Hôm nay,  

Cơm Bụi Của Công Nhân

3/14/200000:00:00(View: 8343)
Bạn
Theo báo Người Lao Động, phần lớn các xí nghiệp, công ty sản xuất hoạt động trên địa bàn các quận vùng ven Sài Gòn đều không nhà ăn cho công nhân, do đó cứ vào buổi trưa, công nhân đã phải chen chúc trong các quán cơm lề đường ở bên ngoài nhà máy, mà theo ngôn ngữ trong nước nước gọi là cơm bụi vĩa hè. Tại các quán cơm này, khách qua đường được chứng kiến những người bữa ăn đạm bạc của người thợ mà theo ghi nhận của phóng viên báo trên là “không đủ tái tạo sức lao động” qua đoạn ký sự dưới đây.

Dưới cái nắng trưa hầm hập, hàng trăm công nhân chen chúc trong các quán cơm ven Quốc lộ 13 ở phường Hiệp Bình Đức, quận Thủ Đức. Sau từng chiếc xe tải lướt qua, gió thổi tung bụi mù mịt, tràn vào trong quán. Họ không để ý hoặc họ đã quen, chỉ cắm cúi ăn cho qua bữa, kịp vào ca chiều. Một công nhân tên Sơn cho biết: Công ty không có căng tin nên phải ăn cơm bụi vỉa hè. Sơn đưa tay chỉ những công nhân khác đang tụ tập quanh các xe bánh mì và nói: Tụi nó vậy mà nhanh, một ổ bánh mì, một ly trà đá, thế là xong bữa trưa. Tuy vậy, cơm nơi đây cũng không rẻ gì, 5 ngàn đồng một đĩa gồm vài lát chả cá và một miếng đậu hũ hoặc sườn kho với rau.

Không chỉ nơi đây, mà phần lớn các quán cơm bụi vĩa hè đều không bảo đảm được vệ sinh thực phẩm. Trước khu chế xuất Linh Trung, quận Thủ Đức, mười mấy quán cơm xập xệ cũng đông nghẹt công nhân. Ở đây, bụi bặm càng dày dặc hơn, vì nằm ngay trên xa lộ vành đai, tấp nập xe cộ. Thức ăn bày sẵn trên bàn, chủ quán chẳng cần đậy lại. Cách đó không xa ngay ngã tư Linh Xuân và ga Sóng Thần, hàng loạt các quán nằm sát ngay đường cống thoát nước, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Một chủ quán nói: Nếu dời vào trong sạch sẽ hơn thì sẽ bị mất khách.


Hễ nơi nào có xí nghiệp, nhà máy thì nơi đó sẽ có quán cơm bụi hình thành. Hình như quận huyện nào cũng có những con đường cơm bụi điển hình. Ở quận Gò Vấp là đường Quang Trung, Phạm Văn Chiêu. Quận Tân Bình là hương lộ 14, đường Âu Cơ. Huyện Bình Chánh có đường Bà Hom, An Dương Vương. Một chị chủ quán trên đường Bà Hom nói: Mở quán cơm bán cho công nhân là dễ nhất. Bàn ghế xập xệ, chật chội, nóng bức cũng không sao, gạo có cũ cũng được. Chỉ cần chế biến thức ăn sao cho dễ nuốt và dĩa cơm phải nhiều để cho họ đủ no. Tại quán này. trong chục đĩa thức ăn bày trước quầy, có đến 1/3 là thức ăn của hôm qua chưa bán hết, chị chủ quán vừa xào nấu lại, bán tiếp cho công nhân.

