vác được 6 tải đất.

Cũng tương tự Giàng Mý Pâu, cô bé Giàng Thị Mỷ (13 tuổi) đang học lớp 6 ở Vần Chải cũng đã bỏ học hơn nửa tháng qua để đi đào quặng. Thay vì học văn, học toán, em phải học cách xác định loại đất có lẫn crôm. Để đến được mỏ, hàng ngày em phải đi bộ 7km, băng rừng lội suối. Phóng viên hỏi: "Có muốn đi học không"". Mỷ nói: "Có chứ". "Vậy sao không đến trường lại lên mỏ"". "Tu chia (tức bố mẹ) bảo lên thì lên thôi"... Em gái của Mỷ là Giàng Thị May, 12 tuổi, học lớp 4, bé loắt choắt cũng cầm dao đào bới đất cùng chị. Hỏi chuyện, các em chỉ nói được vài câu rồi lại lắc đầu: "Chi pâu" (không biết)...

Bạn,

Cũng theo  báo SGGP, một giáo viên ở trường trung học cơ sở (lớp 6-9) Vần Chải cho biết các trường tại 3 xã nói trên đều xảy ra tình trạng học sinh bỏ học rất nhiều để lên mỏ. Từ đầu tháng 2-2007 đến nay, giáo viên nào cũng kêu lớp vắng tới 50% học sinh. Giáo viên lên tận nơi vận động, thuyết phục, các em mới chịu quay lại lớp, nhưng được vài buổi lại bỏ học, trở lại mỏ quặng để làm công nhân nhí ở "công trường".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.