Hôm nay,  

Tuồng ‘Chân Đất’

16/10/200600:00:00(Xem: 3134)

Tuồng ‘Chân Đất’

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại miền Trung, trong khi sân khấu hát bội chuyên nghiệp ngày một vắng hoe thì ở nhiều làng quê tỉnh Bình Định, tiếng trống chầu vẫn giục giã lôi cuốn  nông dân đến với những đêm "tuồng chân đất" đầy say mê. Báo Lao Động gọi đó là "tuồng chân đất" bởi cái phong vị quá đỗi dân dã, từ đào, kép cho đến người xem như ghi nhận của 1 phóng viên qua đoạn ký sự như sau. 

"Nghe giục trống chầu/Đâm đầu mà chạy". Đêm rằm tháng 7 âm lịch vừa rồi là một đêm như vậy đối với người dân huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định - một trong những "cái nôi" của nghệ thuật sân khấu tuồng. Sân vận động thị trấn Tuy Phước đông nghìn nghịt người. Họ đổ về đêm hát bội nhân lễ giỗ Đào Tấn - vị danh nhân đất Bình Định vốn được xem là hậu tổ của nghệ thuật sân khấu tuồng. Các đào (diễn viên nữ), kép (diễn viên nam) bất kể nghiệp dư hay chuyên nghiệp trên toàn "cõi hát bội" Bình Định tập hợp lại diễn vở "Sơn hạ nam đường". Nhà nghiên cứu hát bội hàng đầu Việt Nam, cụ Vũ Ngọc Liễn hào hứng: "Tôi 84 tuổi, cả đời sống chết với hát bội, nhưng lâu lắm rồi, cũng đến mươi năm nay mới lại được thoả mãn cơn say tuồng như thế. Dân mình đâu đã dễ quên tuồng. Mà tuồng cũng đâu dễ "đứt bóng" trên mảnh đất "chôn nhau cắt rốn". Nhất là bọn trẻ, những đào Hường, kép Lộc, kép Lễ, kép Lưỡng... diễn cứ là... ngọt xớt".

"Kép Lưỡng" mà cụ Liễn nhắc đến là nghệ danh, còn chính danh là Nguyễn Minh Toàn, 42 tuổi, ở xã Nhơn Hưng, huyện An Nhơn (Bình Định). Phóng viên tìm đến nhà, gặp ngay kép Lưỡng đang biểu diễn trên sân khấu... chái hè, khí giới là cái rựa, ngựa là cái đòn ngồi, và đi hia... chân đất. Hai cô con gái ngồi "diễn" phụ hoạ. Hoá ra họ đang làm dẹp tre (dụng cụ đơm cá) để bán. Kép Lưỡng cười, bảo: "Hát tuồng là cái nghiệp anh ơi. Chứ toàn bộ đào, kép không chỉ gánh (đoàn) tui mà các gánh khác cũng vậy, nghề chính vẫn là... làm nông". Cả nhà này đều tham gia gánh hát. Hai cô con gái ngồi đây còn tuổi đi học, cũng là đào trẻ và đào nhí. Vợ kép Lưỡng, cô đào Trần Thị Hoa, đã đi buôn rau từ sáng sớm. Kép Lưỡng nói: "Gia đình tui chỉ làm khanh tướng vương phi trong đêm diễn thôi, chứ ban ngày về thì cày cuốc 4 sào ruộng, thêm buôn bán, chăn nuôi, làm nghề phụ... Gia đình tui hát xướng có truyền thống. Hát bội đã ngấm vào trong máu, không bỏ được, nên tui mới đứng ra quy tụ mấy chục người cũng mê tuồng ngang ngửa với tui, đi hát khắp nơi".

Bạn,

Cũng theo báo Lao Động, kép Lưỡng kiêm luôn ông bầu, thành lập gánh hát Nhơn Hưng,  vừa ra mắt cuối năm 2005. Gánh Nhơn Hưng có các "cụ diễn viên" Kim Anh, Văn Trạch (Nhơn Hoà, huyện An Nhơn), Minh Hàng (Phước An, huyện Tuy Phước) gần 70 tuổi mà vẫn chưa nguội lửa tuồng... Những nông dân chân đất theo gánh hát vì mê tuồng và để kiếm thêm thu nhập đã đành, mà nhiều người giàu có an nhàn cũng không chịu ngồi yên một chỗ để xem. Phải theo gánh, phải hát, phải diễn mới thoả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.