Tại khu chế xuất Linh Trung, Trần Thu Hằng, nữ công nhân thuộc công ty Theodore Alexander nói: Chúng tôi thu nhập còn thấp, nên phải dè xẻn mọi thứ kể cả bữa ăn trưa để có tiền về gia đình. Hằng và một người bạn hùn nhau một suất cơm trưa 5 ngàn đồng, cô cho biết: tuy không no lắm, nhưng cũng quen rồi. Có gì tối về nấu cơm ăn bù. Bằng cách này, mỗi tháng cô chỉ chi phí mọi sinh hoạt khoảng 200 ngàn đồng, còn dư gửi gia đình. Còn công nhân Trần Thị Hoa, làm việc ở công ty Quế Bằng, thì mỗi ngày đều mang theo mì tôm vào công ty, đến trưa mua nước sôi nấu mì ăn qua bữa, tối đến lại cùng bạn nấu cơm ăn bù.

Bạn,
Cũng theo báo Lao Động, nhiều công nhân cho biết là họ rất muốn nấu cơm mang theo, nhưng tăng ca thường xuyên, sáng không thể nào dậy sớm để đi chợ nấu cơm được. Họ cũng biết ăn uống thiếu thốn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng theo họ, với đồng lương eo hẹp, khó mà ăn sang hơn. Cũng có xí nghiệp nghiêm cấm không cho công nhân mang cơm đem theo vào xưởng, buộc lòng công nhân phải ăn cơm bụi vĩa hè.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đình làng lẽ ra phải là nơi hấp dẫn du khách... vậy mà bây giờ nguy cơ đổ sập. Báo Công Lý & Xã Hội ghi nhận về một ngôi đình ở Huế: Với tuổi đời gần 300 năm, Đình làng Lại Thế (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là một trong ngôi đình cổ nhất tại Huế. Hiện nay, đang xuống cấp nghiêm trọng, tìm ẩn nhiều nguy cơ có thể sập bất cứ lúc nào khi mùa mưa bão đến.
Chìm tàu câu mực trên vùng biển Trường Sa? Có bí ẩn gì không? Tại sao tự nhiên chết máy? Hay vị tàu lạ gây sự?
Có phải xin lỗi rồi huề... Có phải một tiếng xin lỗi là đủ để làm người chết sẽ sống lại? Bản tin Zing ghi lời ông Chủ tịch UBND TP.HCM: Tôi rất xin lỗi người dân Thủ Thiêm... "Thay mặt lãnh đạo TP trong các thời kỳ, tôi xin lỗi người dân vì những sai phạm trong thời gian qua. Vì sự phát triển của TP mà phải rời nơi gắn bó từ tấm bé. Tôi rất xin lỗi"
Bây giờ vẫn gọi là tàu lạ… chưa dám gọi thẳng là tàu Trung Quốc. Thế nên, mới bị gây chuyện hoài, chỉ khổ dân mình. Tại sao chính phủ Ba Đình chỉ thị cho dân mình, từ công an, hải giám cho tới ngư dân và báo chí phải gọi đám phương Bắc là tàu lạ?
Quy hoạch gì đi nữa, rồi cũng có phá rào. Các quan chức luôn luôn biết cách làm ra ngoài lề… và thoát hiểm.
Hy vọng Hoa kỳ vào Biển Đông, chặn bước tiến bành trướng của TQ… Bản tin RFA ghi lời Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ: Mỹ sẽ khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp Trung Quốc.
Vậy là có sẵn bài thuyết minh, khỏi ứng biến gì hết, vì ứng biến sẽ sai với sử liệu, phần lớn.
Thống kê về các cơ sở giáo dục Việt Nam hy vọng khả tín một phần, vì nơi đây chỉ về số trường các cấp thôi.
Vậy là sân bay Tân Sơn Nhứt sẽ bành trướng khổng lồ... vậy rồi xe cộ chạy tới và lui ra sao? Báo Lao Động nêu câu hỏi: Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất 50 triệu khách/năm, kết nối giao thông như thế nào?
Bản tin VOV kể: Gạo Việt Nam có mặt ở 150 thị trường nhưng vẫn ít người biết… Hạn chế về năng lực tiếp cận, thâm nhập thị trường, marketing thương hiệu… nên gạo Việt Nam ít được người tiêu dùng thế giới biết đến.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.