Hôm nay,  

Chiếc Gùi Ở Tây Nguyên

06/11/200600:00:00(Xem: 4235)

Chiếc Gùi Ở Tây Nguyên

Bạn,

Theo báo quốc nội, trong sản phẩm đan lát của người dân các sắc tộc thiểu số ở Tây Nguyên, thứ đặc biệt nhất là chiếc gùi. Gùi chỉ là tên gọi của người Kinh để nói về đồ vật được dùng làm phương tiện vận chuyển, nhưng với người sắc tộc Jrai lại có nhiều tên gọi khác nhau tương ứng cho mỗi loại gùi khi đan và tùy theo mục đích sử dụng của từng loại

Điều này chứng tỏ sự phong phú về các loại gùi mà người Jrai sử dụng trong đời sống.

Báo Bình Định ghi nhận về những đặc điểm của các loại gùi Jrai như sau.

Gùi của người Jrai có nhiều tên gọi. Chẳng hạn gùi nhỏ dành cho trẻ em (hkà-anét), gùi thưa đi lấy củi (bagui), gùi có nắp đựng váy áo, khố, chăn mền và tư trang (hkạ), gùi kín đựng lúa (sapi-hông), gùi thưa đựng quả bầu khô đi lấy nước (pih-ia)... Nếu so với chiếc gùi của người Xơ-đăng láng giềng, tộc người có nhiều loại gùi phong phú về kiểu dáng  như gùi cánh dơi, gùi ốc sên... thì chiếc gùi của người Jrai lại có hình dáng đơn giản đi nhiều.

Hình dáng chiếc gùi của đồng bào Jrai về cănbản là hình trụ đứng, thon, cao, bao gồm ba bộ phận là đế gùi (pang), quai (lây) và thân gùi (ania) với đường trang trí theo dải ngang chạy vòng quanh thân. Gùi có nắp đan theo khối trụ tròn, nắp khum hình chóp nón không có núm. Một đầu quai gùi được đan ghép với thân sát với đầu miệng gùi, còn đầu kia thì buộc với đế gùi bằng cách dùng mũi dùi kim loại nung nóng đục thủng hai lỗ ở hai bên sườn đế rồi luồn quai gùi buộc chặt. Trên nắp gùi người đa đan các dải hoa văn hạt cườm có cánh đều nhau. Các dải hoa văn được đan theo lối kép gồm hai đường viền chạy  song song nhau một cách đều đặn và cách nhau một khoảng nhất định. Các nan dùng để đan hoa văn có màu đen được nhuộm riêng. Lối nhuộm nan, đan hoa văn kiểu trên dây rất gần gũi với cách nhuộm sợi dệt vải.

Bạn,

Cũng theo báo Bình Định, người sắc tộc Jrai cũng như cư dân các  sắc tộc khác ở Tây Nguyên quan niệm rằng, chiếc gùi không phải chỉ là đồ đựng thuần túy mà còn là đồ trang trí thể hiện  óc thẩm mỹ và bàn tay khéo léo của người đan. Do vậy, khi đan gùi có nắp người ta dành nhiều thời gian và công sức cho việc này. Đây là loại gùi được đan một cách cầu kỳ, có giá trị khi sử dụng và thể hiện một nét đẹp trong vật dụng của người Jrai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đình làng lẽ ra phải là nơi hấp dẫn du khách... vậy mà bây giờ nguy cơ đổ sập. Báo Công Lý & Xã Hội ghi nhận về một ngôi đình ở Huế: Với tuổi đời gần 300 năm, Đình làng Lại Thế (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là một trong ngôi đình cổ nhất tại Huế. Hiện nay, đang xuống cấp nghiêm trọng, tìm ẩn nhiều nguy cơ có thể sập bất cứ lúc nào khi mùa mưa bão đến.
Chìm tàu câu mực trên vùng biển Trường Sa? Có bí ẩn gì không? Tại sao tự nhiên chết máy? Hay vị tàu lạ gây sự?
Có phải xin lỗi rồi huề... Có phải một tiếng xin lỗi là đủ để làm người chết sẽ sống lại? Bản tin Zing ghi lời ông Chủ tịch UBND TP.HCM: Tôi rất xin lỗi người dân Thủ Thiêm... "Thay mặt lãnh đạo TP trong các thời kỳ, tôi xin lỗi người dân vì những sai phạm trong thời gian qua. Vì sự phát triển của TP mà phải rời nơi gắn bó từ tấm bé. Tôi rất xin lỗi"
Bây giờ vẫn gọi là tàu lạ… chưa dám gọi thẳng là tàu Trung Quốc. Thế nên, mới bị gây chuyện hoài, chỉ khổ dân mình. Tại sao chính phủ Ba Đình chỉ thị cho dân mình, từ công an, hải giám cho tới ngư dân và báo chí phải gọi đám phương Bắc là tàu lạ?
Quy hoạch gì đi nữa, rồi cũng có phá rào. Các quan chức luôn luôn biết cách làm ra ngoài lề… và thoát hiểm.
Hy vọng Hoa kỳ vào Biển Đông, chặn bước tiến bành trướng của TQ… Bản tin RFA ghi lời Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ: Mỹ sẽ khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp Trung Quốc.
Vậy là có sẵn bài thuyết minh, khỏi ứng biến gì hết, vì ứng biến sẽ sai với sử liệu, phần lớn.
Thống kê về các cơ sở giáo dục Việt Nam hy vọng khả tín một phần, vì nơi đây chỉ về số trường các cấp thôi.
Vậy là sân bay Tân Sơn Nhứt sẽ bành trướng khổng lồ... vậy rồi xe cộ chạy tới và lui ra sao? Báo Lao Động nêu câu hỏi: Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất 50 triệu khách/năm, kết nối giao thông như thế nào?
Bản tin VOV kể: Gạo Việt Nam có mặt ở 150 thị trường nhưng vẫn ít người biết… Hạn chế về năng lực tiếp cận, thâm nhập thị trường, marketing thương hiệu… nên gạo Việt Nam ít được người tiêu dùng thế giới biết đến.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.